Cà phê chè đem lại hiệu quả cao trong xuất khẩu
- Thứ sáu - 27/07/2012 00:19
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Cà phê chè được tiêu dùng nhiều và có giá trị kinh tế cao hơn cà phê vối, tuy nhiên chỉ chiếm 4% sản lượng cà phê cả nước. Theo ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, muốn tăng sản lượng thì cần giữ diện tích khai thác cà phê chè khoảng 50 ngàn ha và tăng năng suất, đồng thời nâng cao chất lượng cà phê, giữ độ đồng đều cà phê xuất khẩu để nâng giá lên.
- Cà phê chè: Cung không đủ cầu
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới với sản lượng hàng năm trên 1 triệu tấn nhưng chủ yếu là cà phê vối. Trong khi đó, cà phê chè được đánh giá cao hơn cà phê vối vì có hương vị thơm ngon và chứa ít hàm lượng caffeine hơn.
Tại hội thảo "Phát triển bền vững cà phê chè Việt Nam" ngày 26/7 do Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, ông Lương Văn Tự- Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam- cho biết, trong 3 năm từ năm 2009 đến 2011, lượng xuất khẩu cà phê chè sang các thị trường trên thế giới đã tăng đáng kể, năm 2009 đạt 24 ngàn tấn, năm 2010 tăng vượt bậc lên đến 41 ngàn tấn và năm 2011 đạt 50 ngàn tấn. Dự kiến sau 2 năm nữa, Việt Nam sẽ xuất khẩu 1 triệu bao cà phê, tương đương 60 ngàn tấn.
Mặc dù đạt kết quả khả quan nhưng cà phê chè vẫn chỉ chiếm 4% sản lượng cà phê cả nước. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 3 năm từ năm 2009 đến 2011, giá cà phê chè tăng lên gần gấp đôi, từ 2.313 USD/tấn lên 4.261 USD/tấn. Mức chênh lệch giữa cà phê chè và cà phê vối ngày càng tăng. Cụ thể, năm 2009 mức chênh lệch ở mức 880 USD/tấn nhưng đến năm 2011 mức chênh lệch đã tăng lên hơn gấp đôi, cao hơn cả giá trung bình năm của cà phê vối với mức 2.162 USD/tấn.
Cà phê chè có ưu điểm về giá nhưng nhược điểm là chi phí trồng, chế biến cao và chỉ trồng ở nơi có thổ nhưỡng độ cao khoảng 800- 1.000m so với mặt nước biển trở lên. Đặc biệt khâu chế biến, giá cà phê chè chế biến ướt ướt mới có giá trị cao hơn giá cà phê vối từ 1,5 đến 2 lần còn chế biến khô thì coi như giá trị rất thấp.
Trong 3 năm trở lại đây, sản phẩm cà phê chè Việt Nam đã được các nhà nhập khẩu đánh giá khá cao về chất lượng. Hiện nay, thị trường nhập khẩu cà phê chè lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản và Bỉ. Riêng Tây Ban Nha, năm 2009 chỉ đứng hàng thứ 10 nhưng đến năm 2011, Tây Ban Nha đã trở thành nước lớn thứ 5 nhập khẩu cà phê chè của Việt Nam.
T
uy nhiên, theo đánh giá của ông Tự, hiện nay không có đủ cà phê chè để xuất khẩu, người nông dân bán cà phê chè thô với giá 70 triệu đồng/tấn nhưng hầu như không có hàng để bán, có bao nhiêu người ta mua hết. Như vậy, cung cũng không đủ cầu.
Sở dĩ, sản lượng cà phê chè chỉ chiếm 3-4% sản lượng cà phê toàn quốc, ông Lê Ngọc Báu- Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên lý giải, hầu hết các hộ dân trồng cà phê chè quy mô nhỏ không có khả năng đầu tư hệ thống chế biến ướt quy mô nhỏ. Sản phẩm thu hoạch được bán dưới dạng quả tươi ngay sau khi thu hoạch và bị thương lái ép giá, đặc biệt là những vùng giao thông khó khăn người dân chỉ bán được giá bằng 2/3 giá thị trường. Ngoài ra, khả năng đầu tư chăm sóc cũng như phát triển trồng mới của người dân còn hạn chế.
Ông Lưu Văn Hoàng- Giám đốc Công ty Café control Lâm Đồng cho biết, mối liên kết giữa các nhà chế biến xuất khẩu cà phê với nhau, giữa nhà chế biến và nông dân còn hết sức lỏng lẻo, thiếu sự chia sẻ về thông tin và lợi ích.
Việc thiếu chính sách khuyến khích, hỗ trợ giá cho nông dân hái trái chín, cạnh tranh mua nguyên liệu đầu vào giữa các nhà máy chế biến và lợi ích kinh doanh của một số đối tượng đối với cà phê chế biến khô chất lượng thấp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc nông dân thu hoạch cà phê chè trái xanh tỉ lệ cao.
