Trung Quốc dừng mua, giá lợn hơi giảm mạnh
- Thứ ba - 16/08/2016 20:30
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Giá giảm, bán chậm
Đà giảm giá của lợn hơi bắt đầu từ trung tuần tháng 5 khi thương lái Trung Quốc đột ngột dừng thu mua lợn mỡ của Việt Nam dẫn tới bất ổn cho ngành chăn nuôi trong nước.
Ở thời điểm đó, giá lợn hơi xuất chuồng ở khu vực miền Bắc đã giảm từ mức 55.000 – 60.000 đồng/kg xuống chỉ còn 50.000 – 52.000 đồng/kg. Tuy nhiên, do đầu ra chững lại, lợn hơi tiếp tục đà giảm giá cho tới thời điểm này vẫn chưa có tín hiệu lạc quan. Ông Phùng Viết Định, hộ chăn nuôi 200 con lợn thương phẩm thôn Ngọc Nhị, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì cho biết, giá lợn xuất chuồng hiện chỉ còn 49.500 đồng/kg, giảm 1.500 – 2.500 đồng/kg so với tháng trước. “Cánh thương lái nói là do Trung Quốc không mua lợn nữa nên giá cũng giảm đi” – ông Định chia sẻ.
Tại các huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa, giá lợn hơi còn giảm nhiều hơn so với khu vực Ba Vì. Ông Nguyễn Văn Thanh – Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi và Dịch vụ tổng hợp Hòa Mỹ (Ứng Hòa) cho biết, mức giá thương lái đang thu mua lợn của các trang trại hiện khoảng 47.000 đồng/kg, giảm hơn 3.000 đồng/kg so với tháng trước. Theo tính toán của ông Thanh, giá thành chăn nuôi hiện khoảng 42.000 đồng/kg nên người nông dân vẫn có lãi. Tuy nhiên, điều lo ngại là giá thức ăn chăn nuôi lại có chiều hướng tăng, mỗi bao cám cho lợn thương phẩm tăng khoảng 4.000 đồng. Do đó, lợi nhuận của người chăn nuôi sẽ còn giảm đi, thậm chí chỉ hòa vốn.
Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, giá thu mua lợn hơi tại các tỉnh phía Nam trong tháng 7/2016 nhìn chung diễn biến theo xu hướng giảm. Tại Đồng Nai, giá lợn hơi bán ra tại các trại chỉ còn 42.000 - 43.000 đồng/kg, giảm 5.000 - 6.000 đồng/kg so với mức giá cuối tháng trước. Nếu so với mức giá “đỉnh” vào tháng 4 và đầu tháng 5/2016, giá lợn hơi trên địa bàn Đồng Nai đã giảm 12.000 - 13.000 đồng/kg, tương đương mức giảm hơn 23%. Nguyên nhân do lượng lợn tồn ở Trung Quốc còn nhiều nên nước này hạn chế nhập. Trong khi đó, Đồng Nai cung cấp hơn 50% sản lượng lợn hơi Việt Nam sang thị trường Trung Quốc nên giá lợn bị ảnh hưởng ngay tức thì.
Đừng quá kỳ vọng vào thị trường Trung Quốc
Đây không phải lần đầu tiên việc thương lái thu mua lợn mỡ ồ ạt một thời gian rồi dừng lại khiến cho chăn nuôi nước ta bị ảnh hưởng. Ngay cả Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cũng đánh giá, xuất khẩu lợn mỡ sang Trung Quốc hoàn toàn theo lối tiểu ngạch nên rủi ro lớn đối với người chăn nuôi là luôn rơi vào tình trạng bị động khi giá hạ. Cơ quan chức năng cũng không thể thống kê được sản lượng lợn mỡ xuất sang Trung Quốc, chỉ ước tính ở cửa khẩu Cao Bằng hoặc Lạng Sơn có ngày xuất lên tới 50 - 60 xe.
Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, khó khăn nhất là hiện nay đầu ra của chăn nuôi phụ thuộc vào Trung Quốc. Khi nước này nhập nhiều thì giá trôi chảy, khi dừng lại là giá lợn hơi trong nước giảm.
Do đó, hiện nay, Cục Chăn nuôi đang tính làm việc với cơ quan chức năng của Trung Quốc để bàn bạc việc xuất khẩu lợn thông qua chính ngạch hoặc có cam kết giữa nhà sản xuất của hai nước để không còn tình trạng mua bán chui lủi như hiện nay.
Ông Vân cho biết thêm, Cục Chăn nuôi đã có nhiều văn bản cảnh báo về tính rủi ro của thị trường Trung Quốc, tuy nhiên quyền quyết định nuôi hay không là của người chăn nuôi. Cục Chăn nuôi khuyến cáo, người chăn nuôi hiện nay cần căn cứ vào diễn biến của thị trường để quyết định kế hoạch sản xuất, đừng quá kỳ vọng vào thị trường Trung Quốc để rồi ồ ạt tái đàn. Bởi nếu lợn hơi xuống giá sâu người nuôi sẽ bị lỗ. “Riêng đối với sản phẩm chăn nuôi, nếu bị ứ lại thì càng nuôi càng bị lỗ. Do đó chúng ta không thể nào phát triển sản xuất theo kiểu tư duy không có trọng tâm định hướng được” – ông Vân cho hay.
