Tái cơ cấu ngành nông nghiệp – yếu tố quan trọng phát triển sản xuất kinh doanh toàn ngành
- Thứ ba - 30/08/2016 00:10
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Thực hiện Quyết định số 899/QĐ – TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, Bộ NN&PTNT đang tích cực phối hợp với các địa phương nỗ lực triển khai thực hiện Đề án này.
Sau 3 năm thực hiện Đề án, cơ cấu các ngành sản xuất tiếp tục được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương và cả nước, gắn với thị trường; việc ứng dụng khoa học kỹ thuật được đẩy mạnh; liên kết theo chuỗi được phát triển; công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng. Nhờ đó, sản lượng của hầu hết các loại nông sản có thị trường tiêu thụ tốt đều tăng mạnh, nhất là tôm, cà phê, hồ tiêu, lúa gạo, sắn, trái cây...Sự gia tăng sản lượng của nhiều loại cây trồng, vật nuôi trong điều kiện giá ổn định đã đem lại lợi ích to lớn cho người nông dân.
Phát biểu tại Hội nghị, Tiến sỹ Đặng Kim Sơn nhấn mạnh ngành nông nghiệp cần xây dựng chuỗi giá trị mang ý nghĩa chiến lược, huy động được các doanh nghiệp lớn tham gia tái cơ cấu ngành, liên kết một số tỉnh có lợi thế để hình thành các vùng chuyên canh, tạo nên chuỗi giá trị mạnh, xây dựng thương hiệu, tăng uy tín cho nông sản Việt Nam. Bên cạnh đó, ngành cũng cần hình thành các vùng chuyên canh địa phương với sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy hoạch đất cho nông nghiệp theo tín hiệu thị trường, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu, khoa học công nghệ; phát triển các tổ chức cộng đồng thông qua việc mạnh dạn phân cấp, trao quyền cho các tổ chức, hiệp hội được tham gia, giám sát, tổ chức thị trường, quản lý tài nguyên và khoa học công nghệ. Điều này gắn chặt với phát triển nông thôn mới, một khía cạnh gắn chặt với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Cũng tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng cần có sự hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp, hình thành cơ chế phối hợp giữa các trung tâm nghiên cứu của các tập đoàn với các tổ chức nghiên cứu của nhà nước. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp cần có sự vào cuộc của các địa phương và nâng cao sự tham gia của cộng đồng....
Sau 3 năm thực hiện Đề án, cơ cấu các ngành sản xuất tiếp tục được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương và cả nước, gắn với thị trường; việc ứng dụng khoa học kỹ thuật được đẩy mạnh; liên kết theo chuỗi được phát triển; công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng. Nhờ đó, sản lượng của hầu hết các loại nông sản có thị trường tiêu thụ tốt đều tăng mạnh, nhất là tôm, cà phê, hồ tiêu, lúa gạo, sắn, trái cây...Sự gia tăng sản lượng của nhiều loại cây trồng, vật nuôi trong điều kiện giá ổn định đã đem lại lợi ích to lớn cho người nông dân.
Phát biểu tại Hội nghị, Tiến sỹ Đặng Kim Sơn nhấn mạnh ngành nông nghiệp cần xây dựng chuỗi giá trị mang ý nghĩa chiến lược, huy động được các doanh nghiệp lớn tham gia tái cơ cấu ngành, liên kết một số tỉnh có lợi thế để hình thành các vùng chuyên canh, tạo nên chuỗi giá trị mạnh, xây dựng thương hiệu, tăng uy tín cho nông sản Việt Nam. Bên cạnh đó, ngành cũng cần hình thành các vùng chuyên canh địa phương với sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy hoạch đất cho nông nghiệp theo tín hiệu thị trường, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu, khoa học công nghệ; phát triển các tổ chức cộng đồng thông qua việc mạnh dạn phân cấp, trao quyền cho các tổ chức, hiệp hội được tham gia, giám sát, tổ chức thị trường, quản lý tài nguyên và khoa học công nghệ. Điều này gắn chặt với phát triển nông thôn mới, một khía cạnh gắn chặt với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Cũng tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng cần có sự hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp, hình thành cơ chế phối hợp giữa các trung tâm nghiên cứu của các tập đoàn với các tổ chức nghiên cứu của nhà nước. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp cần có sự vào cuộc của các địa phương và nâng cao sự tham gia của cộng đồng....
