Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến tình hình tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp
- Thứ năm - 19/03/2020 05:16
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tình hình tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp
- Đối với lợn: Một số nguyên liệu đầu vào ở khâu chăn nuôi, như thuốc thú y, TĂCN tăng giá 5-10% do nhập khẩu bị hạn chế, nhưng lợn tiêu thụ tốt, bán ra với giá cao (80.000 – 84.000 đồng/ kg lợn hơi) nên hiện nay không ảnh hưởng.
- Đối với gạo:
+ Về xuất khẩu gạo: Công ty Cổ phần Vinafarm Việt Nam có một số đơn hàng đã ký với đối tác Trung Quốc số lượng 2.000 tấn, nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên không thể giao hàng.
+ Lượng gạo tiêu thụ nội địa của Công ty Cổ phần Vinafarm Việt Nam trong đợt này tăng 3-4 lần so với nhu cầu hàng ngày, bình quân trước đây bán 4 - 6 tấn/ngày, nay tăng lên 25 - 30 tấn/ngày. Giá nguyên liệu lúa đầu vào tăng, người dân bán cho Công ty từ 6.500 đồng/kg nay tăng lên 7.000 đồng/kg, trong khi giá bán gạo của Công ty vẫn giữ nguyên, không tăng.
Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu gạo |
- Đối với thủy sản xuất khẩu của Công ty CP XNK Thủy sản Nam Hà Tĩnh: Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên tiêu thụ sản phẩm của khách hàng giảm, do đó năng suất sản xuất của Công ty giảm, bình quân sản lượng tiêu thụ giảm 30%. Bình thường Công ty sản xuất 70 – 75 tấn nguyên liệu mực/tháng, nay giảm xuống chỉ còn 50 tấn nguyên liệu mực/tháng. Doanh thu bị giảm 3 tỉ đồng.
Sản phẩm tôm, cá, mực Công ty cung cấp cho các trường học nhưng do học sinh nghỉ học nên không cung cấp được. Lượng bị ảnh hưởng là 10 tấn sản phẩm (500 triệu đồng)/tháng.
- Đối với chè xuất khẩu: Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên tiến độ xuất khẩu sản phẩm chè của Công ty CP Chè Hà Tĩnh chậm hơn.
- Đối với nhung hươu: Tiêu thụ chậm hơn, lượng tiêu thụ giảm 5% trong 2 tuần vừa qua, do lượng khách du lịch và người dân về quê Hương Sơn giảm.
- Đối với sản phẩm muối của Công ty CP chế biến muối và nông sản Miền Trung tiêu thụ chậm và giảm 20%, bình thường tiêu thụ 1.000 tấn muối các loại/tháng, nay chỉ 800 tấn/tháng.
Một số giải pháp trong thời gian tới
- Tiếp tục triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ đã ban hành có hiệu quả về khuyến khích phát triển nông nghiệp và thương mại, phát triển các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp lớn có vai trò "đầu kéo".
- Tiếp tục chỉ đạo phát triển sản xuất theo các kế hoạch, đề án đã phê duyệt, đồng thời chủ động xây dựng phương án điều chỉnh, bổ cứu sản xuất tùy theo diễn biến của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
- Khuyến nghị các cơ sở SXKD chủ động nâng cao chất lượng hàng hóa sản phẩm nông nghiệp, chú trọng việc chuẩn hóa quy cách, kiểu dáng mẫu mã; thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất, tiêu thụ và quảng bá sản phẩm, nhất là qua các kênh thông tin điện tử.
- Tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong sản xuất và chế biến các sản phẩm nông lâm thủy sản thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu;
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc lưu thông hàng hóa trên thị trường, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng thu lợi bất chính, bán cao hơn giá niêm yết hoặc không niêm yết giá bán theo qui định, các hành vi gian lận thương mại,…gây tâm lý hoang mang cho người sản xuất và người tiêu dùng.
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Sản phẩm tôm, cá, mực Công ty cung cấp cho các trường học nhưng do học sinh nghỉ học nên không cung cấp được. Lượng bị ảnh hưởng là 10 tấn sản phẩm (500 triệu đồng)/tháng.
- Đối với chè xuất khẩu: Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên tiến độ xuất khẩu sản phẩm chè của Công ty CP Chè Hà Tĩnh chậm hơn.
- Đối với nhung hươu: Tiêu thụ chậm hơn, lượng tiêu thụ giảm 5% trong 2 tuần vừa qua, do lượng khách du lịch và người dân về quê Hương Sơn giảm.
- Đối với sản phẩm muối của Công ty CP chế biến muối và nông sản Miền Trung tiêu thụ chậm và giảm 20%, bình thường tiêu thụ 1.000 tấn muối các loại/tháng, nay chỉ 800 tấn/tháng.
Một số giải pháp trong thời gian tới
- Tiếp tục triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ đã ban hành có hiệu quả về khuyến khích phát triển nông nghiệp và thương mại, phát triển các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp lớn có vai trò "đầu kéo".
- Tiếp tục chỉ đạo phát triển sản xuất theo các kế hoạch, đề án đã phê duyệt, đồng thời chủ động xây dựng phương án điều chỉnh, bổ cứu sản xuất tùy theo diễn biến của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
- Khuyến nghị các cơ sở SXKD chủ động nâng cao chất lượng hàng hóa sản phẩm nông nghiệp, chú trọng việc chuẩn hóa quy cách, kiểu dáng mẫu mã; thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất, tiêu thụ và quảng bá sản phẩm, nhất là qua các kênh thông tin điện tử.
- Tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong sản xuất và chế biến các sản phẩm nông lâm thủy sản thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu;
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc lưu thông hàng hóa trên thị trường, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng thu lợi bất chính, bán cao hơn giá niêm yết hoặc không niêm yết giá bán theo qui định, các hành vi gian lận thương mại,…gây tâm lý hoang mang cho người sản xuất và người tiêu dùng.
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Theo Như Quỳnh/sonongnghiephatinh.gov.vn