Nền nông nghiệp gia công: Thực trạng và giải pháp
- Thứ hai - 21/04/2014 05:10
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tia Sáng đã có cuộc trao đổi với GS.TS Trần Đức Viên - Học viện Nông nghiệp Việt Nam về nguyên nhân và giải pháp của thực trạng trên.
Có người cho rằng nông nghiệp Việt Nam hiện thời mới là một “nền nông nghiệp gia công”. Ông có đồng tình với nhận định đó không?
Có lẽ cũng cần thống nhất cách hiểu về khái niệm “gia công” và “nông nghiệp gia công”.
Gia công được hiểu chỉ là bán mồ hôi với giá rẻ, công đoạn gia công là công đoạn tạo ra “giá trị gia tăng” thấp nhất trong chuỗi giá trị, và vì thế cần chấm dứt chuyện này càng sớm càng tốt. Nhưng không phải vì làm gia công nên Việt Nam nghèo, thu nhập của người lao động thấp, mà trái lại, chính vì chúng ta còn nghèo, thu nhập của người lao động thấp nên mới phải gia công. Mặt khác, còn phải thấy rằng kinh tế gia công là xu hướng của kinh tế toàn cầu, của phân công lao động toàn cầu, nước này làm gia công cho nước kia. Rất khó tìm ra một nước nào đó tự mình làm hết mọi công đoạn sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh. Vì thế không nên đổ oan rằng gia công chính là nguyên nhân gây ra những yếu kém mà kinh tế Việt Nam nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng, đang mắc phải và chúng ta phải thoát ra càng sớm càng tốt.
Trở lại với câu chuyện “nông nghiệp gia công”, nền nông nghiệp ấy không bao hàm ý nghĩa là một phần trong chuỗi giá trị toàn cầu, trong sự phân công lao động toàn cầu, mà thuật ngữ “gia công” ở đây được hiểu là nền nông nghiệp có các đặc trưng: Lao động thủ công là chính, năng suất lao động thấp và phụ thuộc vào thiên nhiên; Khai thác và bóc lột tài nguyên; Chất lượng sản phẩm không quy chuẩn, không lấy cầu thị trường làm mục tiêu và tiêu chuẩn sản xuất; Sản phẩm đưa ra thị trường có cấp độ thấp (thô) (ý nói đến chuỗi giá trị ngắn, không phải là phẩm cấp chất lượng); Không được chế biến theo định hướng bảo toàn chất lượng nên gây lãng phí lớn về khả năng lưu giữ các phẩm chất quý giá của nông sản; Không có tiếng nói trên thị trường đến với tiêu dùng cuối cùng (người tiêu dùng không biết sản phẩm được xuất xứ từ đâu, chứng cớ sản xuất như thế nào…), và kết quả là có không ít những trường hợp vợ chồng người nông dân ngồi ôm đống lúa sau mùa thu hoạch mà... khóc.
Sau gần 6 năm gia nhập WTO và thực hiện hàng loạt các hiệp định thương mại đã đem lại hiệu quả tích cực cho nông nghiệp Việt Nam khi nhiều mặt hàng nông sản chủ lực đã có vị thế cao trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, các lợi ích do quá trình hội nhập đem lại cho nông nghiệp Việt Nam vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với tiềm năng. Tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu nhờ vào tăng khối lượng chứ không phải tăng giá. Năm 2012, giá trị gạo xuất khẩu chỉ tăng 0,4% nhưng khối lượng tăng tới 12,7% so với năm trước đó. Khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng thấp, nhiều ngành nông nghiệp đang mất dần lợi thế cạnh tranh.
Ông có thể khái quát một số biểu hiện và hệ lụy của nền nông nghiệp gia công?
Tính chất của nền nông nghiệp gia công tệ hại ở mấy điểm: Lao động kém hiểu biết từ việc tạo ra sản phẩm cho đến ý thức khai thác tài nguyên, càng thương mại hóa càng làm xấu hình ảnh của đất nước; Bị các thế lực thị trường mạnh “quét hết” giá trị trung gian nên để duy trì sản xuất, người sản xuất chỉ còn biết tìm giá trị duy nhất là hủy diệt tài nguyên; Là nạn nhân muôn đời của “thương mại không công bằng” khi tham gia hội nhập quốc tế. Còn trên thị trường nền nông nghiệp gia công luôn được coi là người bán phá giá trên thị trường quốc tế vì phí tài nguyên gần như bằng 0; Chất lượng sản phẩm luôn bị hàng rào kỹ thuật phát hiện sai phạm; Sự thiếu tổ chức sản xuất trong nước (quy hoạch và tổ chức thị trường) nên luôn gây sự bất ổn thị trường để hình thành xu hướng dư thừa sản phẩm là chủ yếu.
