Hoàng Anh Gia Lai sẽ nhập 50.000 tấn đường mức thuế 2,5%?
- Thứ ba - 31/03/2015 10:39
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý về nguyên tắc bổ sung hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường do Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đầu tư, sản xuất tại Lào vào Bản Thỏa thuận về các mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt Nam - Lào với số lượng 50.000 tấn, với thuế suất trong hạn ngạch 2,5%.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương thống nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hạn ngạch đường bổ sung trên, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trước đó, vào đầu tháng 1/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn thống nhất với Bộ Công Thương về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng đường là 81.000 tấn.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú đã có bài phân tích về những hạn chế của doanh nghiệp mía đường trong nước đồng thời đưa ra so sánh giá đường trong nước đắt hơn nhiều giá đường Hoàng Anh Gia Lai, yêu cầu các doanh nghiệp trong nước cần tập cạnh tranh với Hoàng Anh Gia Lai.
Tuy nhiên, Hiệp hội Mía đường cũng đã lên tiếng phản bác những quan điểm được Thứ trưởng Tú đưa ra. Đồng thời cũng cho biết, Hiệp hội không hề phản đối việc nhập đường của Hoàng Anh Gia Lai, mà chỉ yêu cầu nhập như thế nào để không bị làm trái với các quy định hiện hành để lợi dụng của nhóm lợi ích.
"Hiệp hội chỉ yêu cầu nhập 50.000 tấn đường từ Lào theo các nguyên tắc: nhập 100% đường thô về nước luyện lại thành đường RS (đường trắng) hoặc RE (đường tinh luyện); đường nhập từ Lào được tính và khấu trừ trong hạn ngạch nhập khẩu hàng năm đã cam kết với WTO", đại diện Hiệp hội Mía đường Việt Nam khẳng định.
Đồng thời, cũng theo vị đại diện này việc nhập khẩu phải tổ chức đấu thầu nhập khẩu hạn ngạch này 1 cách rộng rãi, minh bạch không cấp phát theo cơ chế xin cho như cơ chế hiện nay, chỉ đem lại lợi ích từ chênh lệch giá về cho ngân sách. Nên nhập sau khi vụ ép mía đường trong nước kết thúc để giảm dư thừa cục bộ gây tồn kho lớn trong nước.
Ngoài ra, thuế nhập khẩu không nên miễn hoàn toàn như đề nghị của Bộ Công thương mà nên áp dụng mức thuế nhập khẩu đường đã cam kết chung đối với AFTA.
Trước đó, vào đầu tháng 1/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn thống nhất với Bộ Công Thương về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng đường là 81.000 tấn.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú đã có bài phân tích về những hạn chế của doanh nghiệp mía đường trong nước đồng thời đưa ra so sánh giá đường trong nước đắt hơn nhiều giá đường Hoàng Anh Gia Lai, yêu cầu các doanh nghiệp trong nước cần tập cạnh tranh với Hoàng Anh Gia Lai.
Tuy nhiên, Hiệp hội Mía đường cũng đã lên tiếng phản bác những quan điểm được Thứ trưởng Tú đưa ra. Đồng thời cũng cho biết, Hiệp hội không hề phản đối việc nhập đường của Hoàng Anh Gia Lai, mà chỉ yêu cầu nhập như thế nào để không bị làm trái với các quy định hiện hành để lợi dụng của nhóm lợi ích.
"Hiệp hội chỉ yêu cầu nhập 50.000 tấn đường từ Lào theo các nguyên tắc: nhập 100% đường thô về nước luyện lại thành đường RS (đường trắng) hoặc RE (đường tinh luyện); đường nhập từ Lào được tính và khấu trừ trong hạn ngạch nhập khẩu hàng năm đã cam kết với WTO", đại diện Hiệp hội Mía đường Việt Nam khẳng định.
Đồng thời, cũng theo vị đại diện này việc nhập khẩu phải tổ chức đấu thầu nhập khẩu hạn ngạch này 1 cách rộng rãi, minh bạch không cấp phát theo cơ chế xin cho như cơ chế hiện nay, chỉ đem lại lợi ích từ chênh lệch giá về cho ngân sách. Nên nhập sau khi vụ ép mía đường trong nước kết thúc để giảm dư thừa cục bộ gây tồn kho lớn trong nước.
Ngoài ra, thuế nhập khẩu không nên miễn hoàn toàn như đề nghị của Bộ Công thương mà nên áp dụng mức thuế nhập khẩu đường đã cam kết chung đối với AFTA.
TÚ ANH
theo bizlive