Năm 2017, phấn đấu xuất khẩu thủy sản đạt 7,1 tỷ USD
- Thứ sáu - 13/01/2017 08:02
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
- Thủy sản tiếp tục khẳng định là ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn của ngành nông nghiệp với giá trị 7 tỷ USD. Dự báo trong năm 2017, xuất khẩu thủy sản còn nhiều dư địa về phát huy thế mạnh nuôi tôm nước lợ và cá tra để tạo nên những đột phá mới.
Đóng góp chủ lực trong xuất khẩu ngành nông nghiệp
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), năm 2016, hạn hán, xâm ngập mặn làm giảm nguồn cung nguyên liệu, sự cố môi trường dẫn đến cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung từ cuối tháng 04/2016 đã ảnh hưởng không nhỏ đến thương mại của thủy sản Việt Nam trên thị trường nhập khẩu, phần nào làm hạn chế xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng cuối năm.
Tuy nhiên, nhờ nhu cầu thị trường hồi phục cùng với sự nỗ lực của doanh nghiệp, xuất khẩu các sản phẩm chủ lực đều tăng 6%-11%.
Thủy sản tiếp tục khẳng định là ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn của ngành nông nghiệp, đóng góp lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành, với giá trị 7 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2015.
Năm 2016, cơ cấu sản phẩm thủy sản Việt Nam không thay đổi về tỷ trọng so với năm ngoái. Trong đó, tôm vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 44%, tiếp đến là cá tra 24%, cá ngừ 7%, các loại cá biển 16%.
Top 5 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam gồm: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc có sự thay đổi về vị trí và tỷ trọng giá trị nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam.
Mỹ vẫn duy trì vị trí đứng đầu với 21% giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, nhờ xuất khẩu tôm, cá tra, cá ngừ sang thị trường này. Tỷ trọng của Mỹ tăng thêm 2%, trong khi của Nhật Bản tiếp tục giảm từ 16% xuống còn 15% và EU giảm từ 18% xuống còn 17%.
Đặc biệt, với sự gia tăng nhập khẩu tôm sú, cá tra, cá ngừ nguyên liệu, Trung Quốc đã vượt qua Hàn Quốc đứng thứ 4 trong các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam, chiếm tỷ trọng 12% so với năm ngoái là 9%.
Là thị trường tiêu thụ mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, năm nay Hàn Quốc liên tục giảm nhập khẩu mặt hàng này khiến cho giá trị nhập khẩu của thị trường này chỉ còn chiếm 8% tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, giảm so với 9% năm 2015.
Phát huy thế mạnh nuôi tôm nước lợ và cá tra
Theo đánh giá của VASEP, dự báo nhu cầu thủy sản trên thế giới vẫn tăng mạnh dù không cao như những năm trước (trên 15%). Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp bắt đầu có tác động gia tăng lượng nguyên liệu thủy sản nuôi trồng cung cấp cho chế biến xuất khẩu. Cùng với đó, các hiệp định thương mại với các thị trường thế giới mở ra cơ hội để thâm nhập sâu hơn.
Cá tra tiếp tục khẳng định là thế mạnh lớn về xuất khẩu trong năm 2017
Dự báo, xuất khẩu tôm năm 2017 tiếp tục tăng trưởng dương nhờ vào xu hướng gia tăng nhu cầu của thị trường. Thị trường châu Âu sẽ tăng mua tôm đáng kể khi Việt Nam đã áp dụng các biện pháp một cách có hiệu quả bảo đảm kiểm soát hóa chất kháng sinh. Việt Nam sẽ phát huy lợi thế nuôi tôm sú và cung cấp cho thị trường ở các phân khúc cao. Cùng với tôm, cá tra vẫn là mặt hàng quan trọng của thủy sản và dự báo năm 2017 giá trị xuất khẩu sẽ xoay quanh mức 1,7 tỷ USD.
