Khó giảm lãi suất cho vay
- Thứ năm - 15/09/2016 11:30
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Nhận định về xu hướng lãi suất thị trường từ nay đến cuối năm, chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Trí Hiếu nhận định: “Lãi suất huy động có lẽ khó có thể giảm từ nay đến cuối năm vì càng ngày các ngân hàng càng cần vốn huy động hơn.
Tuy nhiên lãi suất huy động tăng bao nhiêu thì rất khó có thể dự đoán được tại thời điểm này, khả năng tăng từ 0,5% trở lên. Nếu mức lãi suất huy động tăng như vậy thì lãi suất cho vay khó có thể duy trì được ở mức hiện tại chưa nói là có thể giảm”.
Điều chỉnh huy động để cân đối vốn
Mới đây một số ngân hàng như: Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Bản Việt (VietCapital Bank), Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã điều chỉnh lãi suất huy động tăng thêm từ 0,1- 0,4%.
Theo đó, với khách hàng gửi tiết kiệm theo chương trình quà tặng 2016 của Eximbank, lãi suất các kỳ hạn sẽ cao hơn lãi suất tiết kiệm thông thường khoảng 0,3- 0,4%. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn 1 và 2 tháng đều ở mức 5%/năm, kỳ hạn 3 tháng 5,5%/năm, kỳ hạn 6 tháng 6,1%/năm... Trong tháng 9 này, lãi suất tiền gửi tại VPBank cũng tăng nhẹ 0,1 - 0,2% ở một số kỳ hạn, đặc biệt ngân hàng khuyến khích khách hàng gửi tiền kỳ hạn dài với mức lãi suất niêm yết cao nhất là 7,7% (kỳ hạn 36 tháng).
Trao đổi với phóng viên báo Tin Tức, TS Bùi Quang Tín, Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh lý giải 3 nguyên nhân khiến lãi suất huy động của một số ngân hàng tăng là do đáp ứng vốn cho vay trong mùa kinh doanh cao điểm cuối năm; tăng huy động vốn trung và dài hạn để đáp ứng lộ trình quy định cơ cấu lại nguồn theo tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tại Thông tư 06/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN); tăng do yếu tố thời vụ như chỉ rơi vào cuối quý III nhằm hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh.
Theo Thông tư 06/2016 của NHNN, tới năm 2017, các ngân hàng thương mại (NHTM) phải giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn từ 60% xuống còn 50% và đến đầu năm 2018 ở mức 40%. Do vậy, ngay từ bây giờ các ngân hàng phải tính đến giải pháp là tăng lãi suất để cân đối được nguồn vốn trung và dài hạn. “Tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng đến thời điểm này đã đạt gần 10%. Từ nay đến cuối năm mục tiêu tăng trưởng của NHNN từ 18 - 20%, nên nhu cầu về vốn rất cao. Vì thế, các ngân hàng tăng lãi suất lên để hấp thụ dòng vốn huy động, để có thể cân đối được nguồn vốn cho hoạt động tín dụng của họ”, TS Nguyễn Trí Hiếu nhận xét.
Vẫn lo ngại chi phí vay vốn tăng
Lo ngại lãi suất cho vay có thể tăng lên, gây khó khăn cho doanh nghiệp, lãnh đạo Công ty Cổ phần tư vấn phát triển và thương mại Phúc Lâm bày tỏ: “Nếu điều chỉnh lãi suất liên tục chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Với những doanh nghiệp đầu tư dài hạn, việc ổn định lãi suất sẽ giúp cho tính hiệu quả của doanh nghiệp rõ ràng hơn. Nếu lãi suất cao sẽ tạo ra rào cản cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh”.
Ông Nguyễn Thăng Long, đại diện Công ty TNHH Dịch vụ vận tải tại TP Hồ Chí Minh cho rằng: Nếu duy trì mức lãi suất cho vay như hiện nay là hợp lý (theo NHNN, lãi suất cho vay phổ biến 6 - 8%/năm đối với kỳ ngắn hạn và 9 - 11% đối với trung và dài hạn). Bởi những doanh nghiệp vay vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh rất được các ngân hàng săn đón. Chỉ cần chứng minh được khả năng trả nợ, nguồn tài sản thế chấp, ngân hàng sẵn sàng tạo điều kiện cho vay với mức lãi suất ưu đãi.
