Nóng bỏng dồn điền đổi thửa: Lờ ý kiến của dân
- Thứ hai - 14/04/2014 21:24
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Ở nhiều nơi, dù đã tổ chức cả chục cuộc họp bàn với dân trước khi DĐĐT, song hầu hết các ý kiến chính đáng của người dân trong những cuộc họp đấy đều không được tôn trọng, bỏ ngoài tai.
Họp một đằng, làm một nẻo
Họp qua loa, họp một đằng làm một nẻo, việc làm sai trái của các trưởng xóm 3, 4, 5 thôn Dương Cương, xã Đại Cương (Kim Bảng, Hà Nam) khiến người dân vô cùng bức xúc. Ông Dương Văn Huy ở xóm 5 thẳng thắn nói: “Chúng tôi đã phát hiện và góp ý những sai trái của Bí thư chi bộ, kiêm trưởng xóm Dương Văn Uần khi chia ruộng, nhưng ông ấy không nghe. Kiến nghị lên, xã cũng không giải quyết, nên chúng tôi đành cấy và tiếp tục đấu tranh”.
Bà Phùng Thị Chỉnh - người dân ở xóm 5 cũng cho biết, thôn đã tổ chức 4 cuộc họp, cuộc họp cuối cùng có cả ông Đỗ Văn Thà – Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã và ông Đỗ Trọng Ánh – Chủ tịch UBND xã Đại Cương dự. Theo đó, cuộc họp thống nhất chia ruộng từ đồng Sổ về đồng Đằn, lên đồng Bến, đồng Sói, ngược lên ngã tư đồng Hanh về đồng Trỗ, hết thì chia về đồng Gạo. Hết đồng Gạo chia về đồng Trỗ (dưới) – hết khu đồng đẹp… còn thiếu bao nhiêu sẽ chia về khu chân mạ. Phương án là anh em, họ hàng được phép bốc chung một phiếu và sẽ chia tập trung tại một khu. Tuy nhiên, khi chia ông Uần đã không làm theo phương án này, mà chia theo cảm tính.
Để minh chứng, bà Chỉnh liệt ra một loạt những trường hợp mà theo bà Chỉnh là đã “đi đêm” với lãnh đạo thôn, nên ông này đã chia theo ý muốn của họ. “Như hộ bà Dương Thị Sủa, bốc chung phiếu với ông Dương Văn Lơ (em), đáng lẽ họ phải được vị trí liền kề, nhưng ông Uần đã đẩy ông Lơ ra xứ đồng Sói và “nhét” hộ ông Dương Văn Thành vào. Hay hộ ông Dương Văn Hoặc bốc chung với con rể là anh Dương Văn Khiền, nhưng thôn cũng chỉ chia anh Khiền gần đủ diện tích, còn ông Hoặc có 5,8 sào thì 2,2 sào ở khu đồng Sói (trên), 1,2 sào đồng Sói (dưới) và 1,9 sào khu đồng Sổ mà vẫn còn thiếu 8 thước, manh mún thế này thì sao có thể gọi là dồn ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn” – bà Chỉnh dẫn chứng.
Về vấn đề này, ông Dương Văn Huy bảo: “Chẳng cần đi đâu xa, chẳng hạn nhà tôi có 2.916m2, trừ 180m2 ở khu công nghiệp (không chia) còn 2.736m2. Nhưng tôi mới được chia 2.525m2 ở khu đồng Trỗ và 107m2 ở khu chân mạ đồng Sổ, còn thiếu 104m2 thì họ lại chia cho tôi 40m2 ở đồng Sói (dưới), còn chia nốt ở chỗ nào thì tôi chưa biết”.
Người dân ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai đang rất bức xúc với việc làm tùy tiện của thôn. Bà Nguyễn Thị Nguyệt ở đội 2, thôn Phúc Đức cho biết: Để tiến hành DĐĐT, ngày 7.3 vừa qua, lãnh đạo đội và thôn đã tổ chức họp dân, xin ý kiến biểu quyết để gắp phiếu, chia ruộng. Tuy nhiên trong cuộc họp, có cử thư ký ghi chép biên bản nhưng lại không đọc công khai cho 151 hộ dân của đội 2 nghe mà cho dân gắp phiếu, chia ruộng ngay.
