Thông tin sản xuất tiêu thụ gạo một số nước cuối tháng 2/2015

Thông tin sản xuất tiêu thụ gạo một số nước cuối tháng 2/2015
Giá gạo xuất khẩu trên thế giới trong tuần qua vẫn ổn định. Giá gạo vào ngày 28/02/2015 của 5 nước xuất khẩu gạo chính so với tuần trước như sau:

Bảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 4 nước vào ngày 28/2/2015 so với ngày 21/2/2015 (đơn vị: USD/tấn)

Loại gạo

Thái Lan

Việt Nam

Ấn Độ

Pakistan

Campuchia

21/2/2015

28/2/2015

21/2/2015

28/2/2015

21/2/2015

28/2/2015

21/2/2015

28/2/2015

28/2/2015

Gạo 5%

415-425

415-425

355-365

365-375

390-400

390-400

345-355

335-345

425-435

Gạo 25%

365-375

365-375

325-335

340-350

355-365

355-365

305-315

305-315

410-420

Gạo đồ

405-415

405-415

 

 

385-395

385-395

385-395

385-395

 

Tấm

320-330

320-330

305-315

310-320

280-290

280-290

275-285

275-285

345-355

Gạo thơm

920-930

920-930

460-470

460-470

21/2/2015

 

 

 

785-795

                     

1.Thái Lan

Chính phủ Thái Lan đang có kế hoạch bán đấu giá một triệu tấn gạo vào ngày 06/3/2015. Chính phủ kỳ vọng nhiều nhà thầu sẽ tham gia cuộc đấu giá sắp tới và lên kế hoạch bán được phần lớn gạo dự  trữ. Chính phủ đã phê duyệt cho bán 496.243 tấn gạo từ 1 triệu tấn bán đấu giá, trong đó có 850.000 tấn gạo trắng 5% và 150.000 tấn gạo Hom Mali vào 29/1/2015. Kho dự trữ của chính phủ Thái Lan có 17,8 triệu tấn gạo và đang có kế hoạch sẽ bán 10 triệu tấn gạo năm 2015 và 7 triệu tấn năm 2016.

Tuy nhiên, cuộc đấu giá 1 triệu của Thái Lan hiện nhận được rất ít nhà thầu tham gia trong bối cảnh nguồn cung lớn và cạnh tranh, giá gạo Việt thấp hơn gạo Thái 13%.  Hiện nay, giá gạo xuất khẩu của Thái gạo 5% tấm là 405 USD/tấn so với gạo Việt 5% chỉ có 360 USD/tấn. Chính phủ có kế hoạch bán đấu giá 762.700 tấn gạo 5% tấm và 246.137 tấn gạo 10%, 15%, 25%, gạo nếp. Cuộc đấu giá sẽ được diễn ra ở 124 kho nhà nước của 33 tỉnh và tên nhà thầu đủ điều kiện dự kiến ​​sẽ được công bố vào thứ sáu 6/3/2015.

Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan đang có kế hoạch phân bổ 6,5 tỷ baht (khoảng 200 triệu USD) để hỗ trợ các hợp tác xã nông dân trồng lúa nâng cao khả năng làm dịch vụ. Quỹ này sẽ được sử dụng hỗ trợ các hợp tác xã trồng lúa của 19 tỉnh nhằm tăng khả năng thu mua lúa của xã viên lên 948.000 tấn vào năm 2019, tăng gấp đôi so với 450.000 tấn năm 2014, cũng như khả năng xay xát gạo gấp 2 lần lên lên 134.000 tấn ở cùng thời kỳ trên.

Năm 2014, hợp tác xã trồng lúa trên cả nước trồng lúa đạt diện tích 4,16 triệu ha chiếm 48% tổng diện tích trồng lúa cả nước. Họ đóng góp 11,3 triệu tấn lúa, chiếm khoảng 39% sản lượng lúa Thái Lan

2. Việt Nam

Việt Nam xuất khẩu được 356.012 tấn gạo trong 1/1- 25/2/2015, giảm 44% so với 637.756 triệu tấn gạo xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2014. Giá gạo xuất khẩu trung bình trong năm 2015 là 446 USD/tấn (FOB), tăng 3,7% USD/tấn so với cùng thời điểm năm 2014.