Tái canh cà phê- cơ hội tăng diện tích cà phê chè
Hiện tại, giá cà phê đang ở mức cao, do đó việc loại bỏ diện tích cà phê già cỗi vẫn đang cho thu hoạch là một khó khăn đối với các hộ sản xuất khi mà diện tích này vẫn đang trong thời kỳ khai thác lợi nhuận. Nếu tiếp tục không thực hiện tái canh, năng suất và sản lượng sẽ tiếp tục sụt giảm nghiêm trọng.
Hiện nay, Chính phủ chưa phê duyệt vùng tái canh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới có quy trình hướng dẫn tái canh. Bắt đầu từ năm 2011, Hiệp hội Cà phê ca cao
Việt Nam cũng tham gia tái canh bằng cách hỗ trợ cấp giống không cho người nông dân với kinh phí ước tính 100.000 USD/năm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ về việc có chương trình tái canh dài hạn. Ông Lương Văn Tự cảnh báo, nếu không tái canh kịp thì trong vòng 5-10 năm sẽ mất vị trí thứ 2 về xuất khẩu cà phê trên thế giới. Tthực hiện chương trình tái canh cà phê cũng là cơ hội tốt để phát triển diện tích cà phê chè, vốn có hiệu quả cao hơn cà phê vối.
Với mục tiêu nâng cao sản lượng cà phê chè, đã có nhiều chương trình, dự án phát triển cà phê chè tại Việt Nam nhằm đạt đến 100 ngàn ha cà phê chè nhưng cho đến nay gần như không thành công. Một trong nguyên nhân chính khiến các chương tình, dự án phát triển cà phê chè trước đây bị phá sản là do chất lượng công tác quy hoạch có vấn đề và không phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây cà phê chè.
Ông Lê Ngọc Báu cho rằng, trong quy hoạch cần quan tâm đến việc xây dựng các vùng chuyên canh để đầu tư cơ sở chế biến có hiệu quả. Ngoài ra, diện tích cà phê chè nên giới hạn 50.000- 60.000 ha, bởi Việt Nam không thích hợp để phát triển ngành cà phê chè với quy mô lớn.
Những vùng thích hợp trồng cà phê chè có độ cao như Lâm Đồng, Sơn La, Điện Biên, Quảng Trị phải phát triển nông nghiệp bền vững để có giá trị kinh tế trên 1 ha từ 150.000- 200.000 triệu đồng/ ha/năm. Như vậy mới đủ sức cạnh tranh khi có biến động về giá cả và chất lượng.
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới với sản lượng hàng năm trên 1 triệu tấn nhưng chủ yếu là cà phê vối. Trong khi đó, cà phê chè được đánh giá cao hơn cà phê vối vì có hương vị thơm ngon và chứa ít hàm lượng caffeine hơn.
Tại hội thảo "Phát triển bền vững cà phê chè Việt Nam" ngày 26/7 do Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, ông Lương Văn Tự- Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam- cho biết, trong 3 năm từ năm 2009 đến 2011, lượng xuất khẩu cà phê chè sang các thị trường trên thế giới đã tăng đáng kể, năm 2009 đạt 24 ngàn tấn, năm 2010 tăng vượt bậc lên đến 41 ngàn tấn và năm 2011 đạt 50 ngàn tấn. Dự kiến sau 2 năm nữa, Việt Nam sẽ xuất khẩu 1 triệu bao cà phê, tương đương 60 ngàn tấn.
Mặc dù đạt kết quả khả quan nhưng cà phê chè vẫn chỉ chiếm 4% sản lượng cà phê cả nước. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 3 năm từ năm 2009 đến 2011, giá cà phê chè tăng lên gần gấp đôi, từ 2.313 USD/tấn lên 4.261 USD/tấn. Mức chênh lệch giữa cà phê chè và cà phê vối ngày càng tăng. Cụ thể, năm 2009 mức chênh lệch ở mức 880 USD/tấn nhưng đến năm 2011 mức chênh lệch đã tăng lên hơn gấp đôi, cao hơn cả giá trung bình năm của cà phê vối với mức 2.162 USD/tấn.
Cà phê chè có ưu điểm về giá nhưng nhược điểm là chi phí trồng, chế biến cao và chỉ trồng ở nơi có thổ nhưỡng độ cao khoảng 800- 1.000m so với mặt nước biển trở lên. Đặc biệt khâu chế biến, giá cà phê chè chế biến ướt ướt mới có giá trị cao hơn giá cà phê vối từ 1,5 đến 2 lần còn chế biến khô thì coi như giá trị rất thấp.
