Thông tin sản xuất tiêu thụ gạo một số nước tuần 3 tháng 8/2015

Thông tin sản xuất tiêu thụ gạo một số nước tuần 3 tháng 8/2015
Giá gạo Thái Lan loài 25% tấm, 5% tấm và gạo thơm Hommali giảm 5 USD/tấn còn lần lượt là 340-350, 315-325 và 835-845 USD/tấn. Giá gạo Việt Nam các loại cũng giảm 5-10 USD/tấn. Giá gạo Pakistan 25% tấm giảm 5 USD/tấn còn 305-315 USD/tấn. Giá gạo các nước châu Á khác không thay đổi. Giá gạo vào ngày 22/8/2015 của 5 nước xuất khẩu gạo chính so với tuần trước như sau:

Bảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 5 nước vào ngày 22/8/2015 so với ngày 15/8/2015 (đơn vị: USD/tấn)

Loại gạo

Thái Lan

Việt Nam

Ấn Độ

Pakistan

Campuchia

15/8/2015

22/8/2015

15/8/2015

22/8/2015

15/8/2015

22/8/2015

15/8/2015

22/8/2015

22/8/2015

Gạo 5%

375-385

370-380

340-350

330-340

375-385

360-370

340-350

330-340

425-435

Gạo 25%

350-360

340-350

325-335

315-325

345-355

340-350

310-320

305-315

410-420

Gạo đồ

370-380

365-375

 

 

370-380

355-365

415-425

415-425

 

Gạo thơm

850-860

835-845

485-495

465-475

 

 

 

 

835-845

Tấm

320-320

315-325

310-320

305-315

305-315

295-305

280-290

280-290

350-360

1. Philippines

Chính phủ Philippines sẽ duy trì mục tiêu 20 triệu tấn sản lượng lúa năm nay bất chấp những lo ngại hạn hán do El Nino gây ra. Cơ quan Khí tượng Philippines đã cảnh báo El Nino sẽ hoạt động mạnh trong những tháng tới có khả năng ảnh hưởng đến sản lượng lúa. Tuy nhiên các biện pháp can thiệp của chính phủ sẽ giúp giảm thiểu các tác động của El Nino gây ra, Bộ Nông nghiệp đã chi 940 triệu peso (20,30 triệu USD) để tài trợ cho các chương trình giảm thiểu tác động của El Nino.

Cơ quan Thống kê Philippine ước tính năm 2015 sản lượng lúa của nước này đạt 18,86 triệu tấn, giảm 6% so với mục tiêu 20,08 triệu tấn và giảm nhẹ so với sản lượng năm 2014 là 18.970.000 tấn.

2. Việt Nam  

Các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu 4,45 triệu tấn gạo vào cuối tháng 7/2015, giảm 9% so với 4,9 triệu tấn hợp đồng được cùng kỳ năm 2014. Trong đó, hợp đồng chính phủ với chính phủ chiếm 24% (gần 1 triệu tấn) số còn lại là hợp đồng thương mại. tính đến ngày 31 Tháng 7/2015, các nhà xuất khẩu thành viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã xuất khẩu 3,3 triệu tấn gạo, trị giá 1,37 tỷ USD, giảm 8,73%  về khối lượng và 12,43% về giá trị so với năm 2014. Việt Nam đã hạ giá sàn gạo xuất khẩu 25% tấm xuống 3% còn 340 USD/tấn so với 350 USD/tấn để đẩy mạnh xuất khẩu, có hiệu lực từ 13 tháng 8 năm 2015. Giá xuất khẩu gạo Việt Nam 5% tấm hiện nay chỉ có 345 USD/tấn, so với 365 USD/tấn gạo Thái 5% tấm, 370 USD/tấn gạo Ấn Độ 5% tấm và 335 USD/tấn gạo Pakistan.

Việt Nam xuất khẩu được 3.343 triệu tấn gạo từ 1/1-13/8/2015, giảm 22% so với 4,26 triệu tấn trong 8 tháng đầu năm 2014. Giá xuất khẩu bình quân trong năm được 414 USD/tấn (FOB), giảm 4% USD/tấn so với 431 USD/tấn cùng kỳ năm 2014.

