Thực phẩm hữu cơ: Cung không đủ cầu

Nhu cầu tiêu dùng các loại thực phẩm và sữa đạt chứng nhận hữu cơ tiếp tục tăng cao. Doanh số bán các loại mặt hàng này trên thị trường toàn cầu đã tăng 11% trong năm 2015, đạt 39,7 tỷ USD và xu hướng tiêu dùng này sẽ tiếp diễn.
Thực phẩm hữu cơ: Cung không đủ cầu

Đối tượng khách hàng    

Melissa Abbott , phó giám đốc tại The Hartman Group, Bellevue, Washington cho biết: quan điểm về thực phẩm hữu cơ của hai thế hệ, gồm những người trẻ sinh sau năm 1995 (thế hệ Z) và thế hệ lớn tuổi hơn có sự khác nhau tương đối lớn. Hơn một nửa những người thuộc thế hệ Z đều nhận thức được thực phẩm hữu cơ tốt hơn cho sức khỏe, trong khi đó, tỷ lệ này ở  người có độ tuổi lớn hơn là 39%. 

Theo báo cáo của Hiệp hội thương mại hữu cơ (OTA) trong một cuộc khảo sát về ngành thực phẩm hữu cơ, thì năm ngoái, doanh số bán sữa và ngũ cốc hữu cơ sẽ tăng vọt nếu nguồn cung sẵn có hơn. Các chuyên gia trong ngành đều cho rằng việc xây dựng một chuỗi cung ứng thực phẩm hữu cơ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng là điều hết sức cần thiết. Và để làm được điều đó, cần phải có các chiến lược sát cánh với người chăn nuôi để tăng diện tích trồng trọt hoặc nuôi hữu cơ; song song thực hiện các chương trình hỗ trợ người nông dân chuyển đổi và khuyến khích họ xây dựng mô hình sản xuất thực phẩm hữu cơ.

Hiện, đã có một số công ty lớn trên thế giới liên kết với người chăn nuôi để dần tạo dựng thị trường thực phẩm hữu cơ ổn định. Điển hình nhất đó liên kết với Hợp tác xã ngũ cốc hữu cơ của Mỹ, với thành viên là Annie’s, Stonyfield, Organic Valley, Clif Bar, Nature’s Path và Grain Millers.

 

Thực hiện chuyển đổi

Một trong những khía cạnh được cho là tốn kém nhất của quá trình sản xuất thực phẩm hữu cơ chính là sự chuyển đổi từ phương thức sản xuất truyền thống sang sản xuất theo quy chuẩn hữu cơ. Và quy trình chuyển đổi này mất thời gian ít nhất 3 năm. Để xóa bỏ các gánh nặng chi phí, thì các tổ chức như OTA đã nỗ lực hoạt động để phát triển ra một chứng nhận quy trình chuyển đổi.  Đây cũng là dự án mà OAT đã tiến hành suốt 1 năm qua và được đánh giá là tiềm năng cho quá trình chuyển đổi thị trường từ những thực phẩm được sản xuất theo cách thức truyền thống sang hữu cơ. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất là làm cách nào có thể đảm bảo người nông dân trong quá trình chuyển đổi sẽ không phải cạnh tranh gay gắt với những sản phẩm đã đạt chứng nhận sinh thái. Đó là lý do OTA đã phải thực hiện liên kết với các đơn vị cấp chứng nhận. Ví dụ, QAI, Inc., một tổ chức chuyên cấp chứng nhận trứng gà sinh thái tại Bắc Mỹ đã ký kết chương trình nhận diện và khuyến khích người nông dân trong quá trình chuyển đổi đất canh tác từ sản xuất truyền thống sang mô hình hữu cơ và cấp chứng nhận Certified Transitional (sản phẩm trong quá trình chuyển đổi sang hữu cơ) cho người nông dân.

OAT khẳng định, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm hữu cơ tiếp tục tăng cao và sẽ sớm vượt cung, do đó, ngành sản xuất thực phẩm hữu cơ có nhiều cơ hội để phát triển, mở rộng, để phục vụ một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng vẫn đang trong cơn khát sản phẩm hữu cơ.

Nguồn: nguoichannuoi.vn