Điều đáng nói hơn, theo bà Nguyệt từ việc làm sai quy trình cuộc họp, dẫn đến việc gian dối, mập mờ trong việc gắp phiếu, chia ruộng. Cụ thể, trong cuộc họp, có hơn 90% số đại biểu tán thành việc rũ rối toàn bộ diện tích của 7 khu đất là khu cửa đền, khu bến, khu bến mầu, gốc sếu, bù dù, đầm cà, bãi bồi đống đá. Nhưng đến khi nông dân hỏi xem biên bản cuộc họp lại không hề có nội dụng trên mà thay vào là nội dung đã được “hô biến” thành việc có 63 đại biểu trong cuộc họp tán thành việc giữ nguyên khu bãi bồi đống đá, còn 6 khu còn lại rũ rối chia đều hết.
Cùng bức xúc với bà Nguyệt, bà Bùi Thị Loan ở đội 2 cho biết: “Không chỉ thay đổi nội dung biên bản cuộc họp ngày 7.3, mà bản thân tờ biên bản đã được thay đổi chữ viết nhiều lần với nhiều người viết lại và nhiều hộ dân có phát biểu trong cuộc họp cũng bị bỏ ra ngoài không kê khai vào trong biên bản. Cụ thể là ý kiến của ông Nguyễn Đình Ổn, bà Tạ Thị Liên, bà Nguyễn Thị Nguyệt...
Phóng viên NTNN đã tìm gặp ông Nguyễn Văn Lữ - Chủ nhiệm HTX thôn Phúc Đức và ông Tạ Văn Dấn – Trưởng thôn Phúc Đức cùng các lãnh đạo khác của đội và thôn. Qua trao đổi, ông Lữ hoàn toàn xác nhận những điều mà người dân ở đội 2 đã phán ánh ở trên, ông Lữ giải trình thêm: Trong cuộc họp dân đội 2 trong ngày 7.3 để bàn về việc DĐĐT, chúng tôi đã có sai sót là chưa làm đúng quy trình, đáng ra phải để thư ký cuộc họp đọc biên bản hội nghị trước khi cho dân gắp phiếu, chia ruộng nhưng chúng tôi lại để nông dân gắp phiếu trước, đến khi quay lại để đọc biên bàn thì đã muộn, người dân đã về hết không đọc được.
Công tác tuyên truyền còn hạn chế
Theo Sở NNPTNT Hà Nội, đến nay toàn thành phố đã thực hiện DĐĐT được 73.240ha/76.365ha, bằng 95,9% so với kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ “5%” còn lại hiện đang rất bức xúc. Ông Lê Thiết Cương – Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội thừa nhận: “Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân còn hạn chế nên nhiều nơi bà con chưa thấy được lợi ích trước mắt và lâu dài của công tác DĐĐT”.
Đáng lưu ý, theo ông Cương là, một số địa phương do nhiều lý do khác nhau đã để nhân dân phản ứng, dẫn đến khiếu kiện đông người, gây mất trật tự an ninh khu vực, thậm chí biến thành điểm nóng làm ảnh hưởng đến phong trào chung của thành phố như đội 6 xã Hòa Bình, xã Nguyễn Trãi (huyện Thường Tín); xã Xuân Dương, Cao Viên (huyện Thanh Oai); xã Tuyết Nghĩa (Quốc Oai).
Do xảy ra khiếu kiện trong DĐĐT nên dẫn đến tình trạng nhiều diện tích ruộng bị bỏ hoang, dân không cấy lúa như xã Cao Viên 121ha; xã Tuyết Nghĩa 50ha; Nguyễn Trãi 42ha; Hòa Bình 15ha. “Đa số các xã không DĐĐT được là do chính quyền địa phương không thực hiện nghiêm quy chế dân chủ ở cơ sở trong việc xây dựng và thông qua phương án DĐĐT; không thực hiện đúng quy trình DĐĐT theo hướng dẫn của Sở NNPTNT. “Đặc biệt, ở một số địa phương có tình trạng cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu, lồng ghép lợi ích cá nhân trong DĐĐT nên thực hiện thiếu công khai, minh bạch, gây bức xúc trong nhân dân” – ông Cương phản ánh.