“Với những doanh nghiệp có uy tín kinh doanh, lãi suất cho vay chỉ từ 8 - 9%/năm với hạn mức vay 5 năm. Không chỉ thế, rất nhiều ngân hàng còn tung ra các chính sách ưu đãi khác để có thể được tiếp cận nguồn vốn giá hợp lý”, ông Long chia sẻ.
Tuy nhiên, TS Tín cũng lo ngại: Với các doanh nghiệp kinh doanh ít hiệu quả và hay thay đổi giao dịch từ ngân hàng này qua ngân hàng khác sẽ nhiều khả năng sẽ bị ngân hàng tăng lãi suất cho vay thêm từ 0,3 - 1% nhằm bù đắp rủi ro và phù hợp với chuẩn mực quản trị mới của ngân hàng.
“Việc tăng lãi suất huy động sẽ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp đi vay vốn dù các ngân hàng rất muốn thực hiện chủ trương của Chính phủ là giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp. Thế nhưng trong tình trạng chi phí vốn tăng lên, nếu không tăng lãi suất cho vay lên thì có nghĩa là lợi nhuận của họ sẽ bị ảnh hưởng. Vì hiện tại lợi nhuận của các ngân hàng đã rất thấp, chỉ khoảng 2%. Nếu giờ mà còn thấp hơn nữa thì khả năng ngân hàng sẽ bị lỗ”, ông Hiếu nhận định.
Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, hệ thống tài chính trong 8 tháng đầu năm nhìn chung đã đảm bảo tốt khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế do thanh khoản của khu vực ngân hàng khá dồi dào. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất cho vay còn gặp một số thách thức do tiến trình xử lý nợ xấu diễn ra còn chậm. Tính đến cuối tháng 6/2016, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ở mức 2,58%, giảm so với mức 2,78% vào tháng 5/2016. Theo số liệu do các tổ chức tín dụng (TCTD) và Công ty VAMC báo cáo, tổng các khoản nợ xấu được xử lý trong 6 tháng đầu năm 2016 đạt 59,71 nghìn tỷ đồng (giảm 14,55% so với cùng kỳ năm trước).
Để lãi suất có thể giảm bền vững, chuyên gia phân tích của Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng: Bên cạnh việc thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào, các ngân hàng cũng cần tăng hiệu quả hoạt động để kiểm soát và xử lý nợ xấu hiệu quả.
Để đối phó với thực trạng này, các chuyên gia kinh tế khuyến cáo, doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể trong sản xuất, chi tiêu để giảm những tác động tiêu cực về khả năng lãi suất cho vay có thể tăng từ nay đến cuối năm.
Mới đây một số ngân hàng như: Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Bản Việt (VietCapital Bank), Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã điều chỉnh lãi suất huy động tăng thêm từ 0,1- 0,4%.
Khách hàng giao dịch tại ngân hàng VP Bank. Ảnh: Trịnh Hường |
Trao đổi với phóng viên báo Tin Tức, TS Bùi Quang Tín, Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh lý giải 3 nguyên nhân khiến lãi suất huy động của một số ngân hàng tăng là do đáp ứng vốn cho vay trong mùa kinh doanh cao điểm cuối năm; tăng huy động vốn trung và dài hạn để đáp ứng lộ trình quy định cơ cấu lại nguồn theo tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tại Thông tư 06/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN); tăng do yếu tố thời vụ như chỉ rơi vào cuối quý III nhằm hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh.
Theo Thông tư 06/2016 của NHNN, tới năm 2017, các ngân hàng thương mại (NHTM) phải giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn từ 60% xuống còn 50% và đến đầu năm 2018 ở mức 40%. Do vậy, ngay từ bây giờ các ngân hàng phải tính đến giải pháp là tăng lãi suất để cân đối được nguồn vốn trung và dài hạn. “Tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng đến thời điểm này đã đạt gần 10%. Từ nay đến cuối năm mục tiêu tăng trưởng của NHNN từ 18 - 20%, nên nhu cầu về vốn rất cao. Vì thế, các ngân hàng tăng lãi suất lên để hấp thụ dòng vốn huy động, để có thể cân đối được nguồn vốn cho hoạt động tín dụng của họ”, TS Nguyễn Trí Hiếu nhận xét.
