Thông tin sản xuất tiêu thụ gạo một số nước tuần thứ 2 tháng 6/2015

Giá gạo Pakistan 25% tấm tăng 10 USD/tấn đạt 345 - 355 USD/tấn. Giá gạo của các nước châu Á phần lớn là không thay đổi.
Ảnh minh họa

Gạo Thái Lan 5% tấm hiện giá 355 - 365 USD/tấn, cao hơn gạo cùng loại Việt Nam 5 USD/tấn hiện giá 350 - 360 USD/tấn. Gạo Ấn Độ 5% tấn hiện giá 375 - 385 USD/tấn, thấp hơn gạo Pakistan 5 USD/tấn hiện giá 380 - 390 USD/tấn. Gạo Thái Lan 25% tấm hiện giá 340 - 350 USD/tấn, cao hơn gạo cùng loại của Việt Nam 10 USD/tấn hiện giá 330- 340 USD/tấn. Gạo Ấn Độ 25% tấm hiện giá 360 - 370, cao hơn gạo Pakistan 15 USD/tấn hiện giá 345 - 355 USD/tấn, tăng khoảng 10 USD/tấn so với tuần trước. Giá gạo vào ngày 13/5/2015 của 5 nước xuất khẩu gạo chính so với tuần trước như sau:

Bảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 5 nước vào ngày 13/6/2015 so với ngày 6/6/2015 (đơn vị: USD/tấn)

Loại gạo

Thái Lan

Việt Nam

Ấn Độ

Pakistan

Campuchia

6/6/2015

13/6/2015

6/6/2015

13/6/2015

6/6/2015

13/6/2015

6/6/2015

13/6/2015

13/6/2015

Gạo 5%

360-370

365-375

350-360

350-360

375-385

375-385

390-400

380-390

430-440

Gạo 25%

340-350

340-350

330-340

330-340

360-370

360-370

350-360

345-355

410-420

Gạo đồ

365-375

360-370

 

 

355-365

355-365

410-420

410-420

 

Gạo thơm

840-850

840-850

470-480

475-48

 

 

 

 

820-830

Tấm

315-325

315-325

310-320

315-325

280-290

280-290

295-305

295-305

350-360

1.Thái Lan

Giá xuất khẩu của gạo Thái 5% tấm hiện giá 365 USD/tấn, giảm 11% so với 410 USD/tấn đầu năm 2015. Thái Lan xuất khẩu được 2,8 triệu tấn gạo trong 4 tháng đầu năm 2015, trong đó có 2,02 triệu tấn gạo dự trữ của chính phủ, giảm 4% so với năm 2014.

Bộ Thương mại cho biết trong tổng số 16 triệu tấn gạo dự  trữ, chỉ có 2 triệu còn đạt chất lượng, 14 triệu tấn bị vàng hơi và 690.000 tấn là hư hỏng. Chính phủ đã bán được 1,88 triệu tấn gạo từ 6 cuộc đấu giá thu được 785,20 triệu USD  và 1 tấn gạo theo các hợp đồng chính phủ với chính phủ từ tháng 5/2014. Bộ Thương mại Thái Lan sẽ cho phép các nhà thầu tiềm năng đến kiểm tra chất lượng gạo tồn kho của 153 kho ở 35 tỉnh trước khi tham gia đợt bán đấu giá 1,06 triệu tấn gạo vào ngày 16/6/2016. Nhà thầu phải nộp một mẫu đơn vào ngày 15/6 và kiểm tra xem họ đạt các yêu cầu của Bộ. Chính phủ Thái Lan đang xem xét để bán gạo tồn kho trực tiếp cho người tiêu dùng cũng như người nghèo như là một phần của nỗ lực để giảm lượng gạo trong nước càng sớm càng tốt.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Thái Lan sẽ xuất khẩu được 11 triệu tấn gạo trong năm 2015. Xuất khẩu gạo của Thái Lan kỳ vọng sẽ tăng vào 6 tháng cuối năm do bán được 2 triệu tấn gạo dự trữ cũng như tăng số hợp đồng chính phủ với chính phủ (G2G). Đến ngày 06/5/2015, chính phủ Thái Lan đã đạt được thỏa thuận G2G để xuất khẩu 1 triệu tấn gạo mới và 1 triệu tấn gạo dự  trữ cho năm 2015 là một năm 2016. Chính phủ dự kiến ​​sẽ hoàn thành việc chuyển giao 1 triệu tấn gạo xuất sang Trung Quốc vào tháng 8/2015 theo một biên bản ghi nhớ (MOU) được ký kết vào tháng 4/2014. Phần lớn các lô gạo giao theo hợp đồng G2G là gạo cũ tồn kho và các nhà xuất khẩu được hỗ trợ 10-20 USD/tấn chi trả dưới dạng gạo dự trữ chính phủ. Vụ lúa mùa khô Thái Lan bị thiệt hại 200.000 ha do hạn hán. Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan (RID) đã khuyến cáo nông dân khoan xuống giống vụ mùa chính vụ (từ tháng tư đến tháng 1) do hạn hán và cạn kiệt nguồn dự trữ nước.

