Giá nông sản hôm nay 27/1: Giá cà phê trở lại mốc dưới 37.000 đồng/kg, giá tiêu ít biến động
- Thứ sáu - 26/01/2018 21:00
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Giá cà phê hôm nay không thay đổi nhiều so với ngày hôm qua
Giá cà phê hôm nay Robusta đứng yên
Sau phiên giảm giá ngày hôm qua, giá cà phê hôm nay 27/1 không thay đổi, giá cà phê giao dịch ở mức 36.400 - 36.800 đồng/kg. Đây là mức giá đã duy trì liên tục hai tuần qua sau nhiều phiên tăng, giảm. Nhưng vẫn chưa vượt qua được mốc 37.000 đồng/kg. Chỉ còn 2 tuần tới thời điểm Tết Nguyên đán, nhưng với mức giá hiện nay, nông dân Tây Nguyên vẫn đang chờ đợi được giá hơn để bán ra.
Kết thúc phiên giao dịch, trên sàn ICE Europe – London, giá cà phê Robusta tăng nhẹ ở tất cả các kì hạn. Kỳ hạn giao ngay tháng 3/2018 tăng 4 USD, lên 1.767 USD/tấn, trong khi kỳ hạn giao tháng 5/2018 tăng thêm 1USD , lên 1.746 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7/2018 tăng thêm 3 USD, lên 1.778 USD/tấn. Trên sàn ICE US – New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 3/2018 tăng thêm 1,50 cent, lên 122,55 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5/2018 tăng thêm 1,45 cent, lên 127,5 cent/lb.
Giá tiêu hôm nay thấp, nông dân chịu thua lỗ hàng ngày
Giá tiêu hôm nay ít biến động
Giá tiêu hôm nay 27/1 không thay đổi nhiều tại hầu hết các địa phương được khảo sát. Duy nhất tại Bà Rịa - Vũng Tàu, giá hồ tiêu coa nhất 63.000 đồng/kg. Hiện, giá tiêu hôm nay được thu mua trong khoảng 61.000 - 63.000 đồng/kg.
Liên hiệp những người trồng, sản xuất, nông dân, thương nhân gia vị và hạt tiêu Ấn Độ (IPSTPC) đang kêu gọi Bộ trưởng Thương mại Suresh Prabhu đưa hạt tiêu đen ra khỏi danh sách nhập khẩu của các thỏa thuận thương mại tự do Nam Á (SAFTA) và thỏa thuận thương mại tự do Indo-Sri Lanka (ISFTA) nhằm bảo vệ những người trồng hạt tiêu nội địa.
Ông Kishor Shamji Kuruwa, một lãnh đạo của IPSTPC cho rằng“Mức tăng cao trong sản lượng hạt tiêu Sri Lanka cho rằng, những năm gần đây dẫn đến những nhà xuất khẩu hạt tiêu Sri Lanka tràn vào thị trường Ấn Độ dưới sự bảo trợ của hai thỏa thuận trên, bất chấp việc chính phủ Ấn Độ áp giá sàn nhập khẩu. Hạt tiêu Sri Lanka chịu thuế nhập khẩu 8% theo SAFTA và hiện đang có giấy phép nhập khẩu miễn thuế theo ISFTA.
Việc Ấn Độ áp giá sàn nhập khẩu 500 Rupees/kg đối với giá CIF lên tới gần 7.850 USD/tấn so với mức giá thị trường CIF tại càng Ấn Độ hiện chỉ là 4.700 – 4.900 USD/tấn. Chi phí cập cảng đạt 350 Rupees/kg bao gồm thuế nhập khẩu 8%. Chênh lệch giữa chi phí cập cảng và giá hạt tiêu nội địa rất lớn, lên tới 55 – 95 Rupees/kg. Nếu tình trạng này tiếp diễn, nông dân sản xuất hạt tiêu Ấn Độ sẽ chịu thiệt hại nặng, trong khi họ đang nỗ lực tiêu thụ nguồn cung vụ mới năm 2018.
Năm 2017, hạt tiêu xuất khẩu “từ và thông qua” Sri Lanka chạm mức 3.000 tấn, bao gồm không chỉ hạt tiêu Sri Lanka mà còn có hạt tiêu Việt Nam được cấp chứng nhận xuất xứ Sri Lanka. Hơn nữa, Ấn Độ cũng đang cáo buộc hạt tiêu Việt Nam – thông qua Nepal, Myanmar, và Bangladesh – tuồn vào thị trường Ấn Độ qua các ngả biên giới.
Chính phủ Ấn Độ đang gặp áp lực từ rất nhiều bên về các biện pháp bảo vệ nông dân. Đối với các nước ASEAN, mức thuế nhập khẩu hạt tiêu của Ấn Độ là 54% năm 2017, giảm xuống còn 52% năm 2018, theo thỏa thuận thương mại giữa Ấn Độ và ASEAN.
Theo San Nguyễn (danviet.vn)