Mở rộng tín dụng nông nghiệp nông thôn
- Thứ năm - 11/06/2015 08:26
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
KTĐT - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (NNNT).
Theo đó, Nghị định bổ sung đối tượng được vay vốn phục vụ phát triển NNNT bao gồm cả các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình sinh sống trên địa bàn TP, thị xã nhưng tham gia sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; các tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, mô hình ứng dụng công nghệ cao thông qua việc quy định các tổ chức đầu mối (DN, HTX, liên hiệp HTX) tham gia mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp sẽ được tổ chức tín dụng (TCTD) cho vay không có tài sản bảo đảm lên đến 70 - 80% giá trị dự án, phương án sản xuất, kinh doanh. Các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, chủ trang trại, HTX, liên hiệp HTX... cũng sẽ được nâng mức cho vay không có tài sản đảm bảo lên gấp 1,5 - 2 lần so với quy định hiện nay.
Nghị định 55 cũng quy định cụ thể hơn về nguyên tắc, quy trình xử lý các khoản nợ vay gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh trên phạm vi rộng hoặc do nguyên nhân khách quan bất khả kháng đối với khách hàng trong lĩnh vực NNNT; khuyến khích các TCTD đầu tư vào lĩnh vực NNNT thông qua quy định về trích lập dự phòng rủi ro, hỗ trợ nguồn vốn và các công cụ điều hành chính sách tiền tệ khác. Ngoài ra, cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại TCTD sẽ không phải nộp lệ phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản tại cơ quan thực hiện chứng thực hợp đồng và lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.
Theo các chuyên gia, Nghị định này là một hệ thống chính sách đồng bộ, không chỉ khuyến khích các TCTD mạnh dạn đầu tư vốn phát triển lĩnh vực NNNT, mà còn tạo điều kiện thuận lợi để người dân, DN tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Các quy định hỗ trợ phát triển mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Nghị định có thể nói là một trong các giải pháp đột phá, tạo “cú hích” đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gia tăng sức cạnh tranh góp phần phát triển bền vững ngành nông nghiệp; qua đó cải thiện và nâng cao điều kiện sống của cư dân vùng nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Nghị định 55 cũng quy định cụ thể hơn về nguyên tắc, quy trình xử lý các khoản nợ vay gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh trên phạm vi rộng hoặc do nguyên nhân khách quan bất khả kháng đối với khách hàng trong lĩnh vực NNNT; khuyến khích các TCTD đầu tư vào lĩnh vực NNNT thông qua quy định về trích lập dự phòng rủi ro, hỗ trợ nguồn vốn và các công cụ điều hành chính sách tiền tệ khác. Ngoài ra, cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại TCTD sẽ không phải nộp lệ phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản tại cơ quan thực hiện chứng thực hợp đồng và lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.
Theo các chuyên gia, Nghị định này là một hệ thống chính sách đồng bộ, không chỉ khuyến khích các TCTD mạnh dạn đầu tư vốn phát triển lĩnh vực NNNT, mà còn tạo điều kiện thuận lợi để người dân, DN tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Các quy định hỗ trợ phát triển mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Nghị định có thể nói là một trong các giải pháp đột phá, tạo “cú hích” đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gia tăng sức cạnh tranh góp phần phát triển bền vững ngành nông nghiệp; qua đó cải thiện và nâng cao điều kiện sống của cư dân vùng nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Đinh Nguyễn
theo ktdt
theo ktdt