Tháng 2: Xuất khẩu thủy sản của cả nước giảm mạnh
- Thứ bảy - 02/03/2013 04:50
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 2, do có kỳ nghỉ Tết âm lịch kéo dài nên số ngày hoạt động của các công ty chế biến và xuất khẩu giảm, dẫn đến tổng giá trị thủy sản xuất khẩu của cả nước trong tháng 2 ước đạt khoảng 320 triệu USD, giảm khoảng 24% so với cùng kỳ năm trước.
Các mặt hàng xuất khẩu giảm mạnh như cá tra ước đạt 100 triệu USD, giảm khoảng 32%; tôm ước đạt 96 triệu USD, giảm 31%; mực bạch tuộc, đạt 26 triệu USD, giảm khoảng 18%…
Các chuyên gia ngành thủy sản nhận định các khó khăn về vốn và nguyên liệu sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng thủy sản nuôi, nhất là sản phẩm tôm và cá tra.
Các mặt hàng xuất khẩu giảm mạnh như cá tra ước đạt 100 triệu USD, giảm khoảng 32%; tôm ước đạt 96 triệu USD, giảm 31%; mực bạch tuộc, đạt 26 triệu USD, giảm khoảng 18%…
Các chuyên gia ngành thủy sản nhận định các khó khăn về vốn và nguyên liệu sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng thủy sản nuôi, nhất là sản phẩm tôm và cá tra.
Chế biến cá tra. (Ảnh: Minh Trí/TTXVN)
Tuy nhiên, các mặt hàng hải sản như cá ngừ và cá biển sẽ thuận lợi hơn nhờ sản lượng khai thác đầu năm và lượng nhập khẩu tăng.
Nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám yêu cầu các địa phương tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai các hoạt động mở rộng thị trường, theo dõi sát diễn biến thị trường và đề xuất giải pháp xử lý kịp thời những vướng mắc phát sinh để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản có hiệu quả.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng yêu cầu các doanh nghiệp, hiệp hội tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế, hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký và bảo vệ thương hiệu hàng hóa...
Các doanh nghiệp cho rằng ngành cũng cần tìm mọi biện pháp giảm các chi phí gián tiếp và chi phí dịch vụ cho các doanh nghiệp thủy sản trong điều kiện chi phí đầu vào, vận chuyển đều tăng cao.
Còn hiện tại, mỗi container hàng thủy sản phải chịu tổng chi phí kiểm tra lên đến cả ngàn USD là rất cao so với các quốc gia khác...
Cũng theo Vasep, hai tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt 806 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 16,96% thị phần, tiếp theo là Nhật Bản (15,30%) và Hàn Quốc (7,67%)./.
Nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám yêu cầu các địa phương tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai các hoạt động mở rộng thị trường, theo dõi sát diễn biến thị trường và đề xuất giải pháp xử lý kịp thời những vướng mắc phát sinh để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản có hiệu quả.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng yêu cầu các doanh nghiệp, hiệp hội tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế, hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký và bảo vệ thương hiệu hàng hóa...
Các doanh nghiệp cho rằng ngành cũng cần tìm mọi biện pháp giảm các chi phí gián tiếp và chi phí dịch vụ cho các doanh nghiệp thủy sản trong điều kiện chi phí đầu vào, vận chuyển đều tăng cao.
Còn hiện tại, mỗi container hàng thủy sản phải chịu tổng chi phí kiểm tra lên đến cả ngàn USD là rất cao so với các quốc gia khác...
Cũng theo Vasep, hai tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt 806 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 16,96% thị phần, tiếp theo là Nhật Bản (15,30%) và Hàn Quốc (7,67%)./.
Theo TTXVN