Tuy nhiên, VASEP cũng nhận định một số thách thức chính của ngành thủy sản nói chung, xuất khẩu thủy sản nói riêng trong năm 2017, như: Hạn hán và xâm nhập mặn, Rào cản kỹ thuật và bảo hộ thương mại từ các thị trường nhập khẩu; Các quy định kiểm soát chất lượng của thị trường nhập khẩu; Thuế chống bán phá giá và hương trình thanh tra cá da trơn; Chương trình thanh tra cá da trơn với một số quy định ngặt nghèo, cũng đang trong giai đoạn chuyển tiếp; Giá thành sản xuất nguyên liệu của Việt Nam còn cao; Thiếu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu; Chịu cạnh tranh mạnh mẽ; Truyền thông bôi nhọ tại một số thị trường tiêu thụ thủy sản: trong 10 năm qua, đã xuất hiện ở gần 10 quốc gia (Úc, Italia, Tây Ban Nha, Đức, Ai Cập, Pháp....) việc truyền thông đưa thông tin bôi nhọ, không khách quan về sản phẩm thủy sản của Việt Nam (ô nhiễm, bẩn, kim loại nặng, môi trường dơ…).
Mặc dù đứng trước những khó khăn đó, nhưng tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2017 vào ngày 30/12/2016, Tổng cục Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, năm 2017, ngành sẽ đặt ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 7,1 tỷ USD.
Để thực hiện mục tiêu này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho rằng, năm 2017, ngành thuỷ sản cần tập trung khai thác lợi thế của lĩnh vực nuôi trồng và khai thác.
Cụ thể, đối với sản phẩm tôm nước lợ, đây là một lợi thế và còn nhiều dư địa để khai thác. Hiện cả nước có khoảng 700.000 ha nuôi tôm nước lợ; trong đó, có 95.000 ha nuôi tôm công nghiệp, còn lại hơn 600.000 ha nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến, nhưng với năng suất hiện còn thấp. Do đó, năm 2017 hoàn toàn có thể tăng về sản lượng, tuy nhiên, phải kiểm soát tốt dịch bệnh, xúc tiến và mở rộng thị trường.
Để làm được điều này, theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, phải có sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, cộng với kiểm soát được dịch bệnh, dư lượng kháng sinh, kiểm soát tốt nguyên liệu đầu vào. Đặc biệt, là kiểm soát tốt khâu giống, áp dụng tốt các quy trình. Chủ động đề phòng tình trạng hạn, mặn cũng như khâu thị trường để triển khai hiệu quả hơn.
Đối với cá tra, để đạt được con số xuất khẩu cá tra 1,7 tỷ USD trong năm 2017, với mức tăng trưởng 10%, theo các chuyên gia, ngoài các thị trường truyền thống, thị trường lớn, các doanh nghiệp cần chú ý phát triển, trụ vững ở tất cả các thị trường hiện có; tập trung khai thác thị trường trong nước với 92 triệu dân.
Về lâu dài, khẩn trương xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm quốc gia cá da trơn; tạo ra dòng sản phẩm chất lượng cao, xây dựng thương hiệu và nâng cao uy tín, chất lượng con cá tra Việt Nam. Như vậy, bên cạnh việc phát triển cá tra phi lê thì sẽ tạo ra dòng sản phẩm chất lượng cao; gia tăng sản phẩm có giá trị gia tăng cao chế biến từ cá tra.
Các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng các phương án để đưa sản phẩm cá tra vào siêu thị, kênh bán lẻ trực tuyến. Hiện nay, cá tra Việt Nam rất thuận lợi trên thế giới do chất lượng sản phẩm và giá bán. Để mở rộng thị trường lớn mạnh, chất lượng giống nuôi là yếu tố hàng đầu doanh nghiệp cần quan tâm tới.
Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, cần tập trung thực hiện sửa đổi Nghị định 36/2014/NĐ-CP, ngày 29/04/2014 về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra để tạo hành lang pháp lý, xử lý tốt vấn đề rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu. Về mặt chiến lược lâu dài đối với cá tra, cần khẩn trương xây dựng chiến lược sản phẩm quốc gia cá da trơn, trong đó tập trung xây dựng sản phẩm chất lượng cao, xây dựng thương hiệu./.