Trong 13 ngày đầu tháng 8/2015 (từ 01-13/8/2015), Việt Nam xuất khẩu được 42.698 tấn gạo, giảm 93% so với 627.089 tấn gạo xuất nguyên tháng 8/2014, và giảm 92,8% so với 589.323 tấn gạo xuất trong tháng 7/2015 . giá xuất khẩu trung bình trong tháng 8 ở mức 382 USD/tấn, giảm 11% USD/tấn so với năm trước và giảm 4,5% USD/tấn so với tháng trước.

3. Ấn Độ

Tổng diện tích xuống giống lúa vụ mùa 2015 đạt 33,36 triệu ha đến ngày 21/8/2015, tăng 4% so với 33,21 triệu ha trồng cùng kỳ năm 2014. Chính phủ Ấn Độ trong dự báo sản lượng lần thứ 4 cho các cây trồng chính, đã ước tính sản lượng gạo niên vụ 2014-15 (tháng 7/2014 – 6/2015) đạt 104.80 triệu tấn, tăng 2,26 triệu tấn hay 2.2 % so với ước tính ban đầu là 102.54 triệu tấn. Tuy nhiên, sản lượng này giảm 2% so với 106.65 triệu tấn niên vụ 2013-14. Sự suy giảm trên có thể do thiếu nước tưới trong vụ lúa chính (Tháng 6-9/2015) ở nhiều vùng trồng lúa trọng điểm.

Các nhà phân tích dự đoán giá gạo basmati sẽ giảm trong những tháng tới do nguồn cung dồi dào trong khi vẫn không có xác nhận về việc nối lại nhập khẩu gạo từ Iran. Sản xuất lúa gạo Basmati ở Ấn Độ đã phải chịu tổn thất rất lớn trong niên vụ 2014-15 (tháng 4/2014-3/2015) do mất giá và suy giảm nhu cầu sau khi Iran áp đặt một lệnh cấm tạm thời trong tháng 11/2014.

Trong thực tế, người trồng basmati của Ấn Độ đã nhận được lợi nhuận cao niên vụ 2013-14  nên đã tăng diện tích trồng lúa basmati niên vụ 2014-15 dẫn đến nguồn cung cao. Do đó, giá gạo basmati tại Ấn Độ đã giảm xuống 305-443 USD/tấn (6.778-9.844 đồng/kg) niên vụ 2014-15 so với 610 USD/tấn (13.555 đồng/kg) niên vụ 2013-14. Xu hướng này có thể sẽ tiếp tục trong 2015-16

4. Trung Quốc

Sản lượng lúa của vụ lúa sớm của Trung Quốc đã giảm 1% còn 33,69 triệu tấn so với 34,01 triệu tấn năm 2014. Nguyên nhân do diện tích xuống giống giảm 1,4%  còn 5,72 triệu ha. Nhưng năng suất tăng nhẹ lên 5,89 tấn/ha do thời tiết thuận lợi và hỗ trợ của chính phủ hạt hạt giống và phân bón. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Trung Quốc đạt sản lượng 146 triệu tấn gạo niên vụ 2015-16 (7/2015-6/2016), nhập khẩu 4,7 triệu tấn và xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong năm 2015.

5. Indonesia

Tổ chức Lương nông Quốc tế FAO dự báo nhập khẩu gạo của Indonesia niên vụ 2015-16 (4/2015-3/2016) giảm 10% còn 900.000 tấn do sản xuất lúa năm 2015 thuận lợi cũng như chính sách chủ trương tự túc của Chính phủ. FAO dự báo tổng sản lượng lúa của Indonesia năm 2015 đạt 75.60 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2014. Thu hoạch vụ lúa chính vụ đã hoàn tất vào tháng 4/2015. Thu hoạch thứ 2 đang được tiến hành và sẽ kéo dài đến tháng 9/2015. Xuống giống vụ lúa thứ ba vừa bắt đầu. Diện tích trồng lúa hàng năm của nước này là 14 triệu ha.

Hạn hán từ giữa tháng 5 và đầu tháng 8 xảy ra ở những vùng lúa trọng điểm, bao gồm Tây Java, Đông Java, Trung Java, Nam Sulawesi và Bắc Sumatra làm chậm tiến độ xuống giống, ảnh hưởng đến sản lượng lúa. Theo số liệu từ Cơ quan Quản lý thảm họa quốc gia, 102 huyện thuộc 16 tỉnh bị ảnh hưởng bởi hạn hán. 111.000 ha diện tích trồng lúa đã được báo cáo là bị thiệt hại.

