Thông tin sản xuất tiêu thụ gạo một số nước cuối tháng 3/2014

Thông tin sản xuất tiêu thụ gạo một số nước cuối tháng 3/2014
Cơ quan Khí tượng Úc cùng với các nhà khoa học Nhật Bản và Mỹ dự báo El Nino sẽ xảy ra từ tháng 5 đến tháng 7 do nhiệt độ của bế mặt nước biển vùng nhiệt đới Thái Bình Dương tăng so với bình thường. Họ dự báo hạn hán sẽ xảy ra ở Đông Nam Á và Úc châu bị ngập lụt nếu có hiện tượng El Nino năm nay, ảnh hưởng đến vụ lúa mùa mưa ở châu Á

1.      Thái Lan

    Theo Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan, sản lượng lúa năm 2014 (đã qui ra ẩm độ 15%)  đạt 38,8 triệu tấn (tương đương 26 triệu tấn gạo), không thay đổi nhiều so với 38,79 triệu tấn năm 2013, mặc dù diện tích canh tác giảm 2%. Trong tổng sản lượng 38,8 triệu tấn lúa, vụ mùa chính (lúa mùa địa phương kéo dài từ tháng 5 đến tháng 1) chiếm 28,58 triệu tấn lúa, trong khi vụ lúa mùa nghịch (lúa cao sản tháng 1-6) đạt 10,23 triệu tấn lúa.

    Năng suất lúa năm 2014 tăng 1% so với năm 2013. Tuy nhiên, diện tích canh tác lại giảm 2%, chỉ có 11,34 triệu ha năm 2014 so với 11,53 triệu ha năm 2013, trong đó diện tích canh tác lúa mùa giảm còn 10,35 triệu ha năm 2014 so với 10,4 triệu ha năm 2013, trong khi diện tích lúa cao sản 1 triệu ha năm 2014 so với 1.1 triệu ha năm 2013. Nguyên nhân giảm diện tích do nhiều nơi bị hạn hán, chính phủ có kế hoạch chuyển  4,44 triệu ha đất lúa (hay 39% tổng diện tích đất trồng lúa 11,34 triệu ha) sang cây trồng khác như mía trong 3-4 năm tới.

    Nhưng theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng lúa Thái Lan đạt 31 triệu tấn (tương đương 20,5 triệu tấn gạo) niên vụ 2013-14, tăng 1,5% so với 30.6 triệu tấn lúa (tương đương 20.2 triệu tấn gạo) niên vụ 2012-13. Mỹ dự báo Thái Lan xuất 8,5 triệu tấn gạo năm 2014, tăng 27% so với 6,7 triệu tấn năm 2013. Diện tích lúa 10,9 triệu ha niên vụ 2013-14 so với 10,84 triệu ha niên vụ 2012-13.

      2.      Trung Quốc

        Nhập khẩu gạo Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2014 đạt 338.700 tấn gạo, giảm 20% so với 425.813 tấn gạo nhập cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên, nhập khẩu gạo Trung Quốc tháng 2/2014 ở mức 139.000 tấn, tăng 15% so với 120.590 tấn gạo nhập tháng 2/2013. Trung Quốc đã ký với Thái Lan nhập triệu tấn gạo, trước mắt, Thái Lan chuẩn bị giao 100.000 tấn gạo.

        Xuất khẩu gạo Trung Quốc giảm mạnh, trong 2 tháng đầu năm Trung Quốc chỉ xuất có 24.141 tấn gạo, giảm 76% so với 101.300 tấn gạo xuất cùng kỳ năm trước. Trong tháng 2/2014, Trung Quốc xuất 600 tấn,so với 63.100 tấn tháng 2/2013 và 23.541 tấn tháng 1/2014. Trung Quốc nhập 2,26 triệu tấn và xuất 478.400 tấn gạo trong cả năm 2013.

          3.      Thái Lan

            Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái cho biết Việt Nam đã hạ giá gạo 25% tấm xuống còn 310-320 USD/tấn (tương đương 6.543-6.754 đồng/kg, giảm 14% so với giá sàn hiện nay là 365 USD/tấn hay 7.700 đồng/kg) để dành được hợp đồng xuất 800,000 tấn gạo xuất sang Philippines. Việt Nam phải thắng thầu để xuất gạo sang Philippines vốn là bạn hàng truyền thống, do đã bị mất thị trường Trung Quốc, Malaysia và châu Phi về tay Thái Lan. Thái Lan cũng buộc phải điều chỉnh giá gạo để cạnh tranh với Việt Nam. Tuy nhiên các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan gạo khó khăn khi xuất gạo với giá thấp.