Họp qua loa, họp một đằng làm một nẻo, việc làm sai trái của các trưởng xóm 3, 4, 5 thôn Dương Cương, xã Đại Cương (Kim Bảng, Hà Nam) khiến người dân vô cùng bức xúc. Ông Dương Văn Huy ở xóm 5 thẳng thắn nói: “Chúng tôi đã phát hiện và góp ý những sai trái của Bí thư chi bộ, kiêm trưởng xóm Dương Văn Uần khi chia ruộng, nhưng ông ấy không nghe. Kiến nghị lên, xã cũng không giải quyết, nên chúng tôi đành cấy và tiếp tục đấu tranh”.
Người dân thôn Dương Cương cho biết, nếu hộ nào muốn lấy ruộng giáp ranh Quốc lộ 38 phải “biết điều” với lãnh đạo thôn.
Bà Phùng Thị Chỉnh - người dân ở xóm 5 cũng cho biết, thôn đã tổ chức 4 cuộc họp, cuộc họp cuối cùng có cả ông Đỗ Văn Thà – Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã và ông Đỗ Trọng Ánh – Chủ tịch UBND xã Đại Cương dự. Theo đó, cuộc họp thống nhất chia ruộng từ đồng Sổ về đồng Đằn, lên đồng Bến, đồng Sói, ngược lên ngã tư đồng Hanh về đồng Trỗ, hết thì chia về đồng Gạo. Hết đồng Gạo chia về đồng Trỗ (dưới) – hết khu đồng đẹp… còn thiếu bao nhiêu sẽ chia về khu chân mạ. Phương án là anh em, họ hàng được phép bốc chung một phiếu và sẽ chia tập trung tại một khu. Tuy nhiên, khi chia ông Uần đã không làm theo phương án này, mà chia theo cảm tính.
Để minh chứng, bà Chỉnh liệt ra một loạt những trường hợp mà theo bà Chỉnh là đã “đi đêm” với lãnh đạo thôn, nên ông này đã chia theo ý muốn của họ. “Như hộ bà Dương Thị Sủa, bốc chung phiếu với ông Dương Văn Lơ (em), đáng lẽ họ phải được vị trí liền kề, nhưng ông Uần đã đẩy ông Lơ ra xứ đồng Sói và “nhét” hộ ông Dương Văn Thành vào. Hay hộ ông Dương Văn Hoặc bốc chung với con rể là anh Dương Văn Khiền, nhưng thôn cũng chỉ chia anh Khiền gần đủ diện tích, còn ông Hoặc có 5,8 sào thì 2,2 sào ở khu đồng Sói (trên), 1,2 sào đồng Sói (dưới) và 1,9 sào khu đồng Sổ mà vẫn còn thiếu 8 thước, manh mún thế này thì sao có thể gọi là dồn ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn” – bà Chỉnh dẫn chứng.
Về vấn đề này, ông Dương Văn Huy bảo: “Chẳng cần đi đâu xa, chẳng hạn nhà tôi có 2.916m2, trừ 180m2 ở khu công nghiệp (không chia) còn 2.736m2. Nhưng tôi mới được chia 2.525m2 ở khu đồng Trỗ và 107m2 ở khu chân mạ đồng Sổ, còn thiếu 104m2 thì họ lại chia cho tôi 40m2 ở đồng Sói (dưới), còn chia nốt ở chỗ nào thì tôi chưa biết”.
Người dân ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai đang rất bức xúc với việc làm tùy tiện của thôn. Bà Nguyễn Thị Nguyệt ở đội 2, thôn Phúc Đức cho biết: Để tiến hành DĐĐT, ngày 7.3 vừa qua, lãnh đạo đội và thôn đã tổ chức họp dân, xin ý kiến biểu quyết để gắp phiếu, chia ruộng. Tuy nhiên trong cuộc họp, có cử thư ký ghi chép biên bản nhưng lại không đọc công khai cho 151 hộ dân của đội 2 nghe mà cho dân gắp phiếu, chia ruộng ngay.