Người ta đã nói về nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện trạng “gia công” của nông nghiệp Việt Nam, và không phải ai cũng đồng thuận ngay với những nguyên nhân ấy. Theo ông, đâu là nguyên nhân chủ yếu ?
Theo tôi, nhìn trực diện có thể thấy nguyên nhân bản chất là do tác động của kinh tế thị trường vào nền kinh tế có trình độ xuất phát thấp (“kinh tế tiểu nông”). “Kinh tế tiểu nông” bị lực quét của thị trường nên bị hút hết giá trị vào tay kẻ mạnh, không có khả năng lưu giữ giá trị vào bên trong nền kinh tế. Nguyên nhân chính trị: hậu quả của nhiều năm tư duy về kinh tế tập thể (HTX), thiếu quyết tâm chính trị thực sự và sự đầu tư các nguồn lực đủ mạnh cho nông nghiệp. Người ta nói nhiều đến công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo, công nghiệp phù trợ, công nghệ phần mềm, v.v… và coi nông nghiệp chỉ như bệ đỡ của nền kinh tế, không nhận ra nông nghiệp mới thực sự là thế mạnh của Việt Nam. Nguyên nhân nhà nước: chính sách Nhà nước chưa bảo vệ (bảo hộ) được nông dân, thậm chí còn làm gay gắt hơn sức chống lại tác hại thị trường của nông dân (chính sách mua thóc tạm trữ, chính sách hỗ trợ đất trồng lúa, chính sách cánh đồng lớn…). Nguyên nhân bên ngoài: tính chất độc quyền tự nhiên trong thương mại quốc tế, v.v…
Có thể dẫn ra nhiều thực tiễn trong sản xuất nông nghiệp minh họa cho những nguyên nhân trên. Chẳng hạn như:
Tăng trưởng nông nghiệp thời gian qua vẫn chủ yếu theo chiều rộng bằng việc mở rộng diện tích, quy mô, áp dụng nhiều hơn đầu vào (phân bón, thuốc trừ sâu) trong khi chưa thực sự hình thành được nền nông nghiệp cao, nông nghiệp hàng hóa. Xu hưóng phát triển theo chiều rộng còn đậm nét ngay cả trong các chương trình KHCN, ví dụ như chương trình giống cây trồng. Nhờ chương trình giống mà chúng ta đã tạo ra hàng trăm giống lúa (con số được công bố chính thức là 102), trăm hoa đua nở, hầu như ai cũng làm giống, nhưng không giống nào tạo ra được sự cạnh tranh hay có thương hiệu trên thị trường gạo thế giới, trong khi Thái Lan trong nhiều năm chỉ tập trung vào việc cải tiến các giống tiềm năng là Khao Dawk Mali, Khao Hom Klong Luang và Khao Hom Suphanburi và Jasmine (giống nhập nội từ Hoa Kỳ); còn Ấn Độ thì nhiều năm liên tục tập trung cải tiến các tính trạng của giống Basmati 370; ngay như “ông nhà giàu” Hoa Kỳ trong nhiều năm cũng chỉ tập trung nghiên cứu trên 3 giống lúa thơm đặc sản là Dellrose, Della và Jasmine 85. Nhờ thế mà Mỹ, Thái Lan và Ấn Độ đã có mặt hàng gạo xuất khẩu có sức cạnh tranh cao, giá cao, nhờ mang thương hiệu nổi trội. Chúng ta có nhiều giống cây, con bản địa quý, mang hương vị Việt Nam, nhưng đã bị lãng quên nhiều năm, và nhiều giống đã vĩnh viễn biến mất. Và cũng không kém ngạc nhiên là khi chúng ta đã là thành viên của WTO rồi, nhưng đi đâu cũng thấy người ta nói “đất nào cây ấy”, “nuôi con gì? trồng cây gì?”, chưa nhiều người nói “thị trường nào thì cây ấy, con ấy”, “trồng cây ấy, nuôi con ấy”, thì bán ở đâu, bán cho ai và bán như thế nào?