Trong 3 năm trở lại đây, sản phẩm cà phê chè Việt Nam đã được các nhà nhập khẩu đánh giá khá cao về chất lượng. Hiện nay, thị trường nhập khẩu cà phê chè lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản và Bỉ. Riêng Tây Ban Nha, năm 2009 chỉ đứng hàng thứ 10 nhưng đến năm 2011, Tây Ban Nha đã trở thành nước lớn thứ 5 nhập khẩu cà phê chè của Việt Nam.
T
uy nhiên, theo đánh giá của ông Tự, hiện nay không có đủ cà phê chè để xuất khẩu, người nông dân bán cà phê chè thô với giá 70 triệu đồng/tấn nhưng hầu như không có hàng để bán, có bao nhiêu người ta mua hết. Như vậy, cung cũng không đủ cầu.
Sở dĩ, sản lượng cà phê chè chỉ chiếm 3-4% sản lượng cà phê toàn quốc, ông Lê Ngọc Báu- Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên lý giải, hầu hết các hộ dân trồng cà phê chè quy mô nhỏ không có khả năng đầu tư hệ thống chế biến ướt quy mô nhỏ. Sản phẩm thu hoạch được bán dưới dạng quả tươi ngay sau khi thu hoạch và bị thương lái ép giá, đặc biệt là những vùng giao thông khó khăn người dân chỉ bán được giá bằng 2/3 giá thị trường. Ngoài ra, khả năng đầu tư chăm sóc cũng như phát triển trồng mới của người dân còn hạn chế.
Ông Lưu Văn Hoàng- Giám đốc Công ty Café control Lâm Đồng cho biết, mối liên kết giữa các nhà chế biến xuất khẩu cà phê với nhau, giữa nhà chế biến và nông dân còn hết sức lỏng lẻo, thiếu sự chia sẻ về thông tin và lợi ích.
Việc thiếu chính sách khuyến khích, hỗ trợ giá cho nông dân hái trái chín, cạnh tranh mua nguyên liệu đầu vào giữa các nhà máy chế biến và lợi ích kinh doanh của một số đối tượng đối với cà phê chế biến khô chất lượng thấp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc nông dân thu hoạch cà phê chè trái xanh tỉ lệ cao.
Tái canh cà phê- cơ hội tăng diện tích cà phê chè
Hiện tại, giá cà phê đang ở mức cao, do đó việc loại bỏ diện tích cà phê già cỗi vẫn đang cho thu hoạch là một khó khăn đối với các hộ sản xuất khi mà diện tích này vẫn đang trong thời kỳ khai thác lợi nhuận. Nếu tiếp tục không thực hiện tái canh, năng suất và sản lượng sẽ tiếp tục sụt giảm nghiêm trọng.
Hiện nay, Chính phủ chưa phê duyệt vùng tái canh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới có quy trình hướng dẫn tái canh. Bắt đầu từ năm 2011, Hiệp hội Cà phê ca cao
Việt Nam cũng tham gia tái canh bằng cách hỗ trợ cấp giống không cho người nông dân với kinh phí ước tính 100.000 USD/năm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ về việc có chương trình tái canh dài hạn. Ông Lương Văn Tự cảnh báo, nếu không tái canh kịp thì trong vòng 5-10 năm sẽ mất vị trí thứ 2 về xuất khẩu cà phê trên thế giới. Tthực hiện chương trình tái canh cà phê cũng là cơ hội tốt để phát triển diện tích cà phê chè, vốn có hiệu quả cao hơn cà phê vối.
Với mục tiêu nâng cao sản lượng cà phê chè, đã có nhiều chương trình, dự án phát triển cà phê chè tại Việt Nam nhằm đạt đến 100 ngàn ha cà phê chè nhưng cho đến nay gần như không thành công. Một trong nguyên nhân chính khiến các chương tình, dự án phát triển cà phê chè trước đây bị phá sản là do chất lượng công tác quy hoạch có vấn đề và không phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây cà phê chè.
Ông Lê Ngọc Báu cho rằng, trong quy hoạch cần quan tâm đến việc xây dựng các vùng chuyên canh để đầu tư cơ sở chế biến có hiệu quả. Ngoài ra, diện tích cà phê chè nên giới hạn 50.000- 60.000 ha, bởi Việt Nam không thích hợp để phát triển ngành cà phê chè với quy mô lớn.
Những vùng thích hợp trồng cà phê chè có độ cao như Lâm Đồng, Sơn La, Điện Biên, Quảng Trị phải phát triển nông nghiệp bền vững để có giá trị kinh tế trên 1 ha từ 150.000- 200.000 triệu đồng/ ha/năm. Như vậy mới đủ sức cạnh tranh khi có biến động về giá cả và chất lượng.
Thu Phương
Nguồn:baocongthuong.com.vn