Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản tăng mạnh
- Thứ ba - 10/10/2017 00:02
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Bưởi da xanh ở ĐBSCL luôn hút hàng trên thị trường xuất khẩu
Tại cuộc họp, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đạt, Tổng thư ký Hiệp hội Rau củ quả Việt Nam, cho biết, tính từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu rau quả Việt Nam có những bước tăng ngoạn mục.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2,642 tỷ USD, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2016. Kim ngạch nhập khẩu 1,153 tỷ USD, tăng 78,2%. Xuất siêu rau củ quả ước đạt 1,489 tỷ USD. Thị trường châu Á là khu vực dẫn đầu xuất khẩu rau của Việt Nam, chiếm 85,9%, khu vực châu Âu chiếm 3,8% và thị trường các khu vực khác chiếm 6,3%. Sản phẩm rau củ chế biến xuất chiếm tỷ lệ lớn nhất với 46,9%, còn lại rau và trái cây tươi.
Điều đáng nói là kim ngạch xuất khẩu rau củ quả, trái cây tươi Việt Nam vào thị trường châu Âu, Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc… có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt là thị trường châu Âu. Năm 2013, hàng nông sản Việt Nam bị hạn chế xuất khẩu vào thị trường này do bị phát hiện vi phạm tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Thế nhưng, từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu nông sản vào thị trường này chiếm 3,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản đã cho thấy sự ám lên của thị trường.
Tuy nhiên, cùng với những tín hiệu tích cực trên thì nhóm doanh nghiệp Việt đang bị xếp vào nhóm có nguy cơ vướng các rào cản kỹ thuật liên quan đến tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là nhóm doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm trái cây tươi và rau gia vị. Do vậy, để đảm bảo ổn định, bền vững khi xuất khẩu vào thị trường này, doanh nghiệp phải đảm bảo tiêu chuẩn trồng rau trong nhà lưới, có truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận quốc tế về kiểm định thực vật. Đặc biệt, EU khuyến cáo nên tuân thủ quy trình VietGAP để giảm thiểu nguy cơ rau củ, quả, trái cây nhiễm bệnh dịch hại.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2,642 tỷ USD, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2016. Kim ngạch nhập khẩu 1,153 tỷ USD, tăng 78,2%. Xuất siêu rau củ quả ước đạt 1,489 tỷ USD. Thị trường châu Á là khu vực dẫn đầu xuất khẩu rau của Việt Nam, chiếm 85,9%, khu vực châu Âu chiếm 3,8% và thị trường các khu vực khác chiếm 6,3%. Sản phẩm rau củ chế biến xuất chiếm tỷ lệ lớn nhất với 46,9%, còn lại rau và trái cây tươi.
Điều đáng nói là kim ngạch xuất khẩu rau củ quả, trái cây tươi Việt Nam vào thị trường châu Âu, Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc… có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt là thị trường châu Âu. Năm 2013, hàng nông sản Việt Nam bị hạn chế xuất khẩu vào thị trường này do bị phát hiện vi phạm tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Thế nhưng, từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu nông sản vào thị trường này chiếm 3,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản đã cho thấy sự ám lên của thị trường.
Tuy nhiên, cùng với những tín hiệu tích cực trên thì nhóm doanh nghiệp Việt đang bị xếp vào nhóm có nguy cơ vướng các rào cản kỹ thuật liên quan đến tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là nhóm doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm trái cây tươi và rau gia vị. Do vậy, để đảm bảo ổn định, bền vững khi xuất khẩu vào thị trường này, doanh nghiệp phải đảm bảo tiêu chuẩn trồng rau trong nhà lưới, có truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận quốc tế về kiểm định thực vật. Đặc biệt, EU khuyến cáo nên tuân thủ quy trình VietGAP để giảm thiểu nguy cơ rau củ, quả, trái cây nhiễm bệnh dịch hại.