Sự đầu tư của nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp, cho cả sản xuất lẫn nghiên cứu KHCN, từ đào tạo đến lo đầu ra cho nông sản, còn chưa tương xứng, dường như người nông dân phải tự bơi, có lẽ vì thế mới có câu chuyên dưa hấu vừa qua ở cửa khẩu Tân Thanh. Dự báo thị trường, định hướng thị trường, quy hoạch sản xuất, tổ chức sản xuất, tổ chức nông dân, thể chế nông thôn, thông tin thị trường… là những “câu chuyện” thuộc về trách nhiệm của Nhà nước, những nông dân riêng lẻ với 3 sào ruộng khoán ở miền Bắc hay vài ba công ruộng ở ĐBSCL không thể làm được những việc ấy.
Quản lý lỏng lẻo, chồng chéo, nên kém hiệu quả và khó quy trách nhiệm. Nhiều người bảo ông Bộ trưởng Bộ NN&PTNT “to” lắm, ta thử xem ông ấy “to” đến đâu nhé: mảnh đất của người nông dân do Bộ TN&MT quản, người lao động do Bộ LĐTB&XH quản, mua bán, nhập khẩu vật tư nông nghiệp và xuất khẩu nông sản do Bộ Công thương quản, vệ sinh ATTP do Bộ Y tế quản…; như vậy thực ra ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp chỉ quản trực tiếp mỗi quá trình làm ra hạt lúa củ khoai thôi! Còn các vấn đề khác do nhiều Bộ, ngành cùng quản, tất nhiên là trong đó có “phần” của ‘ông nông nghiệp’. Tình trạng bát nháo trong quản lý phân bón và thuốc BVTV làm nông dân thua thiệt, làm sản xuất đình đốn, làm giá vật tư nông nghiệp tăng cao, v.v… không phải “tội” của mỗi “ông nông nghiệp”.
… v.v…
Qua những nguyên nhân ông vừa nêu trên có thể thấy cần có quyết tâm chính trị trong thực thi những giải pháp cấp bách để ngăn chặn tình trạng suy thoái và từng bước đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.
Đúng vậy. Nguyên nhân nào thì có giải pháp ấy. Nhưng theo tôi, tựu chung các giải pháp đó phải giải quyết được 3 nhóm vấn đề: 1. Cải tạo triệt để (căn bản và toàn diện) các giới hạn trong nền nông nghiệp, trong nông thôn và lao động nông thôn; 2. Khi đã giải phóng được các giới hạn trói buộc về giải pháp, cần kiên trì giải pháp chính sách giải quyết vấn đề nông dân qua chính sách công (đầu tư công, dịch vụ công, bảo trợ xã hội…); và 3. Tổ chức thị trường nông nghiệp theo các quy trình học thuật (từ trại sản xuất đến mâm cơm trong thương mại nội địa, từ trại sản xuất đến tiêu dùng cuối cùng trong thương mại quốc tế).
Xin ông nói cụ thể hơn một số điều về 3 nhóm vấn đề đó.
Trước hết là phải có quyết tâm chính trị trong việc ban hành những chính sách cụ thể và đầu tư đủ mạnh và có trọng điểm cho nông nghiệp để nông nghiệp có khả năng nhanh chóng thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, nhanh chóng phát triển thành một nền nông nghiệp tiên tiến, có giá trị gia tăng cao, giá trị ngày công lớn, trong đó doanh nghiệp là “nhạc trưởng” trong việc tổ chức lại nông dân, làm thế nào để họ sống chết với nông dân.
