Tình hình sản xuất thủy sản sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn
- Thứ hai - 29/06/2015 05:43
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Trong hội nghị sơ kết tình hình sản xuất sáu tháng đầu năm của Tổng cục diễn ra ngày 29/6 tại Hà Nội, đại diện Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, dự báo sản xuất thủy sản sẽ tiếp tục đối mặt với sự cạnh tranh của các nước sản xuất thủy sản, rào cản kỹ thuật của các thị trường, diễn biến khó lường về dịch bệnh và các hoạt động cản trở, phá hoại trên biển.
Theo số liệu của sáu tháng đầu năm, ngành thủy sản tiếp tục duy trì tăng trưởng với tổng sản lượng thủy sản ước đạt 3 triệu tấn, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng đạt 1,8 triệu tấn, khai thác 1,2 triệu tấn. Riêng sản lượng tôm nước lợ tiếp tục đạt mức tăng cao khoảng 21% với trên 200.000 tấn.
Bên cạnh những thuận lợi, thách thức chủ yếu của ngành thời gian qua là các nước sản xuất tôm đã khôi phục lại sản xuất sau giai đoạn bị dịch bệnh, các rào cản đối với cá tra, tỷ giá duy trì kể cả khi đồng USD suy giảm, ngư dân tiếp tục bị cản trở trên các ngư trường truyền thống.
Việc triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, đã có 25/28 tỉnh, thành phố phê duyệt danh sách ngư dân đủ điều kiện đóng mới, số tàu đăng ký đóng mới là 674 chiếc (chiếm 30% số tàu được phân bổ), số tàu nâng cấp 90 chiếc. Đến ngày 15/6, các ngân hàng thương mại đã ký kết được 75 hợp đồng tín dụng với các chủ tàu (70 tàu đóng mới, 5 tàu nâng cấp) với tổng số 721 tỷ đồng được cam kết cho vay và đã giải ngân được 190 tỷ đồng.
Về hỗ trợ bảo hiểm, đến ngày 18/5, đã có 21/28 tỉnh, thành phố thực hiện bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ và bảo hiểm tai nạn thuyền viên với trên 63 tỷ đồng phí bảo hiểm cho tổng giá trị được bảo hiểm trên 6.309 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Trung, Vụ trưởng vụ Khai thác (Tổng cục Thủy sản), các bộ, ngành liên quan đã rất tích cực trong việc tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP nhưng vẫn còn một số vướng mắc như quy định về sử dụng máy tàu cũ hay mới khi đóng mới chưa rõ. Một số chủ tàu thiếu vốn đối ứng trong khi việc thẩm định giá thành đóng tàu còn lúng túng do chưa quy định rõ cơ quan thẩm định giá; chưa quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các tàu dịch vụ hậu cần đóng mới trong khi ngư dân đề nghị hỗ trợ đối với các tàu này….
Trên cơ sở kết quả sáu tháng đầu năm, ngành thủy sản phấn đấu đạt sản lượng khai thác là 2,6 triệu tấn và nuôi trồng là 3,8 triệu tấn. Để đạt mục tiêu này, các đại biểu cho rằng, về công tác chỉ đạo điều hành từ nay đến cuối năm cần tăng cường công tác quản lý nhà nước chuyên ngành về chất lượng giống, vật tư phục vụ sản xuất nuôi trồng thủy sản; đồng thời triển khai và hướng dẫn cho nông-ngư dân thả nuôi trong điều kiện thời tiết thuận lợi trong mùa mưa bão, đảm bảo tốt công tác truy xuất nguồn gốc sản phẩm khai thác và nuôi trồng thủy sản để đáp ứng yêu cầu và các hàng rào kỹ thuật của các thị trường xuất khẩu.
Về khai thác thủy sản tiếp tục thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP, đồng thời đảm bảo an toàn cho người và tàu cá của ngư dân hoạt động tại các ngư trường, ông Nguyễn Văn Trung cho rằng, thời gian tới cần tích cực giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai tại cơ sở; rà soát các hướng dẫn của bộ, ngành để kịp thời sửa đổi, bổ sung những vẫn đề còn thiếu hoặc chưa phù hợp…. cũng như tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng.
Ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho rằng thời tiết đã bắt đầu thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Nhiệt độ và độ mặn đã giảm, thích hợp tập trung thả đối với những diện tích nuôi trồng thâm canh và công nghiệp. Để đạt mục tiêu những tháng cuối năm, Tổng cục sẽ tổ chức các cuộc họp giao ban ở các vùng và cử các đoàn công tác xuống trực tiếp chỉ đạo sản xuất tại các địa phương, đồng thời giám sát và cùng với địa phương đẩy nhanh việc nuôi các đối tượng chủ lực như cá tra, tôm; hướng dẫn người nuôi tuân thủy quy trình kỹ thuật, đảm bảo chất lượng con giống... và triển khai Đề án nuôi cá rô phi và cá ngừ đại dương./.