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, ngành nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều thách thức trong quá trình hội nhập. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu diễn biến khốc liệt với tốc độ nhanh khiến cả 7 vùng kinh tế - xã hội đều bị tổn thương. Diễn biến 6 tháng đầu năm 2016 là minh chứng điển hình cho điều này. Đây là thách thức đòi hỏi cần tổ chức lại sản xuất nông nghiệp. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã tạo sự chuyển động bước đầu tại các địa phương và các khu vực kinh tế trong ngành nông nghiệp, một số ngành hàng có chuyển biến quan trọng như thủy sản và chăn nuôi. Một số địa phương đạt được thành công bước đầu bao gồm Lâm Đồng, Đồng Tháp. Số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tăng cao, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn còn những tồn tại như sức cạnh tranh chưa cao, chuỗi giá trị ngắn, thị trường xuất khẩu còn bấp bênh và đặc biệt an toàn thực phẩm còn là vấn đề lớn.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh trong thời gian tới, ngành nông nghiệp cần hình thành các trục phát triển: Ở cấp quốc gia, cần chọn 10 sản phẩm quốc gia có lợi thế, chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu coi là ngành hàng quốc gia. Bên cạnh đó, cần lựa chọn các sản phẩm cấp tỉnh, mang đặc thù của tỉnh như vải thiều Lục Ngạn, nhãn lồng Hưng Yên; ngoài ra lựa chọn các sản phẩm cấp địa phương với công nghệ tiên tiến theo mô hình hiện nay của tỉnh Quảng Ninh “mỗi làng 1 sản phẩm”.
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, để đạt được hiệu quả cao, tái cơ cấu ngành nông nghiệp cần gắn với nhu cầu thị trường không chỉ trong nước mà còn là quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới, xác định các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khối lượng lớn, chất lượng cao, giá trị cao; phát triển sản phẩm ở cấp độ quốc gia, vùng và địa phương; đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp phù hợp với điều kiện từng vùng, từng địa phương. Bên cạnh đó, tái cơ cấu nông nghiệp cần ứng phó với biến đổi khí hậu; gắn với phát triển kinh tế ngành nghề ở nông thôn nhằm mục đích nâng cao giá trị sản phẩm và đời sống cho người dân; và tái cơ cấu phải gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường.
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào kết quả sản xuất, kinh doanh của toàn ngành. Trong 3 năm 2013-2015, mặc dù sản xuất gặp nhiều khó khăn do thiên tai và biến động bất lợi của thị trường gây ra nhưng sản xuất tăng trưởng với tốc độ khá cao (tốc độ tăng GDP trung bình đạt 2,83%/năm; giá trị sản xuất toàn ngành tăng trung bình 3,41%/năm). Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tăng manh, giai đoạn 2013 – 2015 đạt 88,3 tỷ USD, trung bình đạt gần 29,5 tỷ USD/năm. Những kết quả trên đã góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân (thu nhập bình quân hộ nông dân đã tăng từ 73,2 triệu đồng năm 2012 lên 97,6 triệu đồng năm 2015).
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh trong thời gian tới, ngành nông nghiệp cần hình thành các trục phát triển: Ở cấp quốc gia, cần chọn 10 sản phẩm quốc gia có lợi thế, chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu coi là ngành hàng quốc gia. Bên cạnh đó, cần lựa chọn các sản phẩm cấp tỉnh, mang đặc thù của tỉnh như vải thiều Lục Ngạn, nhãn lồng Hưng Yên; ngoài ra lựa chọn các sản phẩm cấp địa phương với công nghệ tiên tiến theo mô hình hiện nay của tỉnh Quảng Ninh “mỗi làng 1 sản phẩm”.
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, để đạt được hiệu quả cao, tái cơ cấu ngành nông nghiệp cần gắn với nhu cầu thị trường không chỉ trong nước mà còn là quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới, xác định các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khối lượng lớn, chất lượng cao, giá trị cao; phát triển sản phẩm ở cấp độ quốc gia, vùng và địa phương; đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp phù hợp với điều kiện từng vùng, từng địa phương. Bên cạnh đó, tái cơ cấu nông nghiệp cần ứng phó với biến đổi khí hậu; gắn với phát triển kinh tế ngành nghề ở nông thôn nhằm mục đích nâng cao giá trị sản phẩm và đời sống cho người dân; và tái cơ cấu phải gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường.
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào kết quả sản xuất, kinh doanh của toàn ngành. Trong 3 năm 2013-2015, mặc dù sản xuất gặp nhiều khó khăn do thiên tai và biến động bất lợi của thị trường gây ra nhưng sản xuất tăng trưởng với tốc độ khá cao (tốc độ tăng GDP trung bình đạt 2,83%/năm; giá trị sản xuất toàn ngành tăng trung bình 3,41%/năm). Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tăng manh, giai đoạn 2013 – 2015 đạt 88,3 tỷ USD, trung bình đạt gần 29,5 tỷ USD/năm. Những kết quả trên đã góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân (thu nhập bình quân hộ nông dân đã tăng từ 73,2 triệu đồng năm 2012 lên 97,6 triệu đồng năm 2015).
Linh Chi
Theo: mard.gov.vn
Theo: mard.gov.vn