Những kinh nghiệm trong 6 năm qua cho thấy, Việt Nam cần phải có những điều chỉnh cả về mặt thể chế và chính sách để hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp phát huy nội lực. Bởi cơ hội của WTO chỉ thực sự mở đường cho Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu nông sản khi các ngành sản xuất của chúng ta đủ năng lực cạnh tranh. Muốn có sản xuất hàng hóa thì phải lấy doanh nghiệp làm trung tâm với vùng nguyên liệu của họ, nông sản của doanh nghiệp phải có chỉ dẫn địa lý để có thương hiệu. Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp cùng sản xuất nông sản hàng hóa, doanh nghiệp còn thì nông dân còn, nông dân chết thì doanh nghiệp cũng chết. Hiện nay thì không phải như vậy, phần lớn doanh nghiệp thu mua nông sản là cai đầu dài, sống trên lưng nông dân, nông dân chết nhưng họ vẫn sống khỏe, họ cũng chẳng cần chỉ dẫn địa lý hay thương hiệu, họ cũng chẳng cần vùng nguyên liệu rõ ràng. “Vietnam Rice” thế thôi, không cần biết gạo sản xuất ở đâu, giống gì, sản xuất ra sao. Tuy nhiên cung cách chụp giật này không thể tồn tại lâu dài, đã xuất hiện một số doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng, sống chết cùng nông dân, nông sản của họ có thương hiệu rõ ràng, ban đầu nhỏ thôi nhưng tôi tin chắc là các doanh nghiệp này sẽ phát triển mạnh, nhưng họ sẽ mạnh hơn, nhanh hơn nếu có sự trợ giúp của nhà nước về vốn, về thị trường, về công nghệ. doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang ở Sóc Trăng là 1 doanh nghiệp như vậy, với 2 loại gạo mang thương hiệu ST5 và ST20 đã xuất ra nước ngoài với giá từ 850 - 945 USD/tấn. Ở miền Bắc có công ty An Đình đã tự xây dựng vùng nguyên liệu của mình để bán gạo đủ phẩm cấp cho người Nhật sống ngoài nước Nhật, không có sự trợ giúp nào của Nhà nước, cả Trung ương và địa phương. Đấy là còn chưa nói đến một ông chủ tịch xã trên vùng nguyên liệu của An Đình có lần đã phàn nàn với tôi “cái công ty này làm ăn đến lạ, nó trồng lúa trên cánh đồng của dân em mà em chưa được đồng nào?!’
Nhà nước cần tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn (đường xá, bến bãi, kho chứa, cơ sở chế biến,…), có chính sách tín dụng để nông dân sẵn lòng áp dụng tiến bộ kỹ thuật, mua máy móc thiết bị (ví dụ giảm 50% tiền mua máy mới, hoặc thậm chí tặng luôn nông dân tiền mua máy nếu người nông dân ấy sử dụng hiệu quả thiết bị, máy móc mới như người nông dân Nga đang được hưởng).
Vai trò của nghiên cứu chính sách trong nông nghiệp và phát triển nông thôn trong nhiều năm qua khá mờ nhạt. Vì vậy cần đầu tư mạnh cho nghiên cứu về thị trường, về thể chế nông thôn và chính sách nông nghiệp. Quy hoạch sản xuất hiện nay ở nông thôn như thế nào? Làm thế nào để tổ chức lại nông dân trong chuỗi cung ứng hàng hóa? Làm thế nào để doanh nghiệp thực sự trở thành trụ cột trong phát triển nông nghiệp?
Đầu tư nghiên cứu khoa học có định hướng để tăng cường năng lực về khoa học công nghệ, từ khâu chọn tạo giống đến kỹ thuật canh tác, bón phân, thu hoạch, chế biến; từ bảo quản, lưu kho đến thị trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt cần đẩy nhanh tốc độ ứng dụng KHCN và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp (ta hay gọi là tái cơ cấu), đào tạo nông dân, xác định các vùng chuyên canh hàng hóa gắn với doanh nghiệp, chuyển mạnh đất lúa sang các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.
Phát triển mạnh mẽ ngành nghề nông thôn dựa trên lợi thế so sánh và thực lực của từng vùng miền, từng thôn xã, giảm nhanh dân số có sinh kế phụ thuộc vào nghề nông. Điều này không chỉ có ý nghĩa trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn (theo báo cáo gần đây nhất của trường ĐH Kinh tế quốc dân, thực trạng thất nghiệp ở mức 4,6% ở thành thị và 20% lao động ở nông thôn; Như vậy, tỷ lệ trên tương đương với trên 10 triệu lao động thất nghiệp hoàn toàn ở Việt Nam), mà còn hạn chế dòng di cư từ nông thôn ra thanh thị và các khu công nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay, nên áp dụng các máy móc, thiết bị, công nghệ cần nhiều lao động, cần ít vốn đầu tư, dễ sửa chữa, dễ lắp lẫn. Nếu ta muốn “tiến nhanh” mà áp dung các công nghệ cần ít lao động của các nước tiên tiến thì sẽ làm cho vấn đề thất nghiệp ở nông thôn thêm căng thẳng.
