Hỗ trợ doanh nghiệp XK nông sản bằng chính sách

Hỗ trợ doanh nghiệp XK nông sản bằng chính sách
Việc một số DN đã xuất khẩu (XK) 10 tấn vải thiều sang thị trường Mỹ, Australia đã mở ra thị trường tiêu thụ mới cho mặt hàng này. Tuy nhiên, để có thể nâng kim ngạch XK đòi hỏi DN và người dân cần đẩy mạnh liên kết trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Đó là ý kiến của Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương tổ chức ngày 1/6.
Đừng quá trông chờ vào thị trường mới
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, trong vài năm trở lại đây, bên cạnh việc XK vải thiều sang thị trường Trung Quốc, DN Việt Nam đã đẩy mạnh hoạt động khai thác thị trường mới như Nhật Bản, các nước Đông Nam Á, qua đó thu được những tín hiệu khả quan. Điển hình như Nhật Bản, năm 2014 chỉ XK được 10 tấn, năm nay dự kiến sẽ XK khoảng 100 tấn. Ngoài ra, sau 12 năm nộp hồ sơ, vải thiều Việt Nam hiện đã được cơ quan chức năng Australia, Mỹ đồng ý tiêu thụ.
Các thương nhân mua vải tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Khắc Kiên
Các thương nhân mua vải tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Khắc Kiên
 
Trước những tín hiệu khả quả về việc đưa vải thiều sang các thị trường cao cấp như Mỹ, Australia, Nhật tiêu thụ, song ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho rằng: Người nông dân không nên quá kỳ vọng sẽ XK được khối lượng lớn, bởi đây là thị trường mới mở, khó tính nên chỉ kỳ vọng đáp ứng được yêu cầu kiểm định mà 2 thị trường đã quy định. “Khi đáp ứng được 
Sau khi liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu (20/5), giá xăng dầu trên thị trường thế giới có xu hướng giảm nên có cơ hội để xem xét điều chỉnh giá xăng dầu theo hướng giảm, hoặc giảm mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Dự kiến, ngày 4/6, liên Bộ sẽ xem giá xăng dầu thế giới tăng giảm như thế nào sẽ có điều hành đúng Nghị định 83 của Chính phủ.
Ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước
yêu cầu của 2 thị trường này, đương nhiên sẽ đáp ứng được quy định về kiểm dịch thực vật và ATTP của các thị trường khác, mở ra cơ hội tiến tới các thị trường khác trong các vụ vải tới, và cũng là động lực để người nông dân sản xuất theo quy trình tiêu chuẩn cao hơn” - ông Quyền chia sẻ.
Đại diện Bộ Công Thương cũng khẳng định kim ngạch XK vải thiều sang thị trường Mỹ, Australia không ở mức lớn nên việc tiêu thụ hơn 200.000 tấn vụ thu hoạch vải năm 2015 vẫn trông vào thị trường trong nước và XK sang Trung Quốc. Cụ thể, 60% sản lượng vải sẽ được tiêu thụ tại thị trường trong nước, 40% XK, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 95%. Điều đó cho thấy ít nhất trong vài năm tới, quả vải của Việt Nam vẫn phải phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, việc XK quả vải vào những thị trường khó tính như Mỹ, Australia là bước đi quan trọng và ý nghĩa vì có sự chấp thuận chính thức từ 2 thị trường này là cơ hội để DN và người nông dân có thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Giải quyết hiệu quả tình trạng ách tắc hàng hóa
Tại buổi họp báo, đã có nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề trong thời gian tới, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan hỗ trợ DN trong việc xây dựng thương hiệu, giảm thời gian thông quan.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, trước mắt, Bộ chú trọng việc giúp người dân 2 tỉnh Hải Dương, Bắc Giang tiêu thụ vải tại thị trường trong nước. Trong thời gian tới, thông qua hoạt động xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ DN quảng bá sản phẩm tại thị trường quốc tế, qua đó nâng kim ngạch XK trong những năm tiếp theo.
Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ tỉnh Lạng Sơn xây dựng khu trung chuyển hàng hóa đầu tiên của Việt Nam tại Lạng Sơn với tổng mức đầu tư 986 tỷ đồng. Sau khi hoàn thiện và đi vào sử dụng, khu trung chuyển hàng hóa sẽ giải quyết hiệu quả tình trạng ách tắc hàng hóa như hiện nay, đồng thời giúp thương nhân Trung Quốc có thể trực tiếp sang Việt Nam tìm hiểu, trao đổi thị trường và ngược lại. Hiện nay, gần 100% lượng dưa hấu và khoảng 2/3 lượng vải XK chủ yếu được vận chuyển qua các cửa khẩu của Lạng Sơn. Khu trung chuyển hàng hóa sẽ có vai trò không chỉ trong việc giải quyết ách tắc hàng hóa của các nước ASEAN, mà còn là khu vực để đóng gói, bảo quản và đặc biệt là đàm phán giá.
Tuy nhiên, để có thể đẩy mạnh tiêu thụ nông sản còn đòi hỏi Sở Công Thương các tỉnh, TP phối hợp với sở NN&PTNT nắm cung - cầu ngay từ khi quy hoạch cũng như sản lượng, từ đó để các bộ, ngành có chính sách hỗ trợ cho tiêu thụ nông sản. Bên cạnh đó, DN cần đẩy mạnh liên kết với nông dân trong việc tiêu thụ, nếu DN coi nhẹ hoạt động này, người nông dân vẫn sẽ phải loay hoay với việc tiêu thụ sản phẩm.


Nguồn: ktdt.vn