Thực phẩm tiện lợi lên ngôi
- Thứ bảy - 24/02/2018 08:28
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Chiếm ưu thế
Tại Hội chợ Công nghiệp Thực phẩm Anuga ở Koln, Đức với 160.000 khách chuyên môn và trên 7.000 hãng tham gia giới thiệu sản phẩm, các món ăn nhân tạo chứa đầy các quầy trưng bày. Các chai chứa dung dịch xanh màu chlorophyl của tảo, lọ khác lại là một loại nước ngọt Smothie chứa các chất quan trọng của trứng gà. Còn có cả kem rau, johurts Yollies, pizza ngọt, xốt viên chocolate. Toàn thứ nhân tạo.
Thực phẩm tiện lợi được bày bán trong siêu thị
Thực phẩm siêu chế biến này chứa đường, mỡ và muối nhiều hơn mức cần thiết. Các xưởng chế biến thực phẩm sản xuất ra hỗn hợp từ thực phẩm tự nhiên, thực phẩm chế biến và các thành phần như đường, dầu, mỡ cùng các phụ gia như chất chống ôxy hóa, chất ổn định, chất bảo quản, gluten, cassein, lactose, sữa, protein hydrolyt, mỡ hóa rắn, protein thực vật, maltodextrin, glucose-fructose-sirup... Từ các chất thành phần trộn lại này, thêm các vitamin, chất khoáng, chất màu, chất tạo mùi và những hóa chất khác để chúng ta có một thứ hấp dẫn trên bàn ăn là thực phẩm siêu chế biến như: Pizza đông lạnh, Burger, xúc xích, các loại kem, thức ăn chín đủ loại, nước xốt, bánh ngọt đóng gói sẵn, bơ thực vật, nước ngọt, nước uống hỗn hợp từ sữa, sữa chua hoa quả, nước tăng lực, tinh chất thịt, bánh pudding và các sản phẩm ăn liền khác…
Hơn một thế kỷ trước, nhà hóa học Pháp Marcelin Berthelot đã tiên đoán, nông nghiệp và nghệ thuật nấu ăn một ngày kia sẽ được thay thế bằng những sản phẩm từ phòng thí nghiệm. Trong tương lai gần, thực phẩm sẽ chỉ còn là những viên thuốc.
Cảnh báo sức khỏe
Theo Tạp chí Y học The Lancet, thực phẩm siêu chế biến thường quá giàu năng lượng, chứa quá ít chất xơ, vi chất dinh dưỡng và chất thực vật thứ cấp mà nhiều mỡ có hại cho sức khỏe, đường tự do và natri.
GS Dinh dưỡng Carlos Monteiro của Đại học Universidade de Sao Paulo (Brazil) cũng lo lắng về món ăn nhân tạo. Cùng đồng nghiệp, ông chứng minh rằng, gà viên chiên Chicken Nugget, donuts (một loại bánh ngọt rán hoặc nướng để ăn tráng miệng hoặc ăn vặt) và các thực phẩm siêu chế biến khác nay đã chiếm 60% năng lượng (calo) hấp thu và góp đến 90% lượng đường tiêu thụ. Càng tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến, số người béo phì càng cao.
Các nhà khoa học gọi hiệu ứng này là “hedonic hyperphagy - tăng thực hoan lạc - ăn chẳng biết chán”. Và các nhà khoa học ở Đại học Nueremberg (Đức) cũng đã chứng minh được điều này trên chuột. Khi cho mangan vào thức ăn của chúng, chuột bị kích thích ở vùng não hoạt động đến mức cứ ăn mãi đến mức bị điện giật vẫn mặc kệ. Chuột được ăn khoai tây chiên cũng vậy. Thậm chí chuột khi được ăn khoai tây chiên sẽ dần mắc nghiện nó vì nó sẽ thay đổi vùng hoạt động ở não bộ chúng. Điểm đặc biệt mà các nhà khoa học tìm ra là mỡ và đường phải trộn theo tỷ lệ nhất định mới có thể gây ra hội chứng “tăng thực hoan lạc”. Tuy nhiên giới công nghiệp thực phẩm luôn phủ nhận điều này.
Nguồn: nguoichannuoi.com