Xin cảm ơn ông.
Có lẽ cũng cần thống nhất cách hiểu về khái niệm “gia công” và “nông nghiệp gia công”.
Gia công được hiểu chỉ là bán mồ hôi với giá rẻ, công đoạn gia công là công đoạn tạo ra “giá trị gia tăng” thấp nhất trong chuỗi giá trị, và vì thế cần chấm dứt chuyện này càng sớm càng tốt. Nhưng không phải vì làm gia công nên Việt Nam nghèo, thu nhập của người lao động thấp, mà trái lại, chính vì chúng ta còn nghèo, thu nhập của người lao động thấp nên mới phải gia công. Mặt khác, còn phải thấy rằng kinh tế gia công là xu hướng của kinh tế toàn cầu, của phân công lao động toàn cầu, nước này làm gia công cho nước kia. Rất khó tìm ra một nước nào đó tự mình làm hết mọi công đoạn sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh. Vì thế không nên đổ oan rằng gia công chính là nguyên nhân gây ra những yếu kém mà kinh tế Việt Nam nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng, đang mắc phải và chúng ta phải thoát ra càng sớm càng tốt.
Theo Bộ NN&PTNT, trong tổng giá trị nhập khẩu toàn ngành nông nghiệp năm 2013 là 18,84 tỷ USD, thì nhập khẩu vật tư nông nghiệp tiêu tốn tới 12,4 tỷ USD, tăng 13.1% so với năm 2012. Lượng thuốc BVTV nhập khẩu gia tăng khủng khiếp, nếu năm 2005 ta nhập khoảng 20 ngàn tấn, thì đến năm 2012 ta đã nhập tới 55 ngàn tấn, tiêu tốn 704 triệu USD và năm 2013 lên tới 778 triệu USD, tăng 11,2% so với năm 2012... Đại thể, ta phải nhập gần như 100% thuốc và nguyên liệu sản xuất thuốc BVTV, trong đó khoảng 90% nhập từ Trung Quốc. Tình trạng thức ăn chăn nuôi còn thê thảm hơn, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi năm 2013 đã tiêu tốn 3,08 tỷ USD, lớn hơn tiền ta thu về từ xuất khẩu gạo, tăng 22,3% so vơi năm 2012. Có người cho rằng, ngoài mảnh đất, chuồng trại và lao động sống, tuyệt đại đa số đầu vào của sản xuất nông nghiệp là của nước ngoài, dành dụm được đồng nào lại đi mua vật tư nông nghiệp của nước ngoài để tái sản xuất, vì thế nền nông nghiệp của ta về cơ bản vẫn là nền nông nghiệp gia công. |
Trở lại với câu chuyện “nông nghiệp gia công”, nền nông nghiệp ấy không bao hàm ý nghĩa là một phần trong chuỗi giá trị toàn cầu, trong sự phân công lao động toàn cầu, mà thuật ngữ “gia công” ở đây được hiểu là nền nông nghiệp có các đặc trưng: Lao động thủ công là chính, năng suất lao động thấp và phụ thuộc vào thiên nhiên; Khai thác và bóc lột tài nguyên; Chất lượng sản phẩm không quy chuẩn, không lấy cầu thị trường làm mục tiêu và tiêu chuẩn sản xuất; Sản phẩm đưa ra thị trường có cấp độ thấp (thô) (ý nói đến chuỗi giá trị ngắn, không phải là phẩm cấp chất lượng); Không được chế biến theo định hướng bảo toàn chất lượng nên gây lãng phí lớn về khả năng lưu giữ các phẩm chất quý giá của nông sản; Không có tiếng nói trên thị trường đến với tiêu dùng cuối cùng (người tiêu dùng không biết sản phẩm được xuất xứ từ đâu, chứng cớ sản xuất như thế nào…), và kết quả là có không ít những trường hợp vợ chồng người nông dân ngồi ôm đống lúa sau mùa thu hoạch mà... khóc.