            Hiện nông dân Thái đang chuẩn bị các bước để phản đối giá lúa trong nước giảm. Nông dân trồng lúa đang chờ chính phủ thanh toán dứt điểm số tiền còn nợ trong chương trình mua lúa hỗ trợ nông dân cao hơn giá thị trường 40%. Giá lúa tại Thái Lan vào tháng 2/2014 giảm 63% chỉ còn 5,500 baht/tấn (tương đương 170 USD/tấn hay 3.588 đồng/kg) so với 15,000 baht/tấn (tương đương 460 USD/tấn hay 9.710 đồng/kg) của chính phủ chi trả. Tuy nhiên khó khăn của nông dân càng tăng trong khi chính phủ giải phóng kho ngay thời điểm nông dân chuẩn bị thu hoạch lúa vụ 2 (tháng 1- 6) ước lượng khoảng 8-10 triệu tấn lúa. Doanh nghiệp Thái cho biết gạo 5% tấm giảm còn 390 USD/tấn giữa tháng 3, giảm 5% so với 410 USD/tấn đầu tháng 3. Trong tháng 3, chính phủ đã bán được trên 1,2 triệu tấn gạo trong kho, tiếp tục bán giá thấp trên 1 triệu tấn trong tháng tới.

              4.      Việt Nam

                Từ 1/1 đến 27/3/2014 Việt Nam đã xuất được 1 triệu tấn gạo, giảm 31% so với 1,45 triệu tấn xuất trong 3 tháng đầu năm 2013. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá xuất trong thời kỳ trên là 434 USD/tấn (FOB), giảm 2% so với 442 USD/tấn từ tháng 1-3/2013. Từ 1-27/3/2014, Việt Nam đã xuất được 371.373 tấn gạo, giảm 47% so với 706.483 tấn gạo xuất được tháng 3/2013, và tăng 12% so với 330.501 tấn gạo xuất trong tháng 2/2014. Giá gạo xuất vào tháng 3 đạt 438 USD/tấn, giảm 1 USD so với năm trước và giảm 7 USD so với 2/2014.

                Trong tổng lượng gạo xuất được từ 1-20/3/2014 có: 115.561 tấn gạo 15% tấm (tương đương 31,4% tổng lượng gạo xuất trong tháng 3/2014); 114.528 tấn gạo 4% - 10% tấm (tương đương 30% tổng lượng gạo xuất trong tháng 3/2014); 83.193 tấn gạo thơm (tương đương 22% tổng lượng gạo xuất trong tháng 3/2014), 32.701 tấn nếp (tương đương 9% tổng lượng gạo xuất trong tháng 3/2014); và 14.800 tấn 25% tấm (tương đương 3,99% tổng lượng gạo xuất trong tháng 3/2014).

                Châu Á là thị trường chính của Việt Nam trong tháng 3/2014, đạt 259.532 tấn hay 70% tổng lượng gạo xuất khẩu. Châu Mỹ xếp hạng 2 với 62.971 tấn gạo (tương đương 17% tổng lượng gạo xuất trong tháng 3/2014). Việt Nam cũng xuất được 35.746  tấn gạo qua châu Phi, 4.557 tấn gạo qua Trung Đông, 8.169 tấn gạo qua châu Âu, và 389 tấn gạo qua châu Úc

                  5.      Philippines

                    Chính phủ Philippines đang tìm mua 800.000 tấn gạo 15% tấm dự kiến mở thầu vào 15/4/2014, chia ra 4 tàu giao từ tháng 5-8/2014 để phục vụ cho thời điểm giáp hạt (tháng 7-9). Chính phủ lên lịch phân phối: 200,000 tấn gạo nhận vào tháng 5; 200,000 tấn gạo nhận vào tháng 6; 200,000 tấn vào tháng 7 và số còn lại nhận vào tháng 8/2014.

                    Chính phủ dự kiến nhập khẩu gạo theo thể thức thỏa thuận giữa 2 chính phủ, nhưng cơ quan phụ trách muốn mở rộng tham gia của nhiều doanh nghiệp tư nhân lẫn nhà  nước. Đợt nhập khẩu gạo lần này nhằm tăng lượng gạo tạm trữ cũng như kiềm giá gạo trong nước trong suốt mùa mưa là mùa mưa bão.

                    Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Philippines sẽ nhập khẩu 1,4 triệu tấn gạo năm 2014, trong khi tổ chức Lương nông Quốc tế FAO dự báo Philippines sẽ nhập 1,2 triệu tấn .

