Thông tin sản xuất tiêu thụ gạo một số nước đầu tháng 2/2015

Giá gạo xuất khẩu trên thế giới trong tuần qua vẫn ổn định, ngoại trừ giá gạo Việt Nam tiếp tục giảm 5-10 USD/tấn. Giá gạo vào ngày 31/01/2015 của 5 nước xuất khẩu gạo chính so với tuần trước như sau:

Bảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 4 nước vào ngày 23/1/2015 so với ngày 31/12/2014 (đơn vị: USD/tấn)

Loại gạo

Campuchia

Thái Lan

Việt Nam

Ấn Độ

Pakistan

31/1/2015

23/1/2015

31/1/2015

23/1/2015

31/1/2015

23/1/2015

31/1/2015

23/1/2015

31/1/2015

Gạo 5%

440-450

415-425

415-425

365-375

355-365

395-405

395-405

395-405

355-365

Gạo 25%

420-430

365-375

365-375

340-350

325-335

360-370

360-370

360-370

320-330

Gạo đồ

 

405-415

410-420

 

 

390-400

390-400

390-400

400-410

Tấm

350-360

320-330

320-330

315-325

305-315

300-310

295-305

300-310

290-300

Gạo thơm

785-795

920-930

925-935

500-510

460-470

 

 

 

 

1.Thái Lan

Chính phủ Thái Lan tổ chức bán đấu giá 1 triệu tấn gạo, trong đó có 850.000 tấn gạo 5% tấm và 150.000 tấn gạo jasmine, trị giá 11,7 tỷ baht (tương đương 360 triệu USD) từ 168 kho dự  trữ của 36 tỉnh. Có 100 nhà thầu tham gia, bao gồm doanh nghiệp, các nhà xuất khẩu, nhà máy xay và các nhà bán lẻ, tham gia vào quá trình đấu thầu.  Nguyên nhân do giá sàn cho gạo trắng và gạo jasmine thấp hơn giá thị trường. Giá sàn gạo trắng 8-10 baht/kg (tương đương 245-307 USD/tấn hay 5.230-6.554 đồng/kg), trong khi giá thị trường ở mức 13 baht/kg (tương đương 399 USD/tấn hay 8.518 đồng/kg). Giá sàn gạo thơm Hom Mali 20-21 baht/kg (tương đương 613-644 USD/tấn hay 13.087-13.749 đồng/kg) so với giá thị trường khoảng 31-33 baht/kg (tương đương 950-1.012 USD/tấn hay 20.282-21,605 đồng/kg). Ngoài ra chính phủ cho phép các nhà thầu được phép kiểm tra chất lượng gạo trong kho trước khi đấu thầu

Bộ Thương mại Thái Lan và Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) đang có kế hoạch xúc tiến thương mại sang các thị trường nhập khẩu gạo tiềm năng như Iran, Iraq và các quốc gia Trung Đông khác. Đây hoạt động nhằm tăng cường xuất khẩu gạo của Thái vì lo ngại giá dầu giảm sẽ ảnh hưởng đến sức mua của các nước trên. Nigeria là thị trường chính của gạo Thái, phụ thuộc vào xuất khẩu dầu, sẽ cắt giảm nhập khẩu.

Bộ trưởng Bộ Thương mại sẽ thăm Hồng Kông, Các nước Tiểu Vương quốc Á Rập UAE, Kuwait, Oman, Ai Cập, Italy và Indonesia để phát triển thị trường cho gạo Thái. Thái Lan hy vọng giá gạo năm 2015 sẽ ổn định. Hiện nay, giá gạo xuất khẩu của gạo Thái 5% tấm đạt 410 USD/tấn so với 370 USD/tấn gạo Việt Nam, 400 USD/tấn gạo Ấn Độ, 365 USD/tấn gạo Pakistan và 415 USD/tấn gạo Myanmar.

Thái Lan đã xuất khẩu được 10,97 triệu tấn gạo năm 2014, tăng 66% so với 6,610 triệu tấn xuất khẩu năm 2013. Về giá trị, xuất khẩu gạo đã đạt 5,38 tỷ USD tăng 23% so với 4,37 tỷ USD năm 2013. Trong tháng 12/2014, Thái Lan xuất khẩu được1,48 triệu tấn gạo, (Việt Nam chuyển đạt 472.575 tấn) gấp đôi so với 721.955 tấn xuất khẩu trong tháng 11/2014 và 691.973 tấn xuất khẩu trong tháng 12/2013.