Sau gần 6 năm gia nhập WTO và thực hiện hàng loạt các hiệp định thương mại đã đem lại hiệu quả tích cực cho nông nghiệp Việt Nam khi nhiều mặt hàng nông sản chủ lực đã có vị thế cao trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, các lợi ích do quá trình hội nhập đem lại cho nông nghiệp Việt Nam vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với tiềm năng. Tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu nhờ vào tăng khối lượng chứ không phải tăng giá. Năm 2012, giá trị gạo xuất khẩu chỉ tăng 0,4% nhưng khối lượng tăng tới 12,7% so với năm trước đó. Khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng thấp, nhiều ngành nông nghiệp đang mất dần lợi thế cạnh tranh.
Ông có thể khái quát một số biểu hiện và hệ lụy của nền nông nghiệp gia công?
Tính chất của nền nông nghiệp gia công tệ hại ở mấy điểm: Lao động kém hiểu biết từ việc tạo ra sản phẩm cho đến ý thức khai thác tài nguyên, càng thương mại hóa càng làm xấu hình ảnh của đất nước; Bị các thế lực thị trường mạnh “quét hết” giá trị trung gian nên để duy trì sản xuất, người sản xuất chỉ còn biết tìm giá trị duy nhất là hủy diệt tài nguyên; Là nạn nhân muôn đời của “thương mại không công bằng” khi tham gia hội nhập quốc tế. Còn trên thị trường nền nông nghiệp gia công luôn được coi là người bán phá giá trên thị trường quốc tế vì phí tài nguyên gần như bằng 0; Chất lượng sản phẩm luôn bị hàng rào kỹ thuật phát hiện sai phạm; Sự thiếu tổ chức sản xuất trong nước (quy hoạch và tổ chức thị trường) nên luôn gây sự bất ổn thị trường để hình thành xu hướng dư thừa sản phẩm là chủ yếu.
Người ta đã nói về nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện trạng “gia công” của nông nghiệp Việt Nam, và không phải ai cũng đồng thuận ngay với những nguyên nhân ấy. Theo ông, đâu là nguyên nhân chủ yếu ?
Theo tôi, nhìn trực diện có thể thấy nguyên nhân bản chất là do tác động của kinh tế thị trường vào nền kinh tế có trình độ xuất phát thấp (“kinh tế tiểu nông”). “Kinh tế tiểu nông” bị lực quét của thị trường nên bị hút hết giá trị vào tay kẻ mạnh, không có khả năng lưu giữ giá trị vào bên trong nền kinh tế. Nguyên nhân chính trị: hậu quả của nhiều năm tư duy về kinh tế tập thể (HTX), thiếu quyết tâm chính trị thực sự và sự đầu tư các nguồn lực đủ mạnh cho nông nghiệp. Người ta nói nhiều đến công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo, công nghiệp phù trợ, công nghệ phần mềm, v.v… và coi nông nghiệp chỉ như bệ đỡ của nền kinh tế, không nhận ra nông nghiệp mới thực sự là thế mạnh của Việt Nam. Nguyên nhân nhà nước: chính sách Nhà nước chưa bảo vệ (bảo hộ) được nông dân, thậm chí còn làm gay gắt hơn sức chống lại tác hại thị trường của nông dân (chính sách mua thóc tạm trữ, chính sách hỗ trợ đất trồng lúa, chính sách cánh đồng lớn…). Nguyên nhân bên ngoài: tính chất độc quyền tự nhiên trong thương mại quốc tế, v.v…
Có thể dẫn ra nhiều thực tiễn trong sản xuất nông nghiệp minh họa cho những nguyên nhân trên. Chẳng hạn như:
Gần đây xuất hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng liên kết, đây là kết quả của nông dân trồng lúa Nam Bộ, của doanh nghiệp thu mua lúa gạo sau một chặng đường dài tìm lối đi, không phải là kết quả của nghiên cứu chính sách. Có vẻ như, còn nhiều “câu chuyện” của sản xuất nông nghiệp những người nghiên cứu về chính sách vẫn chưa… tiếp cận được. Ai đó có thể nói rất hay về ngành hàng, về chuỗi giá trị, về chỉ số ICOR, v.v… nhưng nông dân khó “học” và nhà quản lý cũng thấy khó “học” nốt… |
Sự đầu tư của nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp, cho cả sản xuất lẫn nghiên cứu KHCN, từ đào tạo đến lo đầu ra cho nông sản, còn chưa tương xứng, dường như người nông dân phải tự bơi, có lẽ vì thế mới có câu chuyên dưa hấu vừa qua ở cửa khẩu Tân Thanh. Dự báo thị trường, định hướng thị trường, quy hoạch sản xuất, tổ chức sản xuất, tổ chức nông dân, thể chế nông thôn, thông tin thị trường… là những “câu chuyện” thuộc về trách nhiệm của Nhà nước, những nông dân riêng lẻ với 3 sào ruộng khoán ở miền Bắc hay vài ba công ruộng ở ĐBSCL không thể làm được những việc ấy.