Từ 1- 25/2/2015, Việt Nam xuất khẩu được 135.623 tấn gạo, giảm 59% so với 330.501 tấn gạo xuất khẩu cả tháng 2 năm 2014, và giảm 38% so với 220.388 tấn gạo xuất tháng 1/2015 . giá xuất khẩu trung bình trong tháng 2 đạt 441 USD/tấn, giảm 1% so với một năm trước, và giảm 2% USD/tấn so với tháng trước.

3. Indonesia

Cơ quan Hậu cần Nhà nước Indonesia đã quyết định tung 400.000 tấn gạo trong kho dự  trữ ra thị trường để hạn chế giá gạo tăng cao. Kho gạo hiện có 1,4 triệu tấn gạo và có thể đưa thêm 500.000 tấn nếu cần thiết..Chính phủ đang xây dựng mục tiêu tăng lượng dự  trữ lên 3 triệu tấn vào cuối mùa thu hoạch này. Họ dự kiến mua của nông dân 3,2 triệu tấn gạo năm 2015. Gạo dự  trữ được bán với giá 7.400 Rupiah /kg  (576 USD/tấn hay 12.306 đồng/kg). Ngoài ra chính phủ còn dành 19.000 tấn gạo bán cho người có sỗ nghèo với giá 125 USD/tấn (2.670 đồng/kg).

Giá gạo trong nước đã được tăng liên tục từ tháng 5/2014. Giá gạo trong nước hiện giữ ở mức 761 USD/tấn (16.259 đồng/kg), tăng 10% so với 750 USD/tấn (16.023 đồng/kg) vào tháng 9/2014, và tăng 9% so với cùng kỳ năm 2014. Chính phủ Indonesia đang nghi ngờ đầu cơ tích trữ có thể là lý do chính cho sự tăng vọt giá gạo trong cả nước. Họ đã lên kế hoạch tiến hành kiểm tra ít nhất là 14.000 kho gạo trên toàn quốc để làm rõ vấn đề trên. Các quan chức Bộ Thương mại cho biết mới phát hiện ra dấu hiệu làm ăn bất chính  của một trong những kho dự trữ gạo của Cơ quan Hậu cần Nhà nước Indonesia. Bộ trưởng Bộ Thương mại cho biết bất cứ ai phạm tội đầu cơ tích trữ sẽ bị phạt 5 năm tù và phạt tiền lên đến 50 tỷ Rupiah (3.9 triệu USD) cũng như việc thu hồi giấy phép kinh doanh gạo.

Chính phủ khẳng định sẽ không nhập khẩu gạo mặc dù giá gạo tăng trước mùa thu hoạch. Nguồn cung sẽ dồi dào từ giữa tháng 3 đến tháng 5 /2015. Là lúc thu hoạch rộ

4. Pakistan

Các nhà xuất khẩu gạo của Pakistan đã kêu gọi chính phủ đàm phán với Malaysia để loại bỏ hạn ngạch áp đặt trên gạo nhập khẩu của Pakistan. Pakistan có khả năng xuất khẩu từ 200.000 - 300.000 tấn gạo sang Malaysia hàng năm, nhưng chỉ xuất được 119.358 tấn (trong đó có 11.217 tấn gạo basmati và 108.141 tấn gạo thường) niên vụ 2013-14 (2/2013-6/2014). Họ đang vận động sự hỗ trợ của đại sứ và Tham tán thương mại Malaysia nhằm thu hẹp thâm hụt thương mại giữa Pakistan với Malaysia. Thâm hụt thương mại này ngày càng lớn do nhập khẩu dầu cọ tăng, nhưng xuất khẩu lại không nhiều. Do đó 2 chính phủ nên thảo luận tăng hạn ngạch nhập khẩu gạo của Pakistan lên 200.000 tấn.