2. Ấn Độ

Giá gạo bán sỉ tại Ấn Độ hiện đạt 461 USD/tấn (9.827 đồng/kg) vào tháng 1/2015, tăng 8% so với 426 USD/tấn vào tháng 12/2014, và tăng 7% so với 432 USD/tấn vào tháng 1/2014. Bộ Nông nghiệp Ấn Độ khuyến cáo nông dân nên sử dụng hạt giống xác nhận để tăng năng suất và chất lượng lúa. Bộ Nông nghiệp có khoảng 1,4 triệu tấn hạt giống so với yêu cầu 1,37 triệu tấn. Giá gạo thơm basmati của Ấn Độ đã giảm 40% xuống còn 900 USD/tấn so với 1,400 USD/tấn năm 2014, dự kiến sẽ tiếp tục giảm do nhu cầu xuất khẩu thấp và tăng hàng tồn kho. Diện tích trồng giống lúa basmati vụ mùa 2014 đạt 3,5 triệu ha, tăng 40% so với 2,5 triệu ha năm 2013. Sản lượng gạo đạt 8,5 triệu tấn so với 6,25 triệu tấn năm ngoái.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng lúa của Ấn Độ niên vụ 2014-15 (tháng 10/2014-9/2015) đạt 102 triệu tấn, giảm 4% so với 106,54 triệu tấn niên vụ 2013-14. Ước tính kim ngạch xuất khẩu gạo của Ấn Độ sẽ giảm khoảng 16% xuống còn 8,7 triệu tấn niên vụ 2014-15.

Fiji đề nghị hợp tác ký Biên bản ghi nhớ (MoU) với Ấn Độ hỗ trợ cho cải tạo ngành lúa gạo. Một phái đoàn của Fiji do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp và Thủy sản đã gặp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Ấn Độ ngày 27/1/2015 để để bàn cải tạo ngành lúa gạo của Fiji. Gạo nhập khẩu của Fiji chiếm 70% nhu cầu tiêu thụ với lượng 44.000 tấn/năm. Hàng năm Fiji chi 40 triệu USD để nhập khẩu gạo.

Việt Nam xuất khẩu được 65.780 tấn gạo so với 01-22/1/2015, giảm 79% so với 307.255 tấn gạo xuất khẩu tháng 1/2014 và giảm 86% so với 472.575 tấn gạo xuất khẩu tháng 12/2014. Giá gạo xuất khẩu đạt 468 USD/tấn (FOB), tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 2% so với tháng trước.

Việt Nam xuất khẩu 6,316 triệu tấn gạo trong năm 2014. Viện Môi trường nông nghiệp (IAE) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN & PTNT) đang triển khai mô hình kỹ thuật canh tác lúa mới và hiệu quả mà sẽ cho phép giảm lượng phát thải khí nhà kính 15-20% vào năm 2020 hợp tác với Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI)

4. Philippines

Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) của Philippines đã quyết định giữ lại giá thu mua lúa tại đồng chỉ có 17 Peso/kg (tương đương  390 USD/tấn hay 8.313 đồng/kg) so với 18.9 Peso/kg (tương đương 429 USD/tấn hay 9.145 đồng/kg) của tư nhân. Do đó, NFA sẽ hỗ trợ phí vận chuyển 0.50 Peso/kg (tương đương  11,34 USD/tấn hay 241 đồng/kg), chi phí sấy 0.20 Peso/kg (tương đương  4,54 USD/tấn hay 96 đồng/kg) và hỗ trợ phát triển Hợp tác xã 0.30 Peso/kg (tương đương  6,81 USD/tấn hay 145 đồng/kg).

Kho dự  trữ gạo của NFA đủ dùng trong 12-13 ngày, so với qui định phải 15 ngày. Do đó Philippines đang có kế hoạch nhập khẩu 500.000 tấn gạo, được giao trước tháng 5/2015 để bổ sung kho dự trữ vào lúc giáp hạt (tháng 6 đến tháng 8 hàng năm). Trong đó có hai lô 200.000 tấn và 1 lô 100.000 lô giao trước tháng 5. Có thể nhập khẩu gạo theo giao dịch giữa chính phủ với chính phủ (G2G).