 6. Pakistan

Pakistan xuất khẩu 155.570 tấn gạo (gồm basmati và phi-basmati) vào tháng 7/2015, giảm 14% so với 181.398 tấn xuất khẩu trong cùng kỳ năm 2014, thu được 90 triệu USD  trong tháng 7/2015, giảm 27% so với 125 triệu USD năm 2014.

Viện Chính sách Nông nghiệp (API) thuộc Bộ Nghiên cứu và An ninh Lương thực Quốc gia thúc giục chính phủ công bố giá sàn thu mua lúa cho niên vụ 2015-16 (7/2015-6/2016) để hỗ trợ nông dân. Giá này dựa trên chi phí sản xuất và chênh lệnh giữa gạo nhập khẩu và xuất khẩu. Viện đề nghị xem xét mức giá hỗ trợ lúa Basmati là 435 USD/tấn (9.667 đồng/kg) và lúa trắng thường 205 USD/tấn (4.556 đồng/kg)

7. Bangladesh

Nông dân trồng lúa, doanh nghiệp và các chuyên gia Bangladesh đã bày tỏ lo ngại việc nhập khẩu gạo, kể cả gạo thơm Basmati từ Ấn Độ vẫn tiếp tục tăng, bất chấp việc áp thuế 10%. Họ lo lắng rằng giá gạo thấp sẽ ảnh hưởng đáng kể đến diện tích xuống giống lúa vụ tháng 2-8 và vụ tháng 7-12. Các doanh nghiệp gạo đang hối thúc chính phủ tăng thuế nhập khẩu gạo nhằm ngăn chặn lúa mất giá. Nông dân chủ yếu quan tâm chi phí sản xuất giống gạo basmati cao hơn gạo trắng thường đến 80%. Giá lúa thơm chỉ có 282 USD/tấn (6.267 đồng/kg) trong khi lúa gạo chất lượng cao 250-266 USD/tấn (5.556-5.911 đồng/kg) và lúa gạo thường giá 204 -213 USD/tấn (4.533-4.733 đồng/kg).

Nhưng mức thuế cao sẽ làm tăng lượng gạo nhập khẩu bất hợp pháp, Theo số liệu của Bộ Thực phẩm, thương nhân Bangladesh nhập khẩu 23.000 tấn gạo thông qua các kênh chính thức tháng 7/2015. Nhưng có đến 300.000 tấn đã nhập bất hợp pháp vào nước này thông qua các điểm biên giới.

8. Myanmar

Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi cho biết trận mưa lũ gần đây đã gây hư hại 560,000 ha ruộng lúa ở Myanmar. Khi nước lũ đã rút khỏi ruộng, nông dân trồng lúa được khuyến cáo nên xuống giống lại trước khi kết thúc mùa thu hoạch vào tháng 9/2015.

Nhưng  người nông dân đang phải đối mặt với nhiều khó khăn để xuống giống lại trong vài tuần tới. Hầu hết các nông dân chưa nhận được hạt giống mặc dù chính phủ đã bắt đầu phân phối hạt giống vào tuần trước. Trong 2 tuần nếu không có giống khôi phục sản xuất, Myanmar có thể phải đối mặt với an ninh lương thực. Mặc dù chính phủ cung cấp kinh phí tu bổ lại hệ thống thủy lợi nội đồng, cần thiết hỗ trợ thêm để giúp người nông dân xây dựng lại cộng đồng nông thôn.

Myanmar là một nước xuất khẩu gạo nhưng đã chính phủ quyết định ngừng xuất khẩu cho đến tháng 10 năm nay.Myanmar là một nước xuất khẩu gạo nhưng đã chính phủ quyết định ngừng xuất khẩu cho đến tháng 10 năm nay, có thể xem xét nhập khẩu nếu cần thiết. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng lúa của Myanmar đạt 20 triệu tấn lúa (12,8 triệu tấn gạo) và xuất khẩu 2,2 triệu tấn gạo năm 2015.

Phước Tuyên
Nguồn: bannhanong.vn