Pakistan xuất khẩu được 95.977 tấn gạo (gồm 7.528 tấn gạo basmati và 88.449 tấn gạo thường) đến Malaysia trong 7 tháng, từ tháng 7/2014 – 1/2015. Cũng trong thời gian trên, Pakistan xuất khẩu tổng cộng 2,26 triệu tấn gạo (313.540 tấn gạo basmati và 1,95 triệu tấn gạo thường), tăng 2% so với 2,22 triệu tấn (336.290 tấn gạo basmati và xung quanh 1.880.000 tấn gạo thường) cùng kỳ niên vụ 2013-14

Tổ chức Lương nông Quốc tế FAO dự báo niên vụ 2014-15 (7/2014-6/2015) sản lượng lúa của Pakistan giảm 19% xuống còn 8,437 triệu tấn (5.65 triệu tấn gạo) so với 10,040 triệu tấn (6,72 triệu tấn gạo) niên vụ trước. Nguyên nhân lũ lụt ở bang Punjab vào tháng 8/2014 đã nhấn chìm 116.700 ha ruộng lúa gây thiệt hại trên 217.000 tấn lúa Chính phủ đã chi 159 triệu USD để khắc phục ảnh hưởng của lũ lụt. Diện tích trồng lúa niên vụ 2014-15 đạt 3,29 triệu ha và năng suất 2,568 tấn/ha. Hiện nay, Pakistan chỉ sản xuất 3,1 triệu tấn phân bón so với nhu cầu 4 triệu tấn do thiếu khí đốt tự nhiên. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp đề nghị chính phủ cung cấp khí đốt cho các nhà máy phân bón để nâng sản lượng phân bón lớn 5 triệu tấn.

Giá lúa của loại thường và loại thơm basmati bắt đầu giảm kể từ tháng 11 năm 2014 cho đến nay do tăng nguồn cung từ mùa thu hoạch. Giá của lúa basmati vào tháng 1/2015 giảm xuống còn 541-614 USD/tấn (11.558-13.118 đồng/kg) so với 1.121 1.196 USD/tấn (23.950-25.553 đồng/kg) vào đầu tháng 11/2014. Giá của gạo trắng thường 172-184 USD/tấn (3.674-3.931 đồng/kg) so với 224 249 USD/tấn (4.785-5320 đồng/kg) trong tháng 11 năm 2014.

5. Ấn Độ

Các nhà khoa học đã cảnh báo trồng lúa liên tục đã dẫn đến sự suy giảm mực nước ngầm cũng như làm suy thoái đất ở bang Punjab Ấn Độ. Vì vậy chính phủ Ấn Độ đã kêu gọi chính quyền bang Punjab khuyến khích nông dân chuyển sang cây trồng khác như ngô và bông. Tuy nhiên, nông dân trồng lúa ở bang này lại thích trồng lúa do có lợi nhuận cao. Điển hình năm 2014, vụ lúa mùa mưa (tháng 6-12), tổng diện tích trồng lúa, bao gồm basmati, tăng 6,41% lên 2,82 triệu ha so với 2,65 triệu ha năm 2013 mặc dù lượng mưa giảm hơn 50%. Nông dân đã đầu tư nhiều giếng khoan mới để duy trì cây lúa, nông dân không muốn chuyển sang cây trồng khác như bắp hoặc bông vải. Thực tế năm 2014, diện tích cây bắp và bông vải giảm lần lượt là 19% và 15%. Punjab là là bang trồng lúa quan trọng nhất của Ấn Độ, chiếm 11% tổng sản lượng gạo. Punjab sản xuất được 11,374 triệu tấn gạo niên vụ 2012-13 (Tháng 10/2012-9/2013), tăng 8% so với 10,54 triệu tấn niên vụ 2011-12.