NFA đã nhập khẩu hơn 1,8 triệu tấn gạo (gồm 1,5 triệu tấn năm 2014 nhập khẩu 300.000 tấn năm 2013 chuyển qua) vào năm 2014 để bổ sung kho dự  trữ và hạn chế tăng giá gạo. Trong số này, cò 187.000 tấn giao cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Philippines nhập khẩu 1,6 triệu tấn gạo năm 2015, tăng 10% so với 1,45 triệu tấn năm 2014. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng Philippines đạt 19,36 triệu tấn lúa (12,2 triệu tấn gạo) niên vụ 2014-15 (tháng 7/2014-6/2015), tăng 3% so với 18,82 triệu tấn (11,86 triệu tấn gạo) niên vụ 2013-14.

5. Sri Lanka

Chính phủ mới của Sri Lanka đã công bố kế hoạch điều tiết thị trường lúa gạo để đảm bảo ổn định giá cả thị trường. Chính phủ đã quyết định để mua lúa của nông dân với giá 376 USD/tấn (tương đương 8.027 đồng/kg). Chính phủ còn hỗ trợ các nhà máy xay xát gạo bằng cách giảm giá điện và lãi suất vay ngân hàng.

Thị trường gạo Sri Lanka đang phải đối mặt với thời kỳ khó khăn do hạn hán kéo dài, làm giảm sản lượng lúa và tăng giá lúa gạo. Chính phủ lúc đó nhập khẩu 100.000 tấn gạo vào năm 2014, bao gồm 50.000 tấn từ Ấn Độ, 15.000 tấn từ Việt Nam và 25.000 tấn từ Bangladesh.

Giá gạo trong nước đã tăng kể từ tháng 5/2014 và đạt mức cao kỷ lục 600 USD/tấn vào tháng 10/2014. Nó giảm sau tháng 11 do tăng nguồn cung từ nhập khẩu. Theo tổ chức Lương nông Quốc tế FAO, giá bán lẻ của gạo trắng đạt khoảng 78.120 LKR/tấn (tương đương 590,98 USD/tấn)  trong tháng 12 năm 2014, giảm nhẹ so với 78.670 LKR/tấn  (tương đương 595,14 USD/tấn) trong tháng 11 năm 2014, và tăng 29% so với 60.440 (tương đương 457,23 USD/tấn) trong tháng 12 2013.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng gạo của Sri Lanka đạt 2,45 triệu tấn gạo (khoảng 3,6 triệu tấn lúa) và nhập khẩu khoảng 120.000 tấn trong niên vụ 2014-15 (tháng 10/2014 - 9 /2015).

6. Myanmar

Chính phủ Myanmar đang có kế hoạch xuất khẩu 2,5 triệu tấn gạo niên vụ 2015-16 (4/2015- 3/2016), tăng 67% so với 1,5 triệu tấn niên vụ 2014-15. Myanmar xuất khẩu 1,2 triệu tấn gạo trong niên vụ 2013-14.

Chính phủ rất quan tâm đến tăng lượng gạo xuất khẩu sang Liên minh châu Âu, Nhật Bản và châu Phi cùng với Trung Quốc. Các nhà xuất khẩu đang có kế hoạch tăng lượng gạo đồ xuất khẩu  niên vụ 2015-16. Họ xuất khẩu 914.969 tấn gạo đồ trị giá 343 triệu USD năm 2014. Hiện nay, chính phủ Myanmar và Hiệp hội lúa gạo Myanmar đang đàm phán với các nhà chức trách Trung Quốc bắt đầu xuất khẩu hợp pháp vào Trung Quốc từ tháng 4 năm 2015.

Có chín công ty của Myanmar đã được cấp phép xuất khẩu gạo sang Trung Quốc. Trung tâm Thanh tra và Chứng nhận Trung Quốc  (China Certification & Inspection Center CCIC) sẽ mở văn phòng tại Yangon, Mandalay và Muse để giám sát chất lượng gạo Myanmar trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc. Trung Quốc đã chính thức nhập 2 triệu tấn gạo năm 2015 và công tác kiểm tra chất lượng có thể sẽ bắt đầu vào cuối tháng 1/2015.

Chính phủ lên kế hoạch tăng xuất khẩu gạo để 3 triệu tấn trong vài năm tiếp theo và đã công bố kế hoạch ưu tiên gạo trong chiến lược xuất khẩu quốc gia của mình. USDA dự báo sản lượng lúa của Myanmar sẽ đạt 18,98 triệu tấn (12.150.000 tấn gạo) và xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo trong năm 2015.