Theo số liệu của sáu tháng đầu năm, ngành thủy sản tiếp tục duy trì tăng trưởng với tổng sản lượng thủy sản ước đạt 3 triệu tấn, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng đạt 1,8 triệu tấn, khai thác 1,2 triệu tấn. Riêng sản lượng tôm nước lợ tiếp tục đạt mức tăng cao khoảng 21% với trên 200.000 tấn.
Bên cạnh những thuận lợi, thách thức chủ yếu của ngành thời gian qua là các nước sản xuất tôm đã khôi phục lại sản xuất sau giai đoạn bị dịch bệnh, các rào cản đối với cá tra, tỷ giá duy trì kể cả khi đồng USD suy giảm, ngư dân tiếp tục bị cản trở trên các ngư trường truyền thống.
Việc triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, đã có 25/28 tỉnh, thành phố phê duyệt danh sách ngư dân đủ điều kiện đóng mới, số tàu đăng ký đóng mới là 674 chiếc (chiếm 30% số tàu được phân bổ), số tàu nâng cấp 90 chiếc. Đến ngày 15/6, các ngân hàng thương mại đã ký kết được 75 hợp đồng tín dụng với các chủ tàu (70 tàu đóng mới, 5 tàu nâng cấp) với tổng số 721 tỷ đồng được cam kết cho vay và đã giải ngân được 190 tỷ đồng.
Về hỗ trợ bảo hiểm, đến ngày 18/5, đã có 21/28 tỉnh, thành phố thực hiện bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ và bảo hiểm tai nạn thuyền viên với trên 63 tỷ đồng phí bảo hiểm cho tổng giá trị được bảo hiểm trên 6.309 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Trung, Vụ trưởng vụ Khai thác (Tổng cục Thủy sản), các bộ, ngành liên quan đã rất tích cực trong việc tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP nhưng vẫn còn một số vướng mắc như quy định về sử dụng máy tàu cũ hay mới khi đóng mới chưa rõ. Một số chủ tàu thiếu vốn đối ứng trong khi việc thẩm định giá thành đóng tàu còn lúng túng do chưa quy định rõ cơ quan thẩm định giá; chưa quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các tàu dịch vụ hậu cần đóng mới trong khi ngư dân đề nghị hỗ trợ đối với các tàu này….
Trên cơ sở kết quả sáu tháng đầu năm, ngành thủy sản phấn đấu đạt sản lượng khai thác là 2,6 triệu tấn và nuôi trồng là 3,8 triệu tấn. Để đạt mục tiêu này, các đại biểu cho rằng, về công tác chỉ đạo điều hành từ nay đến cuối năm cần tăng cường công tác quản lý nhà nước chuyên ngành về chất lượng giống, vật tư phục vụ sản xuất nuôi trồng thủy sản; đồng thời triển khai và hướng dẫn cho nông-ngư dân thả nuôi trong điều kiện thời tiết thuận lợi trong mùa mưa bão, đảm bảo tốt công tác truy xuất nguồn gốc sản phẩm khai thác và nuôi trồng thủy sản để đáp ứng yêu cầu và các hàng rào kỹ thuật của các thị trường xuất khẩu.
Về khai thác thủy sản tiếp tục thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP, đồng thời đảm bảo an toàn cho người và tàu cá của ngư dân hoạt động tại các ngư trường, ông Nguyễn Văn Trung cho rằng, thời gian tới cần tích cực giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai tại cơ sở; rà soát các hướng dẫn của bộ, ngành để kịp thời sửa đổi, bổ sung những vẫn đề còn thiếu hoặc chưa phù hợp…. cũng như tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng.
Ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho rằng thời tiết đã bắt đầu thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Nhiệt độ và độ mặn đã giảm, thích hợp tập trung thả đối với những diện tích nuôi trồng thâm canh và công nghiệp. Để đạt mục tiêu những tháng cuối năm, Tổng cục sẽ tổ chức các cuộc họp giao ban ở các vùng và cử các đoàn công tác xuống trực tiếp chỉ đạo sản xuất tại các địa phương, đồng thời giám sát và cùng với địa phương đẩy nhanh việc nuôi các đối tượng chủ lực như cá tra, tôm; hướng dẫn người nuôi tuân thủy quy trình kỹ thuật, đảm bảo chất lượng con giống... và triển khai Đề án nuôi cá rô phi và cá ngừ đại dương./.
theo vietnamplus