Tham khảo từ các nguồn:
http://vasep.com.vn/Tin-Tuc/778_46609/Du-bao-7-thach-thuc-cua-nganh-thuy-san-nam-2017.htm
http://vov.vn/kinh-te/xuat-khau-thuy-san-con-nhieu-du-dia-cho-tang-truong-584998.vov
http://thoibaonganhang.vn/du-dia-cho-xuat-khau-thuy-san-con-lon-58097.html
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), năm 2016, hạn hán, xâm ngập mặn làm giảm nguồn cung nguyên liệu, sự cố môi trường dẫn đến cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung từ cuối tháng 04/2016 đã ảnh hưởng không nhỏ đến thương mại của thủy sản Việt Nam trên thị trường nhập khẩu, phần nào làm hạn chế xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng cuối năm.
Tuy nhiên, nhờ nhu cầu thị trường hồi phục cùng với sự nỗ lực của doanh nghiệp, xuất khẩu các sản phẩm chủ lực đều tăng 6%-11%.
Thủy sản tiếp tục khẳng định là ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn của ngành nông nghiệp, đóng góp lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành, với giá trị 7 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2015.
Năm 2016, cơ cấu sản phẩm thủy sản Việt Nam không thay đổi về tỷ trọng so với năm ngoái. Trong đó, tôm vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 44%, tiếp đến là cá tra 24%, cá ngừ 7%, các loại cá biển 16%.
Top 5 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam gồm: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc có sự thay đổi về vị trí và tỷ trọng giá trị nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam.
Mỹ vẫn duy trì vị trí đứng đầu với 21% giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, nhờ xuất khẩu tôm, cá tra, cá ngừ sang thị trường này. Tỷ trọng của Mỹ tăng thêm 2%, trong khi của Nhật Bản tiếp tục giảm từ 16% xuống còn 15% và EU giảm từ 18% xuống còn 17%.
Đặc biệt, với sự gia tăng nhập khẩu tôm sú, cá tra, cá ngừ nguyên liệu, Trung Quốc đã vượt qua Hàn Quốc đứng thứ 4 trong các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam, chiếm tỷ trọng 12% so với năm ngoái là 9%.
Là thị trường tiêu thụ mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, năm nay Hàn Quốc liên tục giảm nhập khẩu mặt hàng này khiến cho giá trị nhập khẩu của thị trường này chỉ còn chiếm 8% tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, giảm so với 9% năm 2015.
Phát huy thế mạnh nuôi tôm nước lợ và cá tra
Theo đánh giá của VASEP, dự báo nhu cầu thủy sản trên thế giới vẫn tăng mạnh dù không cao như những năm trước (trên 15%). Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp bắt đầu có tác động gia tăng lượng nguyên liệu thủy sản nuôi trồng cung cấp cho chế biến xuất khẩu. Cùng với đó, các hiệp định thương mại với các thị trường thế giới mở ra cơ hội để thâm nhập sâu hơn.
Cá tra tiếp tục khẳng định là thế mạnh lớn về xuất khẩu trong năm 2017
Dự báo, xuất khẩu tôm năm 2017 tiếp tục tăng trưởng dương nhờ vào xu hướng gia tăng nhu cầu của thị trường. Thị trường châu Âu sẽ tăng mua tôm đáng kể khi Việt Nam đã áp dụng các biện pháp một cách có hiệu quả bảo đảm kiểm soát hóa chất kháng sinh. Việt Nam sẽ phát huy lợi thế nuôi tôm sú và cung cấp cho thị trường ở các phân khúc cao. Cùng với tôm, cá tra vẫn là mặt hàng quan trọng của thủy sản và dự báo năm 2017 giá trị xuất khẩu sẽ xoay quanh mức 1,7 tỷ USD.
Tuy nhiên, VASEP cũng nhận định một số thách thức chính của ngành thủy sản nói chung, xuất khẩu thủy sản nói riêng trong năm 2017, như: Hạn hán và xâm nhập mặn, Rào cản kỹ thuật và bảo hộ thương mại từ các thị trường nhập khẩu; Các quy định kiểm soát chất lượng của thị trường nhập khẩu; Thuế chống bán phá giá và hương trình thanh tra cá da trơn; Chương trình thanh tra cá da trơn với một số quy định ngặt nghèo, cũng đang trong giai đoạn chuyển tiếp; Giá thành sản xuất nguyên liệu của Việt Nam còn cao; Thiếu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu; Chịu cạnh tranh mạnh mẽ; Truyền thông bôi nhọ tại một số thị trường tiêu thụ thủy sản: trong 10 năm qua, đã xuất hiện ở gần 10 quốc gia (Úc, Italia, Tây Ban Nha, Đức, Ai Cập, Pháp....) việc truyền thông đưa thông tin bôi nhọ, không khách quan về sản phẩm thủy sản của Việt Nam (ô nhiễm, bẩn, kim loại nặng, môi trường dơ…).