                    Viện Nghiên cứu Lúa Philippines (PhilRice) đề nghị chính phủ nên từng bước giảm giá thành sản xuất lúa. PhilRice chi phí sản xuất lúa quá cao khiến gạo sản xuất trong nước không cạnh tranh với gạo nhập khẩu. Các nước trồng lúa Đông Nam Á như Thái Lan và Việt Nam đã thành công trong giảm chi phí sản xuất lúa, đặc biệt là chi phí lao động. Các nước này đã tăng diện tích canh tác/hộ và cơ giơi hóa sau thu hoạch nên đưa ra thị trường với giá thấp. PhilRice cho rằng giá thành sản xuất của Philippines là 10 Peso Philippines/kg (tương đương 222 USD/tấn hay 4.686 đồng/kg), trong khi ở Việt Nam chỉ có 5 Peso Philippines/kg (tương đương 111 USD/tấn hay 2.343 đồng/kg) và Thái Lan 8 Peso Philippines/kg (tương đương 178 USD/tấn hay 3.757 đồng/kg) . Chủ yếu do chi phí lao động tại Philippines chiếm đến 50% tổng chi phí sản xuất. Chênh lệch giá gạo giữa Philippines với các nước trong khu vực sẽ không tránh được tình trạng buôn lậu gạo vào Philippines, ảnh hưởng sản xuất lúa trong nước.

                      6.      Myanmar

                        Myanmar đã chọn gạo là một trong các mặt hàng nằm trong Chiến lược Xuất khẩu Quốc gia. Gia tăng xuất khẩu gạo sẽ mang lại lợi ích cho cả nông dân và người tiêu thụ gạo ở Myanmar. Chiến lược này được hoạch định dựa trên các mô hình thành công ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong và Singapore. Myanmar từng là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới vào thập niên 1960’s. Chiến lược xuất khẩu gạo mới của Hội đồng Tư vấn Quốc gia trong 5 năm tới sẽ nâng lượng gạo xuất khẩu lên 3 triệu tấn. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo năm 2014 Myanmar xuất khẩu 1,3 triệu tấn, tăng 12% so với 1,16 triệu tấn năm 2013.

                          7.      Iraq

                            Iraq cho biết sẽ quyết định mua trở lại gạo của Thái Lan. Iraq trước kia từng là bạn hàng truyền thống của Thái Lan, lên đến 844.991 tấn năm 2012, tăng 35% so với năm 2011. Tuy nhiên, Iraq đã ngưng nhập khẩu gạo Thái vì có một số lô hàng chất lượng không bảo đảm  đúng như hợp đồng đã ký. Iraq phải chuyển qua mua gạo của các nước Nam Mỹ với giá cao hơn. Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái đã qua thuyết phục chính phủ Iraq và cam kết bảo đảm  chất lượng. Đại diện Thương mại của Iraq sẽ qua Thái Lan kiểm tra chất lượng gạo vào tháng 4, sau đó mua 300.000 tấn gạo thơm và gạo đồ trong 2 tháng tới. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng gạo của Iraq thấp nên dự kiến nhập 1,35 triệu tấn gạo năm 2014.

                              8.      Ấn Độ

                                Iad xuất được 5,6 tỷ USD từ 4-12/2013, phần lớn gạo xuất khẩu sang Iran và Á rập Saudi. Giá trị gạo xuất khẩu trong niên vụ 2013-14 (tháng 4- tháng 3) đạt 7,5 tỷ, tăng 21% so với 6.21 tỷ niên vụ 2012-13.

                                Trung Đông là thị trường gạo lớn nhất của Ấn Độ niên vụ 2013-14. Ấn Độ xuất 1,55 tỷ USD sang Iran trong 9 tháng đầu niên vụ 2013-14, tăng 28% so với 1.2 tỷ niên vụ 2012-13. Xuất khẩu sang Á Rập Saudi đạt 721,5 triệu USD từ tháng 4– 12/2013, so với  753 triệu USD cả niên vụ 2012-13. Gạo thơm basmati xuất sang bị từ chối do hàm lượng arsen trong gạo 120-150 ppm

                                Giá gạo bán sỉ ở Ấn Độ 530 USD/tấn (11.180 đồng/kg) vào tháng 3/2014, tăng  19% so với giá 444 USD/tấn (tương đương 9.283 đồng/kg) vào tháng 2/2014, và tăng 17% so với giá 452 USD/tấn (tương đương 9.536 đồng/kg) tháng 3/2013. Giá gạo tăng đột biến do vụ lúa chính (kéo dài từ tháng 6– 12) bị thất do thời tiết bất lợi. Vụ 2 (tháng 11-4) bị hạn hán
                                 

                                Nguồn: bannhanong.vn