Quản lý lỏng lẻo, chồng chéo, nên kém hiệu quả và khó quy trách nhiệm. Nhiều người bảo ông Bộ trưởng Bộ NN&PTNT “to” lắm, ta thử xem ông ấy “to” đến đâu nhé: mảnh đất của người nông dân do Bộ TN&MT quản, người lao động do Bộ LĐTB&XH quản, mua bán, nhập khẩu vật tư nông nghiệp và xuất khẩu nông sản do Bộ Công thương quản, vệ sinh ATTP do Bộ Y tế quản…; như vậy thực ra ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp chỉ quản trực tiếp mỗi quá trình làm ra hạt lúa củ khoai thôi! Còn các vấn đề khác do nhiều Bộ, ngành cùng quản, tất nhiên là trong đó có “phần” của ‘ông nông nghiệp’. Tình trạng bát nháo trong quản lý phân bón và thuốc BVTV làm nông dân thua thiệt, làm sản xuất đình đốn, làm giá vật tư nông nghiệp tăng cao, v.v… không phải “tội” của mỗi “ông nông nghiệp”.
… v.v…
Qua những nguyên nhân ông vừa nêu trên có thể thấy cần có quyết tâm chính trị trong thực thi những giải pháp cấp bách để ngăn chặn tình trạng suy thoái và từng bước đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.
Đúng vậy. Nguyên nhân nào thì có giải pháp ấy. Nhưng theo tôi, tựu chung các giải pháp đó phải giải quyết được 3 nhóm vấn đề: 1. Cải tạo triệt để (căn bản và toàn diện) các giới hạn trong nền nông nghiệp, trong nông thôn và lao động nông thôn; 2. Khi đã giải phóng được các giới hạn trói buộc về giải pháp, cần kiên trì giải pháp chính sách giải quyết vấn đề nông dân qua chính sách công (đầu tư công, dịch vụ công, bảo trợ xã hội…); và 3. Tổ chức thị trường nông nghiệp theo các quy trình học thuật (từ trại sản xuất đến mâm cơm trong thương mại nội địa, từ trại sản xuất đến tiêu dùng cuối cùng trong thương mại quốc tế).
Xin ông nói cụ thể hơn một số điều về 3 nhóm vấn đề đó.
Trước hết là phải có quyết tâm chính trị trong việc ban hành những chính sách cụ thể và đầu tư đủ mạnh và có trọng điểm cho nông nghiệp để nông nghiệp có khả năng nhanh chóng thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, nhanh chóng phát triển thành một nền nông nghiệp tiên tiến, có giá trị gia tăng cao, giá trị ngày công lớn, trong đó doanh nghiệp là “nhạc trưởng” trong việc tổ chức lại nông dân, làm thế nào để họ sống chết với nông dân.