Mặc dù đứng trước những khó khăn đó, nhưng tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2017 vào ngày 30/12/2016, Tổng cục Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, năm 2017, ngành sẽ đặt ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 7,1 tỷ USD.
Để thực hiện mục tiêu này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho rằng, năm 2017, ngành thuỷ sản cần tập trung khai thác lợi thế của lĩnh vực nuôi trồng và khai thác.
Cụ thể, đối với sản phẩm tôm nước lợ, đây là một lợi thế và còn nhiều dư địa để khai thác. Hiện cả nước có khoảng 700.000 ha nuôi tôm nước lợ; trong đó, có 95.000 ha nuôi tôm công nghiệp, còn lại hơn 600.000 ha nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến, nhưng với năng suất hiện còn thấp. Do đó, năm 2017 hoàn toàn có thể tăng về sản lượng, tuy nhiên, phải kiểm soát tốt dịch bệnh, xúc tiến và mở rộng thị trường.
Để làm được điều này, theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, phải có sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, cộng với kiểm soát được dịch bệnh, dư lượng kháng sinh, kiểm soát tốt nguyên liệu đầu vào. Đặc biệt, là kiểm soát tốt khâu giống, áp dụng tốt các quy trình. Chủ động đề phòng tình trạng hạn, mặn cũng như khâu thị trường để triển khai hiệu quả hơn.
Đối với cá tra, để đạt được con số xuất khẩu cá tra 1,7 tỷ USD trong năm 2017, với mức tăng trưởng 10%, theo các chuyên gia, ngoài các thị trường truyền thống, thị trường lớn, các doanh nghiệp cần chú ý phát triển, trụ vững ở tất cả các thị trường hiện có; tập trung khai thác thị trường trong nước với 92 triệu dân.
Về lâu dài, khẩn trương xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm quốc gia cá da trơn; tạo ra dòng sản phẩm chất lượng cao, xây dựng thương hiệu và nâng cao uy tín, chất lượng con cá tra Việt Nam. Như vậy, bên cạnh việc phát triển cá tra phi lê thì sẽ tạo ra dòng sản phẩm chất lượng cao; gia tăng sản phẩm có giá trị gia tăng cao chế biến từ cá tra.
Các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng các phương án để đưa sản phẩm cá tra vào siêu thị, kênh bán lẻ trực tuyến. Hiện nay, cá tra Việt Nam rất thuận lợi trên thế giới do chất lượng sản phẩm và giá bán. Để mở rộng thị trường lớn mạnh, chất lượng giống nuôi là yếu tố hàng đầu doanh nghiệp cần quan tâm tới.
Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, cần tập trung thực hiện sửa đổi Nghị định 36/2014/NĐ-CP, ngày 29/04/2014 về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra để tạo hành lang pháp lý, xử lý tốt vấn đề rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu. Về mặt chiến lược lâu dài đối với cá tra, cần khẩn trương xây dựng chiến lược sản phẩm quốc gia cá da trơn, trong đó tập trung xây dựng sản phẩm chất lượng cao, xây dựng thương hiệu./.
Tham khảo từ các nguồn:
http://vasep.com.vn/Tin-Tuc/778_46609/Du-bao-7-thach-thuc-cua-nganh-thuy-san-nam-2017.htm
http://vov.vn/kinh-te/xuat-khau-thuy-san-con-nhieu-du-dia-cho-tang-truong-584998.vov
http://thoibaonganhang.vn/du-dia-cho-xuat-khau-thuy-san-con-lon-58097.html
Lê Vân
http://kinhtevadubao.vn/
http://kinhtevadubao.vn/