7. Đài Loan

Đài Loan đã nhập khẩu 9.100 tấn gạo từ Mỹ trong đợt đầu năm 2015 dưới hình thức hạn ngạch quốc gia đặc biệt (Country Specific Quota - CSQ)., Đài Loan cũng tổ chức đấu thầu 2.000 tấn gạo với Thái năm 2015 cũng theo hình thức hạn ngạch quốc gia đặc biệt với giá 7.066 Đài tệ/tấn (222,74 USD/tấn). Đài Loan sẽ nhập khẩu 64.634 tấn gạo từ Mỹ, 2.500 tấn từ Ai Cập, 8.300 tấn từ Thái Lan, và 18.634 tấn từ Úc vào năm 2015 theo hình thức hạn ngạch quốc gia đặc biệt.

8. Nhật Bản

Nhật Bản đang xem xét để tăng hạn ngạch nhập khẩu gạo của Mỹ miễn thuế, đây là một phần trong nỗ lực thúc đẩy quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhật Bản rất quan tâm về gạo trong các cuộc đàm phán TPP để bảo vệ sản xuất lúa trong nước trước cạnh tranh của nước ngoài. Chính phủ Nhật Bản đang gặp khó khăn trong duy trì khả năng cạnh tranh của gạo Nhật Bản do chi phí sản xuất cao và giảm tiêu thụ nước. Hiện nay, Nhật Bản nhập khẩu 770.000 tấn gạo theo theo qui định thị trường tối thiểu (MMA) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) . Việc nhập khẩu gạo trên hạn ngạch này sẽ phải chịu mức thuế 778%. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng gạo của Nhật Bản là 7,7 triệu tấn, trong khi tiêu thụ gạo trong nước 8,2 triệu

9. Trung Quốc

Báo cáo gần đây của Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc cho biết 16,1% đất ở Trung Quốc bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng như Cadmium. Điều này khiến người tiêu dùng Trung Quốc không dám sử dụng gạo sản xuất trong nước, vì Cadmium được chứng minh là gây hại cho gan và thận.

Quảng Đông là tỉnh trồng lúa chính của Trung Quốc, khi phân tích cho thấy 44% các mẫu gạo được trồng ở khu vực này có hàm lượng Cadmium vượt mức qui định. Các nhà máy công nghiệp được cho là nơi phát thải các chất gây ô nhiễm đất và nước của nhiều vùng đất sản xuất nông nghiệp tại Trung Quốc. Người tiêu dùng cũng đã phàn nàn các nông dân Trung Quốc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và phân hóa học để tăng năng suất. Điều này đã để lại dư lượng thuốc trừ sâu có hại cho sức khỏe.

Người tiêu dùng Trung Quốc hiện nay lại thích ăn gạo Nhật Bản cho rằng gạo Nhật Bản không bị ô nhiễm kim loại nặng và nông dân Nhật Bản ít sử dụng thuốc trừ sâu so với Trung Quốc. Đặc biệt, giống gạo Echizen của Nhật Bản không có chứa chì, cadmium, thủy ngân, thuốc trừ sâu và các hóa chất khác do được trồng bằng nguồn nước tinh khiết. Gạo này đã ngày càng phổ biến ở Trung Quốc. Tuy nhiên, loại gạo Nhật được bán với giá 74 Yuan/kg (12 USD/kg hay 256.200 đồng/kg) trong khi gạo Trung Quốc chỉ có 7,5 Yuan/kg (1,2 USD/kg hay 25.620 đồng/kg) nên có  rất ít ở các cửa hàng và siêu thị.

Do đó chính phủ Trung Quốc đang khuyến khích nông dân sử dụng giống lúa Echizen trong sản xuất để đáp ứng nhu cầu tăng cao. Trung Quốc là nước tiêu thụ gạo và nhập khẩu lớn nhất trên thế giới. Theo Tổng cục Hải quan, Trung Quốc đã nhập khẩu 2,58 triệu tấn gạo từ Thái Lan (750.000 tấn) và Việt Nam (1.352.000 tấn). Nhập khẩu từ Nhật Bản chiếm số lượng rất ít

Chính phủ Trung Quốc tuyên bố rằng rất coi trọng chất lượng và an toàn vệ sinh sản phẩm nông nghiệp. Hiện nay chất lượng của sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc là an toàn và đáng tin cậy, mức tiêu thụ của người dân được đảm bảo. Bộ nông nghiệp đảm bảo tất cả các đều qua kiểm tra chất lượng và 96% các sản phẩm nông nghiệp thông qua các bài kiểm tra chất lượng trong năm 2014. Chính phủ Trung Quốc đang có kế hoạch tăng sản xuất lương thực, trong đó có gạo, cũng dự trữ của họ để cải thiện an ninh lương thực trong nước.