2. Việt Nam 

Việt Nam xuất khẩu được\ 2,08 triệu tấn gạo trong 5 tháng đầu năm 2015, giảm 11% so với 2,34 triệu tấn gạo xuất khẩu trong cùng kỳ năm 2014. Giá gạo xuất khẩu gạo trung bình là 420 USD/tấn (FOB), giảm 3% USD/tấn so với 433 USD/tấn cùng kỳ năm 2014. Trong tháng 5/2015, Việt Nam xuất khẩu được 525.742 tấn gạo, giảm 19% so với 650.507 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 4/2015, và giảm 11% so với 585.536 tấn gạo xuất khẩu 5/2014. Giá xuất khẩu bình quân tháng 5/2015 ở mức 425 USD/tấn, gần như không thay đổi so với năm 2014, và tăng 3% USD/tấn so với tháng 4/2015. Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi tăng cả về khối lượng và giá trị trong 5  tháng đầu năm 2015 sau khi bị đình trệ năm 2014 do sự lây lan của đại dịch Ebola, và giá dầu xuống thấp. Việt Nam đã xuất khẩu 236.248 tấn gạo sang châu Phi trong 4 tháng đầu năm 2015, tăng 27% so với 186.068 tấn xuất khẩu trong cùng kỳ năm 2014.

3. Myanmar

Xuất khẩu gạo của Myanmar đã tăng liên tục trong ba năm qua, đạt 1,4 triệu tấn gạo năm 2012. 1,2 triệu tấn gạo năm 2013 và 1,7 triệu tấn năm 2014. Myanmar thừa nhận còn lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc nên thăm dò thị trường khác như châu Phi. Chính phủ Myanmar kỳ vọng xuất khẩu 2 triệu tấn gạo trong năm 2015 và đạt được mục tiêu xuất khẩu 3 triệu tấn gạo trong thời gian ngắn.

Nhưng xuất khẩu tăng cũng làm giá gạo trong nước tăng, nông dân sẽ được hưởng lợi. Chính phủ đang cân nhắc nếu áp đặt kiểm soát giá gạo sẽ ngăn chặn lợi ích cho nông dân. Hội nông dân Myanmar cho rằng thay vì áp đặt kiểm soát giá cả, nên xem xét nhập khẩu gạo giá rẻ từ Thái Lan hay bất kỳ nước nào khác cho tiêu thụ trong nước. Thái Lan đang cố gắng bán tháo gạo dự trữ. Điều này sẽ tách xuất khẩu và tiêu dùng trong nước và giá gạo nội địa sẽ là tương đối không bị ảnh hưởng bởi việc tăng xuất khẩu.

4. Pakistan

Trong tháng 5/2015, giá xuất khẩu gạo basmati của Pakistan đã giảm 9% xuống còn 895 USD/tấn (19511 đồng/kg) so với 980 USD/tấn (21.364 đồng/kg) trong tháng 4 /2015, và giảm 34% so với 1.350 USD/tấn (29.430 đồng/kg) cùng kỳ năm 2014. Hội nông dân trồng lúa basmati của Pakistan đã kêu gọi chính phủ để cung cấp hỗ trợ đầy đủ để tăng sức cạnh tranh của gạo basmati của Pakistan trong thị trường thế giới.

Các nhà xuất khẩu gạo Pakistan đang có kế hoạch tăng xuất khẩu gạo sang Iran như một phần của nỗ lực để đáp ứng các mục tiêu xuất khẩu 3,5 triệu tấn trong năm nay

5. Indonesia

Chính phủ Indonesia đã thay thế chủ tịch Công ty Lương thực Nhà nước Indonesia (Bulog) Lenny Sugihat do không hoàn thành mục tiêu thu mua 3,2 triệu tấn gạo. Bulog chỉ mua được 2,75 triệu tấn, dù đã tăng giá thu mua lên 577 USD/tấn (12.579 đồng/kg), so với 524 USD/tấn (11.423 đồng/kg) trên thị trường. Hiện nay, giá gạo đứng ở mức 751 USD/tấn, so với 770 USD/tấn tháng 4 /2015.

6. Philippines

Philippines có thể sẽ xem xét cho doanh nghiệp tư nhân nhập khẩu theo lượng nhập gạo tối thiểu của WTO (MAV), sau khi mở thầu 250.000 tấn gạo tuần trước chỉ mua được của Việt Nam 150.000 tấn gạo. Chính phủ đang xem xét để nhập khẩu 805.200 tấn gạo thông qua các tư thương với mức thuế 35% theo qui định của WTO. Nhập khẩu trên hạn ngạch này chịu mức thuế 50%. Theo quy định của WTO, Philippines đã nhập khẩu 755.000 tấn từ Thái Lan và Việt Nam theo hạn ngạch Số còn lại có thể được mua từ các nước khác ngoài hạn ngạch.