Thiên Tú
Đà giảm giá của lợn hơi bắt đầu từ trung tuần tháng 5 khi thương lái Trung Quốc đột ngột dừng thu mua lợn mỡ của Việt Nam dẫn tới bất ổn cho ngành chăn nuôi trong nước.
Chăn nuôi lợn tại xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa. Ảnh: Bình Minh |
Tại các huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa, giá lợn hơi còn giảm nhiều hơn so với khu vực Ba Vì. Ông Nguyễn Văn Thanh – Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi và Dịch vụ tổng hợp Hòa Mỹ (Ứng Hòa) cho biết, mức giá thương lái đang thu mua lợn của các trang trại hiện khoảng 47.000 đồng/kg, giảm hơn 3.000 đồng/kg so với tháng trước. Theo tính toán của ông Thanh, giá thành chăn nuôi hiện khoảng 42.000 đồng/kg nên người nông dân vẫn có lãi. Tuy nhiên, điều lo ngại là giá thức ăn chăn nuôi lại có chiều hướng tăng, mỗi bao cám cho lợn thương phẩm tăng khoảng 4.000 đồng. Do đó, lợi nhuận của người chăn nuôi sẽ còn giảm đi, thậm chí chỉ hòa vốn.
Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, giá thu mua lợn hơi tại các tỉnh phía Nam trong tháng 7/2016 nhìn chung diễn biến theo xu hướng giảm. Tại Đồng Nai, giá lợn hơi bán ra tại các trại chỉ còn 42.000 - 43.000 đồng/kg, giảm 5.000 - 6.000 đồng/kg so với mức giá cuối tháng trước. Nếu so với mức giá “đỉnh” vào tháng 4 và đầu tháng 5/2016, giá lợn hơi trên địa bàn Đồng Nai đã giảm 12.000 - 13.000 đồng/kg, tương đương mức giảm hơn 23%. Nguyên nhân do lượng lợn tồn ở Trung Quốc còn nhiều nên nước này hạn chế nhập. Trong khi đó, Đồng Nai cung cấp hơn 50% sản lượng lợn hơi Việt Nam sang thị trường Trung Quốc nên giá lợn bị ảnh hưởng ngay tức thì.
Đừng quá kỳ vọng vào thị trường Trung Quốc
Đây không phải lần đầu tiên việc thương lái thu mua lợn mỡ ồ ạt một thời gian rồi dừng lại khiến cho chăn nuôi nước ta bị ảnh hưởng. Ngay cả Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cũng đánh giá, xuất khẩu lợn mỡ sang Trung Quốc hoàn toàn theo lối tiểu ngạch nên rủi ro lớn đối với người chăn nuôi là luôn rơi vào tình trạng bị động khi giá hạ. Cơ quan chức năng cũng không thể thống kê được sản lượng lợn mỡ xuất sang Trung Quốc, chỉ ước tính ở cửa khẩu Cao Bằng hoặc Lạng Sơn có ngày xuất lên tới 50 - 60 xe.
Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, khó khăn nhất là hiện nay đầu ra của chăn nuôi phụ thuộc vào Trung Quốc. Khi nước này nhập nhiều thì giá trôi chảy, khi dừng lại là giá lợn hơi trong nước giảm.
Do đó, hiện nay, Cục Chăn nuôi đang tính làm việc với cơ quan chức năng của Trung Quốc để bàn bạc việc xuất khẩu lợn thông qua chính ngạch hoặc có cam kết giữa nhà sản xuất của hai nước để không còn tình trạng mua bán chui lủi như hiện nay.
Ông Vân cho biết thêm, Cục Chăn nuôi đã có nhiều văn bản cảnh báo về tính rủi ro của thị trường Trung Quốc, tuy nhiên quyền quyết định nuôi hay không là của người chăn nuôi. Cục Chăn nuôi khuyến cáo, người chăn nuôi hiện nay cần căn cứ vào diễn biến của thị trường để quyết định kế hoạch sản xuất, đừng quá kỳ vọng vào thị trường Trung Quốc để rồi ồ ạt tái đàn. Bởi nếu lợn hơi xuống giá sâu người nuôi sẽ bị lỗ. “Riêng đối với sản phẩm chăn nuôi, nếu bị ứ lại thì càng nuôi càng bị lỗ. Do đó chúng ta không thể nào phát triển sản xuất theo kiểu tư duy không có trọng tâm định hướng được” – ông Vân cho hay.
Thiên Tú
Nguồn: ktdt.vn