XK rau quả sang Trung Quốc: Vẫn bình thường, chưa bị ảnh hưởng
- Thứ tư - 21/05/2014 03:36
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Việt Nam có nhập một số mặt hàng rau củ quả như cà rốt, khoai tây, rau cải, táo, lê, nho… song chúng ta cũng xuất nhiều mặt hàng rau, củ, quả theo mùa như thanh long, chôm chôm, vải thiều, dưa hấu sang Trung Quốc.
“Tất nhiên là nếu có khó khăn về xuất nhập khẩu với Trung Quốc, chắc chắn các mặt hàng nông sản, trong đó có rau, củ quả sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, theo tôi mặt hàng rau, củ, quả không phải là mặt hàng thiết yếu như các mặt hàng thực phẩm (gạo, thịt), nên trường hợp Trung Quốc không xuất sang Việt Nam cũng chỉ làm cho các sản phẩm rau, củ, quả không phong phú hơn thôi” - ông Hương nói.
Còn ông Nguyễn Văn Kỳ - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng, nếu xét về cán cân thương mại với Trung Quốc, mặt hàng rau củ quả của chúng ta đang là xuất siêu. Cụ thể, năm 2013, xuất khẩu các mặt hàng rau, của quả của Việt Nam đi tất cả các thị trường đạt khoảng 1 tỷ USD, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 250 triệu USD...
“Theo tôi, những xung đột ở Biển Đông từ trước đến nay cũng diễn ra nhiều, nhưng hoạt động kinh tế thì không ảnh hưởng. Các sản phẩm rau, củ, quả là những mặt hàng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, liên quan tới cuộc sống của hàng triệu người nông dân ở cả hai nước, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên tôi nghĩ sẽ không ảnh hưởng gì”- ông Kỳ nói.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh lên tiếng: “Cách làm hiện nay của Trung Quốc thể hiện họ đang tiếp tục leo thang, tiếp tục gây căng thẳng. Cho nên, Việt Nam cần tính đến khả năng có thể Trung Quốc sẽ cấm biên 2 chiều. Các doanh nghiệp Việt Nam nên sớm chủ động tìm nguồn nguyên liệu thay thế nguyên liệu nhập từ Trung Quốc để phòng ngừa rủi ro trong quan hệ thương mại đôi bên.
Theo ông Doanh, chúng ta có quan hệ thương mại với 243 nước trên thế giới nên các sản phẩm chúng ta nhập của Trung Quốc không phải là không thay thế được. Chúng ta có thể thay thế được và phải chủ động thay thế, tích cực thay thế, và đừng có vương vấn.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cũng cho rằng, Việt Nam cần tìm những nguồn nhập khẩu khác, tìm các thị trường khác để nếu Trung Quốc có hành động cấm vận hoặc giảm xuất nhập khẩu thì chúng ta cũng không bị thiệt hại quá. Người tiêu dùng nên ưu tiên người Việt Nam dùng hàng Việt Nam và đây là điều hết sức cần thiết hiện nay. Nhất là các tỉnh biên giới hãy phát động một phong trào không buôn lậu, không chấp nhận hàng hóa chất lượng kém của Trung Quốc.
Buôn bán hàng nông sản, hoa quả giữa 2 nước vẫn bình thường.
“Tất nhiên là nếu có khó khăn về xuất nhập khẩu với Trung Quốc, chắc chắn các mặt hàng nông sản, trong đó có rau, củ quả sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, theo tôi mặt hàng rau, củ, quả không phải là mặt hàng thiết yếu như các mặt hàng thực phẩm (gạo, thịt), nên trường hợp Trung Quốc không xuất sang Việt Nam cũng chỉ làm cho các sản phẩm rau, củ, quả không phong phú hơn thôi” - ông Hương nói.
Còn ông Nguyễn Văn Kỳ - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng, nếu xét về cán cân thương mại với Trung Quốc, mặt hàng rau củ quả của chúng ta đang là xuất siêu. Cụ thể, năm 2013, xuất khẩu các mặt hàng rau, của quả của Việt Nam đi tất cả các thị trường đạt khoảng 1 tỷ USD, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 250 triệu USD...
“Theo tôi, những xung đột ở Biển Đông từ trước đến nay cũng diễn ra nhiều, nhưng hoạt động kinh tế thì không ảnh hưởng. Các sản phẩm rau, củ, quả là những mặt hàng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, liên quan tới cuộc sống của hàng triệu người nông dân ở cả hai nước, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên tôi nghĩ sẽ không ảnh hưởng gì”- ông Kỳ nói.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh lên tiếng: “Cách làm hiện nay của Trung Quốc thể hiện họ đang tiếp tục leo thang, tiếp tục gây căng thẳng. Cho nên, Việt Nam cần tính đến khả năng có thể Trung Quốc sẽ cấm biên 2 chiều. Các doanh nghiệp Việt Nam nên sớm chủ động tìm nguồn nguyên liệu thay thế nguyên liệu nhập từ Trung Quốc để phòng ngừa rủi ro trong quan hệ thương mại đôi bên.
Theo ông Doanh, chúng ta có quan hệ thương mại với 243 nước trên thế giới nên các sản phẩm chúng ta nhập của Trung Quốc không phải là không thay thế được. Chúng ta có thể thay thế được và phải chủ động thay thế, tích cực thay thế, và đừng có vương vấn.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cũng cho rằng, Việt Nam cần tìm những nguồn nhập khẩu khác, tìm các thị trường khác để nếu Trung Quốc có hành động cấm vận hoặc giảm xuất nhập khẩu thì chúng ta cũng không bị thiệt hại quá. Người tiêu dùng nên ưu tiên người Việt Nam dùng hàng Việt Nam và đây là điều hết sức cần thiết hiện nay. Nhất là các tỉnh biên giới hãy phát động một phong trào không buôn lậu, không chấp nhận hàng hóa chất lượng kém của Trung Quốc.
Nguồn: danviet.vn