Công ty Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) dự kiến mở lại gói thầu G2G của lô gạo 100.000 tấn còn lại vào ngày 16/6.  Đợt mở thầu 250.000 tấn gạo vào ngày 05/6 cho  Việt Nam, Thái Lan và Campuchia, chỉ có Việt Nam trúng thầu 150.000 tấn gạo. Thái Lan rút lui do chào giá của NFA quá thấp và Campuchia đã không tham dự đấu thầu. Việt Nam sẽ giao 60% lượng gạo của 150.000 tấn trước ngày 15/6 và số còn lại trước ngày 15 tháng 8.

NFA cũng đang có kế hoạch mua thêm 250.000 tấn gạo. Thái Lan, Việt Nam và Campuchia đã được mời tham gia các cuộc đàm phán G2G trong tuần tới. Nguyên nhân sản lượng gạo của quý II/2015  của Philippines  dự kiến giảm 4,3% xuống còn 3,898 triệu tấn so với 4,073 triệu tấn năm 2014  do giảm diện tích, khô hạn, thiếu nước cũng như bị sâu bệnh ở một số khu vực trồng lúa

Tổng lượng gạo dự trữ của Philippines đến ngày 01/7/2015 đạt 3,17 triệu tấn, tăng 25% so với 2,54 triệu tấn vào tháng 4/2015, và tăng 26% so với 2,52 triệu tấn cùng kỳ năm 2014.

7. Ấn Độ

Kho dự trữ gạo của Ấn Độ đến ngày 01/6/2015  đạt 22,485 triệu tấn (trong đó có 9,234 triệu tấn lúa), giảm 20% ​​so với 28,030 triệu tấn cùng kỳ năm 2014.

Diện tích xuống giống vụ mùa chính (Kharif từ tháng 6-12) bắt đầu vào ngày 08/5/2015 đến ngày 12/6/2015  đạt 7,51 triệu ha , giảm 9% so với 8,227 triệu ha  cùng kỳ năm 2014. Hạn hán do El Nino có khả năng giảm sản lượng năm nay. Dự báo của Cục Khí tượng Ấn Độ (IMD) mùa mưa năm nay sẽ dưới 88% so với ước tính trước đó là 93% do các báo cáo của một El Nino tăng cường. Đó là mong mưa là chỉ bằng 85% lượng mưa trung bình nhiều năm

8. Campuchia

Campuchia đã xuất khẩu 243.025 tấn gạo trong 5 tháng đầu năm 2015, tăng 64% so với 148.262 tấn gạo xuất khẩu trong cùng kỳ năm 2014. Trong tháng 5/2015 Campuchia xuất được 41.842 tấn, giảm 19% so với 51.719 tấn xuất khẩu trong tháng 4/2015, và tăng 50% so với 27.971 tấn tháng 5 năm 2014. Campuchia xuất khẩu gạo đến 46 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có tới 25 nước Liên minh châu Âu (EU) và 2 nước thuộc khối ASEAN là Malaysia và Singapore. Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu hàng đầu của gạo Campuchia với 68.437 tấn.

 Các máy xay xát không có đủ nguồn lực tài chính cũng như điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng nên mục tiêu xuất khẩu 1 triệu tấn gạo năm 2015 khó đạt. Nhiều nhà máy xay thuê đất nên không sử dụng nó như là tài sản thế chấp. Họ cần tiền để mua lúa nông dân, bảo trì và thay thế các thiết bị máy xay, nhưng các ngân hàng cho đây là lĩnh vực rủi ro rất cao. Liên đoàn lúa gạo Campuchia (CRF) đã thúc giục chính phủ phải có biện pháp hỗ trợ  vay vốn mua lúa xay xát cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng để đảm bảo giao gạo xuất khẩu được nhanh

Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI)  đang hỗ trợ Campuchia và Nepal theo một dự án của USAID tài trợ để phổ biến giống lúa cao sản chịu hạn. Dự án sẽ kéo dài 3 năm với chi phí 3 triệu USD . Dự án sẽ hỗ trợ Campuchia thích ứng với hạn hán và lũ lụt bằng cách đào tạo nông dân, công ty giống và hội nông dân sử dụng giống lúa có chất lượng tốt hơn so với giống lúa địa phương Dự án khuyến khích sản xuất giống lúa có chất lượng trong nước cũng như nâng cao nhận thức cho người nông dân sử dụng giống chất lượng để tăng năng suất. Có gần 1 triệu ha đất nông nghiệp ở Campuchia đang bị thiệt hại do hạn hán và lũ lụt từ năm 2011 đến năm 2015.

Phước Tuyên

Nguồn: bannhanong.vn