Điều đáng nói hơn, theo bà Nguyệt từ việc làm sai quy trình cuộc họp, dẫn đến việc gian dối, mập mờ trong việc gắp phiếu, chia ruộng. Cụ thể, trong cuộc họp, có hơn 90% số đại biểu tán thành việc rũ rối toàn bộ diện tích của 7 khu đất là khu cửa đền, khu bến, khu bến mầu, gốc sếu, bù dù, đầm cà, bãi bồi đống đá. Nhưng đến khi nông dân hỏi xem biên bản cuộc họp lại không hề có nội dụng trên mà thay vào là nội dung đã được “hô biến” thành việc có 63 đại biểu trong cuộc họp tán thành việc giữ nguyên khu bãi bồi đống đá, còn 6 khu còn lại rũ rối chia đều hết.
Cùng bức xúc với bà Nguyệt, bà Bùi Thị Loan ở đội 2 cho biết: “Không chỉ thay đổi nội dung biên bản cuộc họp ngày 7.3, mà bản thân tờ biên bản đã được thay đổi chữ viết nhiều lần với nhiều người viết lại và nhiều hộ dân có phát biểu trong cuộc họp cũng bị bỏ ra ngoài không kê khai vào trong biên bản. Cụ thể là ý kiến của ông Nguyễn Đình Ổn, bà Tạ Thị Liên, bà Nguyễn Thị Nguyệt...
Phóng viên NTNN đã tìm gặp ông Nguyễn Văn Lữ - Chủ nhiệm HTX thôn Phúc Đức và ông Tạ Văn Dấn – Trưởng thôn Phúc Đức cùng các lãnh đạo khác của đội và thôn. Qua trao đổi, ông Lữ hoàn toàn xác nhận những điều mà người dân ở đội 2 đã phán ánh ở trên, ông Lữ giải trình thêm: Trong cuộc họp dân đội 2 trong ngày 7.3 để bàn về việc DĐĐT, chúng tôi đã có sai sót là chưa làm đúng quy trình, đáng ra phải để thư ký cuộc họp đọc biên bản hội nghị trước khi cho dân gắp phiếu, chia ruộng nhưng chúng tôi lại để nông dân gắp phiếu trước, đến khi quay lại để đọc biên bàn thì đã muộn, người dân đã về hết không đọc được.
Công tác tuyên truyền còn hạn chế
UBND TP.Hà Nội đã có công văn yêu cầu UBND các huyện, thị xã tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, giám sát, hướng dẫn các xã, thôn thực hiện DĐĐT công khai, dân chủ, đúng quy định, chất lượng và đảm bảo lợi ích hợp pháp của người dân; giải quyết dứt điểm, kịp thời những kiến nghị, đề xuất chính đáng của người dân, tránh để tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp; xử lý nghiêm những cán bộ, cá nhân vi phạm trong quá trình thực hiện DĐĐT. |
Đáng lưu ý, theo ông Cương là, một số địa phương do nhiều lý do khác nhau đã để nhân dân phản ứng, dẫn đến khiếu kiện đông người, gây mất trật tự an ninh khu vực, thậm chí biến thành điểm nóng làm ảnh hưởng đến phong trào chung của thành phố như đội 6 xã Hòa Bình, xã Nguyễn Trãi (huyện Thường Tín); xã Xuân Dương, Cao Viên (huyện Thanh Oai); xã Tuyết Nghĩa (Quốc Oai).
Do xảy ra khiếu kiện trong DĐĐT nên dẫn đến tình trạng nhiều diện tích ruộng bị bỏ hoang, dân không cấy lúa như xã Cao Viên 121ha; xã Tuyết Nghĩa 50ha; Nguyễn Trãi 42ha; Hòa Bình 15ha. “Đa số các xã không DĐĐT được là do chính quyền địa phương không thực hiện nghiêm quy chế dân chủ ở cơ sở trong việc xây dựng và thông qua phương án DĐĐT; không thực hiện đúng quy trình DĐĐT theo hướng dẫn của Sở NNPTNT. “Đặc biệt, ở một số địa phương có tình trạng cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu, lồng ghép lợi ích cá nhân trong DĐĐT nên thực hiện thiếu công khai, minh bạch, gây bức xúc trong nhân dân” – ông Cương phản ánh.
Theo danviet.vn