Những kinh nghiệm trong 6 năm qua cho thấy, Việt Nam cần phải có những điều chỉnh cả về mặt thể chế và chính sách để hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp phát huy nội lực. Bởi cơ hội của WTO chỉ thực sự mở đường cho Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu nông sản khi các ngành sản xuất của chúng ta đủ năng lực cạnh tranh. Muốn có sản xuất hàng hóa thì phải lấy doanh nghiệp làm trung tâm với vùng nguyên liệu của họ, nông sản của doanh nghiệp phải có chỉ dẫn địa lý để có thương hiệu. Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp cùng sản xuất nông sản hàng hóa, doanh nghiệp còn thì nông dân còn, nông dân chết thì doanh nghiệp cũng chết. Hiện nay thì không phải như vậy, phần lớn doanh nghiệp thu mua nông sản là cai đầu dài, sống trên lưng nông dân, nông dân chết nhưng họ vẫn sống khỏe, họ cũng chẳng cần chỉ dẫn địa lý hay thương hiệu, họ cũng chẳng cần vùng nguyên liệu rõ ràng. “Vietnam Rice” thế thôi, không cần biết gạo sản xuất ở đâu, giống gì, sản xuất ra sao. Tuy nhiên cung cách chụp giật này không thể tồn tại lâu dài, đã xuất hiện một số doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng, sống chết cùng nông dân, nông sản của họ có thương hiệu rõ ràng, ban đầu nhỏ thôi nhưng tôi tin chắc là các doanh nghiệp này sẽ phát triển mạnh, nhưng họ sẽ mạnh hơn, nhanh hơn nếu có sự trợ giúp của nhà nước về vốn, về thị trường, về công nghệ. doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang ở Sóc Trăng là 1 doanh nghiệp như vậy, với 2 loại gạo mang thương hiệu ST5 và ST20 đã xuất ra nước ngoài với giá từ 850 - 945 USD/tấn. Ở miền Bắc có công ty An Đình đã tự xây dựng vùng nguyên liệu của mình để bán gạo đủ phẩm cấp cho người Nhật sống ngoài nước Nhật, không có sự trợ giúp nào của Nhà nước, cả Trung ương và địa phương. Đấy là còn chưa nói đến một ông chủ tịch xã trên vùng nguyên liệu của An Đình có lần đã phàn nàn với tôi “cái công ty này làm ăn đến lạ, nó trồng lúa trên cánh đồng của dân em mà em chưa được đồng nào?!’
Nhà nước cần tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn (đường xá, bến bãi, kho chứa, cơ sở chế biến,…), có chính sách tín dụng để nông dân sẵn lòng áp dụng tiến bộ kỹ thuật, mua máy móc thiết bị (ví dụ giảm 50% tiền mua máy mới, hoặc thậm chí tặng luôn nông dân tiền mua máy nếu người nông dân ấy sử dụng hiệu quả thiết bị, máy móc mới như người nông dân Nga đang được hưởng).
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, rút bớt lao động nông nghiệp khỏi khu vực nông thôn là giải pháp có tính then chốt, đột phá để tăng năng suất lao động, tăng giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp. Những bài học thành công của nông nghiệp Úc, Hà Lan... cho ta thấy rõ lao động nông nghiệp được đào tạo có vai trò như thế nào trong xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp có giá trị gia tăng lớn. |
Đầu tư nghiên cứu khoa học có định hướng để tăng cường năng lực về khoa học công nghệ, từ khâu chọn tạo giống đến kỹ thuật canh tác, bón phân, thu hoạch, chế biến; từ bảo quản, lưu kho đến thị trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt cần đẩy nhanh tốc độ ứng dụng KHCN và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp (ta hay gọi là tái cơ cấu), đào tạo nông dân, xác định các vùng chuyên canh hàng hóa gắn với doanh nghiệp, chuyển mạnh đất lúa sang các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.
Phát triển mạnh mẽ ngành nghề nông thôn dựa trên lợi thế so sánh và thực lực của từng vùng miền, từng thôn xã, giảm nhanh dân số có sinh kế phụ thuộc vào nghề nông. Điều này không chỉ có ý nghĩa trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn (theo báo cáo gần đây nhất của trường ĐH Kinh tế quốc dân, thực trạng thất nghiệp ở mức 4,6% ở thành thị và 20% lao động ở nông thôn; Như vậy, tỷ lệ trên tương đương với trên 10 triệu lao động thất nghiệp hoàn toàn ở Việt Nam), mà còn hạn chế dòng di cư từ nông thôn ra thanh thị và các khu công nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay, nên áp dụng các máy móc, thiết bị, công nghệ cần nhiều lao động, cần ít vốn đầu tư, dễ sửa chữa, dễ lắp lẫn. Nếu ta muốn “tiến nhanh” mà áp dung các công nghệ cần ít lao động của các nước tiên tiến thì sẽ làm cho vấn đề thất nghiệp ở nông thôn thêm căng thẳng.
Xin cảm ơn ông.
Theo tiasang.com.vn