Vẫn lo ngại chi phí vay vốn tăng
Lo ngại lãi suất cho vay có thể tăng lên, gây khó khăn cho doanh nghiệp, lãnh đạo Công ty Cổ phần tư vấn phát triển và thương mại Phúc Lâm bày tỏ: “Nếu điều chỉnh lãi suất liên tục chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Với những doanh nghiệp đầu tư dài hạn, việc ổn định lãi suất sẽ giúp cho tính hiệu quả của doanh nghiệp rõ ràng hơn. Nếu lãi suất cao sẽ tạo ra rào cản cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh”.
Ông Nguyễn Thăng Long, đại diện Công ty TNHH Dịch vụ vận tải tại TP Hồ Chí Minh cho rằng: Nếu duy trì mức lãi suất cho vay như hiện nay là hợp lý (theo NHNN, lãi suất cho vay phổ biến 6 - 8%/năm đối với kỳ ngắn hạn và 9 - 11% đối với trung và dài hạn). Bởi những doanh nghiệp vay vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh rất được các ngân hàng săn đón. Chỉ cần chứng minh được khả năng trả nợ, nguồn tài sản thế chấp, ngân hàng sẵn sàng tạo điều kiện cho vay với mức lãi suất ưu đãi.
“Với những doanh nghiệp có uy tín kinh doanh, lãi suất cho vay chỉ từ 8 - 9%/năm với hạn mức vay 5 năm. Không chỉ thế, rất nhiều ngân hàng còn tung ra các chính sách ưu đãi khác để có thể được tiếp cận nguồn vốn giá hợp lý”, ông Long chia sẻ.
Tuy nhiên, TS Tín cũng lo ngại: Với các doanh nghiệp kinh doanh ít hiệu quả và hay thay đổi giao dịch từ ngân hàng này qua ngân hàng khác sẽ nhiều khả năng sẽ bị ngân hàng tăng lãi suất cho vay thêm từ 0,3 - 1% nhằm bù đắp rủi ro và phù hợp với chuẩn mực quản trị mới của ngân hàng.
“Việc tăng lãi suất huy động sẽ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp đi vay vốn dù các ngân hàng rất muốn thực hiện chủ trương của Chính phủ là giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp. Thế nhưng trong tình trạng chi phí vốn tăng lên, nếu không tăng lãi suất cho vay lên thì có nghĩa là lợi nhuận của họ sẽ bị ảnh hưởng. Vì hiện tại lợi nhuận của các ngân hàng đã rất thấp, chỉ khoảng 2%. Nếu giờ mà còn thấp hơn nữa thì khả năng ngân hàng sẽ bị lỗ”, ông Hiếu nhận định.
Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, hệ thống tài chính trong 8 tháng đầu năm nhìn chung đã đảm bảo tốt khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế do thanh khoản của khu vực ngân hàng khá dồi dào. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất cho vay còn gặp một số thách thức do tiến trình xử lý nợ xấu diễn ra còn chậm. Tính đến cuối tháng 6/2016, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ở mức 2,58%, giảm so với mức 2,78% vào tháng 5/2016. Theo số liệu do các tổ chức tín dụng (TCTD) và Công ty VAMC báo cáo, tổng các khoản nợ xấu được xử lý trong 6 tháng đầu năm 2016 đạt 59,71 nghìn tỷ đồng (giảm 14,55% so với cùng kỳ năm trước).
Để lãi suất có thể giảm bền vững, chuyên gia phân tích của Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng: Bên cạnh việc thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào, các ngân hàng cũng cần tăng hiệu quả hoạt động để kiểm soát và xử lý nợ xấu hiệu quả.
Để đối phó với thực trạng này, các chuyên gia kinh tế khuyến cáo, doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể trong sản xuất, chi tiêu để giảm những tác động tiêu cực về khả năng lãi suất cho vay có thể tăng từ nay đến cuối năm.