Chính phủ Ấn Độ bác bỏ khuyến nghị của Hội nông dân Ấn Độ (National Commission on Farmers NCF) về tăng giá sàn mua lúa để nông dân lãi ít nhất 50% so với chi phí sản xuất. Chính phủ cho rằng trợ cấp bằng tiền mặt trực tiếp cho nông dân sẽ tốt hơn mua lúa giá cao sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của gạo Ấn Độ trên thị trường thế giới.

Chương trình trợ cấp thực phẩm cho người nghèo ở Ấn Độ tăng hơn gấp đôi, lên 18,60 tỷ USD năm tài chính 2014-15 (4/2014-3/2015) so với 9,5 tỷ USD năm 2009- 10. Chương trình này nhằm mục đích cung cấp gạo và lúa mì cho 65 triệu gia đình nghèo thông qua 450.000 cơ sở từ thiện. Tuy nhiên, chương trình này gây thất thoát 2,98 tỷ USD/năm do quản lý yếu kém, hao hụt hoặc kê khống giá thu mua. Do đó, một Ủy ban cấp cao cho tái cơ cấu của Tổng công ty Lương thực Ấn Độ (FCI) đề nghị hỗ trợ người nghèo bằng tiền thay vì bán gạo giá thấp.

Vụ lúa Đông xuân 2014-15 (Kharif - KMS), chính phủ đã tăng giá sàn mua lúa thường 3,8% đạt 218 USD/tấn (4.656 đồng/kg)  và giá sàn thu mua lúa chất lượng cao lên 4%, đạt 223 USD/tấn (4.763 đồng/kg). Giá gạo bán sĩ tại Ấn Độ vào tháng 2/2015 đứng ở mức  438 USD/tấn (9.357 đồng/kg), giảm 5% so với 461 USD/tấn (9.849 đồng/kg) vào tháng 1/2015, và giảm 1,5% so với 445 USD/tấn (9.507 đồng/kg) vào tháng 2/2014.

6. Hàn Quốc

Ngày 22/2/2015, Chính phủ Hàn Quốc đã thông báo sẽ có các biện pháp tăng cường xuất khẩu gạo do sản xuất trong nước tăng và nhập khẩu bắt buộc theo quy định của WTO. Động thái này cũng sẽ giúp phát triển và bảo vệ ngành công nghiệp xay xát địa phương cũng như cải thiện lối sống của người nông dân, Chính phủ có hướng sử dụng gạo nhập khẩu để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu gạo trong nước sản xuất. Họ tin rằng chất lượng của gạo sẽ được đón nhận ở các thị trường quốc tế mặc dù giá cao.

Sản xuất lúa gạo của Hàn Quốc tăng lên 4.24 triệu tấn vào năm 2014, tăng nhẹ so với 4,23 triệu tấn năm 2013, trong khi tiêu thụ gạo trong nước đã giảm xuống dưới 4 triệu tấn. Theo số liệu từ thống kê của Hàn Quốc, tiêu thụ gạo trên đầu người ở Hàn Quốc chỉ còn 65,1 kg năm 2014, giảm 3% so với 67,2 kg vào năm 2013 do người dân thay gạo bằng thực phẩm khác.

Mặt khác, chính phủ đã quyết định tự do hóa thị trường nhập khẩu gạo bằng cách áp đặt mức thuế 513% đối với gạo nhập khẩu khi vượt mức 408.700 tấn/năm theo quy chế tối thiểu tiếp cận thị trường của WTO (MMA).

