Chậm giải ngân gói tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao do đâu?
- Chủ nhật - 06/08/2017 10:36
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
- Vướng mắc trong sở hữu đất đai cùng với khó khăn trong xác định doanh nghiệp thế nào là công nghệ cao đang khiến gói tín dụng này giải ngân chưa như mong muốn.
Chủ trương về phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là một chủ trương rất lớn của Đảng, được khẳng định trong nghị quyết các Đại hội 11, 12 của Đảng. Thủ tướng có giao cho Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại chuẩn bị một gói tín dụng 100.000 tỷ dành cho doanh nghiệp NNCNC.
Sau khi có Nghị quyết 30/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 7/3/2017, thì ngày 24/4, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định về chương trình cho vay khuyến khích phát triển NNCNC. Tiếp đó vào ngày 27/4, Thống đốc NHNN đã có văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng dành nguồn vốn để thực hiện cho vay chương trình này. Hiện nay, dư nợ của các ngân hàng thương mại cho vay theo chương trình NNCNC vào khoảng 32.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, hiện nay gói tín dụng dành cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) có tiến độ giải ngân rất chậm, hệ thống ngân hàng có nhiều tiền nhưng việc tiếp cận của người dân và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Vướng mắc lớn nhất được cho là ở Thông tư 09 (Thông tư 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất), mà các ngân hàng, doanh nghiệp và người dân rất kêu.
Trả lời vấn đề này trong buổi họp báo Chính phủ diễn ra ngày 03/08, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, ngành ngân hàng cũng thấy được một số khó khăn khi triển khai chương trình này. Cụ thể:
Thứ nhất là số lượng doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp NNCNC ở khu, vùng ứng dụng NNCNC còn hạn chế. Do đối tượng hạn chế nên dư nợ cho vay lĩnh vực này chưa thể đẩy nhanh.
Thứ hai, người dân và doanh nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản hình thành trên đất nông nghiệp để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm vốn vay của ngân hàng.
Tại Nghị quyết 30, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành hướng dẫn này. Đối với lĩnh vực cho vay NNCNC và nông nghiệp sạch, xét về rủi ro, thì giá trị đầu tư rất lớn. Ở Việt Nam cũng chưa có công cụ phòng ngừa, chính sách bảo hiểm chưa rộng rãi, thị trường tiêu thụ chưa ổn định khiến doanh nghiệp và người dân còn e ngại trong việc đầu tư sản xuất vào lĩnh vực này. Theo Phó Thống đốc, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với các bộ ban ngành để thúc đẩy triển khai chương trình này.
Để làm rõ thêm vấn đề, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, số giải ngân chậm vì xác định doanh nghiệp thế nào là doanh nghiệp NNCNC để hưởng ưu đãi mà chúng ta đã xác nhận, để các ngân hàng thương mại cho vay, như Phó Thống đốc đã nói gặp khó khăn.
Một vấn đề khó khăn nữa là doanh nghiệp tiếp cận đất đai. Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chính phủ đã nhận được báo cáo đề xuất của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam, của UBND tỉnh Thái Bình, cho các địa phương thí điểm thực hiện Nhà nước đứng lên thuê đất của dân sau đó Nhà nước cho doanh nghiệp thuê lại chính đất mà Nhà nước đã thuê của dân. Hiện nay, Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã yêu cầu các bộ ngành báo cáo tập hợp sau đó báo cáo Bộ Chính trị. Đây là một chủ trương lớn để tháo gỡ.
Bộ trường Mai TIến Dũng cũng cho biết, vì đất thuê, nên doanh nghiệp nông nghiệp không thể nào có sở hữu đất đai như mong muốn của doanh nghiệp được, ngay cả vấn đề thế chấp để vay vốn, tài sản xây dựng trên đất thuê, nên ngân hàng thương mại cũng đang vướng mắc.
Để gỡ các vướng mắc, Thủ tướng đã giao cho Bộ NN&PTNT xây dựng tiêu chí xác định doanh nghiệp NNCNC, giao Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất với Chính phủ sửa các thông tư liên quan đến tài sản đầu tư trên đất thuê để tạo điều kiện cho doanh nghiệp được thế chấp, cả vấn đề liên quan đến đất thuê của dân, cả vấn đề liên quan đến tài sản xây dựng trên đất và liên quan đến thị trường nữa.
Cũng trong buổi họp báo, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, đầu tư NNCNC thì các tài sản trên đất cũng phải đầu tư rất lớn. Bộ đã dự thảo thông tư để khẳng định, ghi nhận tài sản có góc độ pháp lý đó. Hiện nay đang lấy ý kiến Bộ Tư pháp, và một số bộ, ngành, trong thời gian sớm sẽ ban hành thông tư hướng dẫn này. Đương nhiên, cần theo các cơ chế khác, chẳng hạn như các quỹ rủi ro... nhưng đấy là yêu cầu đặt ra với ngân hàng. Còn đối với giác độ tài sản trên đất thì Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hoàn toàn thống nhất về sự cần thiết này và sẽ trình, ban hành sớm./.
