Thu mua tạm trữ 500.000 tấn gạo : Hỗ trợ trực tiếp nông dân
- Chủ nhật - 15/07/2012 10:19
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Ông Ngọc cho biết, qua tổng hợp, từ giá thành sản xuất lúa hè thu của các địa phương cho thấy, giá thành sản xuất bình quân vào khoảng 3.900 - 4.000 đồng/kg.
- Trong quyết định thu mua lúa gạo được Chính phủ phê duyệt mới đây là sẽ hỗ trợ tạm trữ trực tiếp cho nông dân chứ không phải là DN như trước đây. Vậy theo ông, chủ trương này liệu có tính khả thi ?
Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mua tạm trữ tối đa 500.000 tấn quy gạo vụ hè thu năm 2012, thời hạn mua tạm trữ từ ngày 10/7 đến hết ngày 10/8/2012. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua thóc, gạo tạm trữ... Tuy nhiên, điểm khác biệt lần này là hỗ trợ trực tiếp cho nông dân chứ không thông qua DN như trước đây.
Vấn đề lại nảy sinh ở chỗ nông dân tạm trữ ở đâu, vì không có kho. Vì thế, họ phải bán tươi ngay tại ruộng. Do đó, hiện phương án hỗ trợ trực tiếp cho nông dân là không khả thi. Và nếu chuyển hỗ trợ trực tiếp cho nông dân ngay, thì chưa có cơ sở để tính toán giá thành và lợi nhuận, nên cần có thời gian xem xét.
Chúng ta phải thừa nhận rằng, chính sách tạm trữ vừa qua vẫn chủ yếu hỗ trợ qua DN. Nhưng có điều, tại sao DN được hưởng lợi, mà chúng ta vẫn làm là vì, mục tiêu của tạm trữ là nâng mức giá lúa lên cho nông dân vào thời điểm dân cần bán thóc gạo. Nếu không thông qua DN thì bản thân nông dân không thực hiện được.
- Như ông nói ở trên là hình thức hỗ trợ trực tiếp cho nông dân sẽ không có tính khả thi. Vậy, phía Cục đã có tham mưu gì cho Bộ về phương thức áp dụng, thưa ông ?
Không có tính khả thi không có nghĩa là không thực hiện được, đây là phương thức thu mua đầu tiên được áp dụng nên sẽ thí điểm thực hiện theo mô hình cánh đồng mẫu lớn đang được triển khai bước đầu có nhiều kết quả tại khu vực ĐBSCL. Tức là để hộ nông dân gửi thóc trong kho của DN, chờ giá cao thì bán. Nhà nước sẽ hỗ trợ nông dân qua lượng hàng mà họ gửi kho, vừa bảo quản được lúa gạo và ngân hàng cũng có cơ sở để thanh toán phần hỗ trợ cho nông dân. Tôi cho rằng, về lâu dài, chắc chắn chúng ta phải đi theo hướng này để người nông dân được hưởng lợi thực sự.
- Có một thực tế khó khăn hiện nay mà không ít người quan tâm là quá trình thu mua đều phải qua tay thương lái chứ không thông qua trực tiếp DN. Vậy, mục tiêu mà Chính phủ để ra là đảm bảo 30% lãi cho nông dân liệu có thực hiện được, thưa ông ?
Nhà nước sẽ hỗ trợ nông dân qua lượng hàng mà họ gửi kho, vừa bảo quản được lúa gạo và ngân hàng cũng có cơ sở để thanh toán phần hỗ trợ. |
- Trong xuất khẩu gạo chúng ta đã có mức giá sàn chung, nhưng trong chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo mặc dù đã được thực hiện rất nhiều giải pháp nhưng các giải pháp này chỉ giải quyết phần ngọn của vấn đề, trong khi bài thuốc chính là giá sàn thì lại không có, thưa ông ?
Theo quy định thì Sở Nông nghiệp và Sở Tài chính các tỉnh thành điều tra giá lúa, trên cơ sở đó tính toán và trình UBND tỉnh công bố và báo cáo cho Bộ Tài chính. Số liệu để công bố cũng gồm có hai loại, một là giá thành sản xuất của tỉnh thành đó và giá định hướng để Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi các bộ, ban ngành có liên quan và hiệp hội để điều hành việc mua. Giá mua định hướng thì hiệp hội căn cứ vào nhu cầu thị trường, tình hình xuất khẩu để đưa ra quyết định. Nhưng vấn đề ở đây là lâu nay, chúng ta vẫn thực hiện theo hình thức thu mua mang tính cơ chế thị trường tức là DN tự thương lượng với nông dân rồi đưa ra mức giá thu mua. Vì vậy mới có thực trạng nan giải mà từ trước tới này ngành lúa gạo luôn gặp phải đó là “được mùa thì mất giá” và ngược lại.
- Xin cảm ơn ông !
Văn Trưởng thực hiện
Nguồn : dddn.com.vn