10. Hàn Quốc

Hàn Quốc đang có kế hoạch để tháo gở các hạn chế đang tồn tại để đẩy mạnh xuất khẩu gạo năm 2015, Bộ Nông nghiệp đang tìm cách sửa đổi các luật cần thiết và có điều khoản cho phép chính phủ để xuất khẩu gạo.

Chính phủ Hàn Quốc đang muốn mở cửa thị trường xuất khẩu gạo của cả nước vào tháng 3/2015 và muốn sửa đổi các quy tắc xuất khẩu gạo hiện nay trong bối cảnh gia tăng sản lượng cũng như giảm tiêu thụ. Họ lưu ý rằng xuất khẩu sẽ giúp chính phủ cân bằng cung cầu và bình ổn giá gạo trong nước, đặc biệt là khi chính phủ đã quyết định mở cửa thị trường nhập khẩu gạo và áp dụng mức thuế 513% đối với gạo nhập. Chính phủ có nhiệm vụ nhập khẩu 408.700 tấn, theo các quy định của WTO.

Sản lượng gạo của Hàn Quốc đạt 4,24 triệu tấn năm 2014, tăng nhẹ so với 4,23 triệu tấn năm 2013, trong khi tiêu thụ gạo trong nước chỉ có 4 triệu tấn, lượng gạo trên đầu người chỉ còn 65,1 kg năm 2014, giảm 3% so với 67,2 kg vào năm 2013 (Nhật Bản chỉ còn 43,3 kg/năm), do người dân chọn những thực phẩm thay thế khác.

Bộ Nông nghiệp đang đàm phán với các nhà chức trách Trung Quốc để xuất khẩu gạo sang Trung Quốc. Bộ dự kiến mời các nhà chức trách Trung Quốc sang nắm thêm về kỹ thuật canh tác, quản lý dịch hại để chứng minh gạo Hàn Quốc có chất lượng tương đương gạo Nhật Bản. Gạo xuất khẩu của Nhật Bản đang chịu mức thuế cao.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng gạo của Hàn Quốc đạt 4,24  triệu tấn niên vụ 2014-15 (tháng 10/2014-10/2015), tăng nhẹ so với 4,23 triệu tấn trong niên vụ 2013-14 MY. Hàn Quốc phải nhập khẩu 410.000 tấn gạo niên vụ 2014-15, tăng 32% so với 310.000 tấn niên vụ 2013-14. Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết tiêu thụ gạo nội địa của Hàn Quốc niên vụ 2014-15 giảm còn 4,45 triệu tấn so với 4,46 triệu tấn niên vụ 2013-14.

11. Campuchia

Các nhà chính trị đối lập khuyến cáo Chính phủ Campuchia nên can thiệp vào thị trường lúa gạo và các mặt hàng nông sản khác nhằm ngăn chận rớt giá và đảm bảo lợi nhuận cho nông dân. Họ lưu ý rằng giá gạo, cao su và đậu xanh giảm đã tác động đến cuộc sống của nông dân. Giá của các mặt hàng này bị thương lái trong nước, Việt Nam và Thái Lan. khống chế ép giá. Sức chống chịu của  nông dân rất thấp nên sau khi thu hoạch họ buộc phải bán nông sản với giá thấp để trả nợ vay.

Các nhà lãnh đạo đối lập kêu gọi Thủ tướng Chính phủ đưa ra các chính sách hỗ trợ về tài chính để bảo vệ lợi ích của người nông dân. Họ lưu ý rằng chính phủ nên đầu tư ngành công nghiệp chế biến và xây dựng ngân hàng lúa gạo ở nông thôn.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng lúa của Campuchia 2015 đạt 7,656 triệu tấn (tương đương 4,9 triệu tấn gạo), tăng 4% so với 7,383 triệu tấn (4,725 triệu tấn gạo) năm 2014 MY. Campuchia xuất khẩu khoảng 1,2 triệu tấn gạo trong năm 2015 (bao gồm cả xuất khẩu chính thức và không chính thức để xuất khẩu Việt Nam và Thái Lan), tăng 20% so với ước tính khoảng 1 triệu tấn vào năm 2014.

nguồn: bannhanong.vn