Tái cơ cấu mạnh mẽ trong lĩnh vực trồng trọt

Thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt, hiện nay giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm 73,5% trong cơ cấu của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, sản xuất trồng trọt vẫn còn nhiều tồn tại và thách thức.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau hơn 1 năm thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt nhằm tạo ra giá trị gia tăng trên cơ sở phát triển bền vững. Đến nay, giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm 73,5% trong cơ cấu của ngành nông nghiệp.
Năm 2015, lần đầu tiên vải thiều dược xuất khẩu sang các thị rường khó tính trên thế giới nhờ sản xuất theo mô hình Vietghap
Năm 2015, lần đầu tiên vải thiều được xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới nhờ sản xuất theo phương pháp VietGAP..
Nhiều sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực trồng trọt của ngành Nông nghiệp đã đạt được kết quả khả quan, với nhiều mô hình cách đồng lớn sản xuất hàng hóa chuyên canh, tạo ra giá trị thu nhập cao trên một diện tích đất canh tác, như: Hồ tiêu, chè, cà phê, cao su, vải, nhãn, bởi, thanh long, điều … Nhiều mặt hàng nông sản đã bắt đầu xuất khẩu, hoặc mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước là thị trường mới, như: Vải, nhãn, rau quả khác …
Một số mặt hàng có thị trường, giá trị xuất khẩu tăng mạnh như rau quả tăng bình quân 42,8%/năm, hạt tiêu tăng 23%/năm, hạt điều tăng 16,5%/năm. 
Để có được kết quả đó, ngành Nông nghiệp đã đề xuất và ban hành nhiều chính sách nhằm giúp các hộ nông dân, doanh nghiệp tích cực đầu tư, đổi mới phương thức sản xuất theo hướng công nghiệp hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 
Ngành tăng cường công tác hướng dẫn nông dân sản xuất theo hướng an toàn sinh học, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả bảo vệ thực vật, tăng cường đàm phán các biện pháp kiểm dịch thực vật nhằm xúc tiến mở cửa thị trường xuất khẩu các loại rau, hoa, quả có tiềm năng, trong đó tập trung vào các thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia, New Zealand, Đài Loan, Ấn Độ…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả kể trên, lĩnh vực trồng trọt vẫn còn nhiều tồn tại và thách thức, đó là hàng nông sản ngoại nhập, thị trường nội địa và xuất khẩu khó cạnh tranh nếu sản xuất còn nhỏ lẻ và không đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế. Sự cần thiết trong thời gian tới đó là, thực hiện tái cơ cấu mạnh mẽ để tạo ra sự thay đổi, chuyển hẳn sang sản xuất hàng hóa, hội nhập, cạnh tranh quốc tế và phát triển bền vững.


Bích Hời
Theo: ktdt.vn