Sau khi có Nghị quyết 30/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 7/3/2017, thì ngày 24/4, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định về chương trình cho vay khuyến khích phát triển NNCNC. Tiếp đó vào ngày 27/4, Thống đốc NHNN đã có văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng dành nguồn vốn để thực hiện cho vay chương trình này. Hiện nay, dư nợ của các ngân hàng thương mại cho vay theo chương trình NNCNC vào khoảng 32.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, hiện nay gói tín dụng dành cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) có tiến độ giải ngân rất chậm, hệ thống ngân hàng có nhiều tiền nhưng việc tiếp cận của người dân và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Vướng mắc lớn nhất được cho là ở Thông tư 09 (Thông tư 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất), mà các ngân hàng, doanh nghiệp và người dân rất kêu.
Trả lời vấn đề này trong buổi họp báo Chính phủ diễn ra ngày 03/08, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, ngành ngân hàng cũng thấy được một số khó khăn khi triển khai chương trình này. Cụ thể:
Thứ nhất là số lượng doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp NNCNC ở khu, vùng ứng dụng NNCNC còn hạn chế. Do đối tượng hạn chế nên dư nợ cho vay lĩnh vực này chưa thể đẩy nhanh.
Thứ hai, người dân và doanh nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản hình thành trên đất nông nghiệp để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm vốn vay của ngân hàng.
Tại Nghị quyết 30, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành hướng dẫn này. Đối với lĩnh vực cho vay NNCNC và nông nghiệp sạch, xét về rủi ro, thì giá trị đầu tư rất lớn. Ở Việt Nam cũng chưa có công cụ phòng ngừa, chính sách bảo hiểm chưa rộng rãi, thị trường tiêu thụ chưa ổn định khiến doanh nghiệp và người dân còn e ngại trong việc đầu tư sản xuất vào lĩnh vực này. Theo Phó Thống đốc, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với các bộ ban ngành để thúc đẩy triển khai chương trình này.
Để làm rõ thêm vấn đề, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, số giải ngân chậm vì xác định doanh nghiệp thế nào là doanh nghiệp NNCNC để hưởng ưu đãi mà chúng ta đã xác nhận, để các ngân hàng thương mại cho vay, như Phó Thống đốc đã nói gặp khó khăn.
Một vấn đề khó khăn nữa là doanh nghiệp tiếp cận đất đai. Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chính phủ đã nhận được báo cáo đề xuất của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam, của UBND tỉnh Thái Bình, cho các địa phương thí điểm thực hiện Nhà nước đứng lên thuê đất của dân sau đó Nhà nước cho doanh nghiệp thuê lại chính đất mà Nhà nước đã thuê của dân. Hiện nay, Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã yêu cầu các bộ ngành báo cáo tập hợp sau đó báo cáo Bộ Chính trị. Đây là một chủ trương lớn để tháo gỡ.
Bộ trường Mai TIến Dũng cũng cho biết, vì đất thuê, nên doanh nghiệp nông nghiệp không thể nào có sở hữu đất đai như mong muốn của doanh nghiệp được, ngay cả vấn đề thế chấp để vay vốn, tài sản xây dựng trên đất thuê, nên ngân hàng thương mại cũng đang vướng mắc.
Để gỡ các vướng mắc, Thủ tướng đã giao cho Bộ NN&PTNT xây dựng tiêu chí xác định doanh nghiệp NNCNC, giao Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất với Chính phủ sửa các thông tư liên quan đến tài sản đầu tư trên đất thuê để tạo điều kiện cho doanh nghiệp được thế chấp, cả vấn đề liên quan đến đất thuê của dân, cả vấn đề liên quan đến tài sản xây dựng trên đất và liên quan đến thị trường nữa.
Cũng trong buổi họp báo, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, đầu tư NNCNC thì các tài sản trên đất cũng phải đầu tư rất lớn. Bộ đã dự thảo thông tư để khẳng định, ghi nhận tài sản có góc độ pháp lý đó. Hiện nay đang lấy ý kiến Bộ Tư pháp, và một số bộ, ngành, trong thời gian sớm sẽ ban hành thông tư hướng dẫn này. Đương nhiên, cần theo các cơ chế khác, chẳng hạn như các quỹ rủi ro... nhưng đấy là yêu cầu đặt ra với ngân hàng. Còn đối với giác độ tài sản trên đất thì Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hoàn toàn thống nhất về sự cần thiết này và sẽ trình, ban hành sớm./.
Anh Đức
http://kinhtevadubao.vn
http://kinhtevadubao.vn