7. Myanmar

Cửa khẩu Trung Quốc đã chính thức cấm gạo đi qua biên giới 2 nước từ tháng 9/2014, dự kiến nới lỏng kiểm soát sau tháng 1/2015. Tuy nhiên, sau đó họ đã thắt chặt kiểm soát bao gồm việc kiểm tra kho gạo của thương nhân trong nước và nhập khẩu. Họ cũng đã bắt giữ một số thương nhân nhập khẩu gạo từ Myanmar qua biên giới. Các doanh nghiệp Myanmar cho biết gần 1 triệu bao gạo đã bị chặn tại cửa khẩu Muse trong 10 ngày qua. Myanmar xuất khẩu 800.000 tấn gạo sang Trung Quốc qua cửa khẩu này từ tháng 4/2013-3/2014.

Chính phủ Myanmar và Trung Quốc đang thương thuyết để xây dựng một hiệp định chính thức, theo đó Trung Quốc mua của Myanmar 1 triệu tấn gạo tro năm 2015. Bộ Nông Nghiệp Mỹ dự báo sản lượng lúa của Myanmar đạt 18,98 triệu tấn (12,15 triệu tấn gạo) và xuất khẩu 1,55 triệu tấn gạo vào năm 2015.

Liên đoàn lúa gạo Myanmar (Myanmar Rice Federation - MRF) đã ký hợp đồng với Công ty quốc doanh Lương thực, dầu và Thực phẩm Trung Quốc (China National Cereals, Oils and Foodstuffs Corporation - COFCO) để xuất khẩu 100.000 tấn gạo sang Trung Quốc hàng tháng riêng lẻ theo giá thị trường tại thời điểm giao hàng. Giá gạo 5% tấm và gạo 25% tấm được chào bán 415 USD/tấn (8.866 đồng/kg) và 325 USD/tấn (6.944 đồng/kg).

8. Philippines

Philippines sẽ tiến hành một cuộc đấu giá với giá 500.000 tấn gạo vào ngày 27/2/2015. Ba quốc gia - Thái Lan, Việt Nam và Campuchia sẽ tham gia đấu thầu. Kết quả Thái Lan và Việt Nam trúng thầu do giá chào bán của cả hai quốc gia đều thấp hơn so với giá khởi điểm 434 USD/tấn (9.265 đồng/kg). Thái Lan được cung cấp 100.000 tấn gạo giá 441 USD/tấn (9.414 đồng/kg) và 100.000 tấn lô gạo khác giá 421 USD/tấn (8.987 đồng/kg). Việt Nam được cung cấp 150.000 tấn  giá 442 USD/tấn (9.435 đồng/kg) và 150,000 tấn giá 424,5 USD/tấn (9.062 đồng/kg). Campuchia bỏ cuộc đấu thầu này.

9. Lào

Chính phủ Lào đang có kế hoạch tăng cường các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm để đẩy mạnh xuất khẩu gạo. Lào dự kiến xuất khẩu khoảng 300.000 tấn gạo hàng năm cho Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc. Năm 2015, chính phủ có kế hoạch tăng sản lượng lúa lên 70% so với năm 2014,  đạt 4,2 triệu tấn (2,65 triệu tấn, gạo). Chính phủ đã ký thỏa thuận sản xuất nông nghiệp với Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc, trong đó Lào cần phải tuân theo các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm. Trung Quốc có nhu cầu rất lớn về nếp của Lào. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Lào đạt sản lượng 1,55 triệu tấn gạo (2,46 triệu tấn, lúa) năm 2015 và nhập khẩu khoảng 10.000 tấn gạo để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khoảng 1,58 triệu tấn.

10.Trung Quốc

Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 2,56 triệu tấn gạo trong năm 2014, tăng 13% so với 2.267 triệu tấn nhập năm 2013. Trong tháng 12/2014, Trung Quốc nhập khẩu 320.000 tấn gạo, tăng 39% so với 230.000 tấn nhập khẩu trong tháng 11 năm 2014, và tăng 54% so với 208.190 tấn nhập khẩu trong tháng 12 năm 2013. Năm 2014, Trung Quốc đã xuất khẩu khoảng 345.369 tấn gạo, giảm 39% so với khoảng 478.400 tấn xuất khẩu trong cùng kỳ năm 2013.

nguồn: bannhanong.vn