Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 10 tháng đạt hơn 33 tỷ USD
- Thứ sáu - 01/11/2019 03:28
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Như vậy, thặng dư thương mại nông, lâm, thủy sản đạt 7,3 tỷ USD, cao hơn 664 triệu USD so với cùng kỳ năm trước. Đến nay, ngành nông nghiệp có 6 nhóm/sản phẩm có giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD.
Trong tháng 10, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 3,6 tỷ USD, tăng gần 17% so với tháng 9; trong đó, giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính đạt 1,4 tỷ USD, lâm sản chính đạt gần 1,05 tỷ USD, thủy sản đạt 834 triệu USD và chăn nuôi đạt 55 triệu USD… Lũy kế 10 tháng, nhóm lâm sản vẫn duy trì sự tăng trưởng mạnh đạt 9,04 tỷ USD, tăng 18,8% và chiếm 27,2% tỷ trọng xuất khẩu.
Bên cạnh đó, một số mặt hàng xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước như cao su tăng 5,6%; chè tăng 14,3%; quế tăng 32%; mây tre, cói tăng 40,6%; các sản chăn nuôi tăng 3,9%...Trong khi đó, nhóm nông sản chính vẫn giảm 7,4%, ước đạt 15,25 tỷ USD, chiếm 46% tổng kim ngạch xuất khẩu; thủy sản ước đạt 7,06 tỷ USD, giảm 2,4%, tỷ trọng chiếm 21,3%. Nguyên nhân, một số mặt hàng nông sản mặc dù lượng xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2018 nhưng do giá xuất khẩu bình quân giảm mạnh nên giá trị xuất khẩu giảm như: Hạt điều, hạt tiêu và gạo; riêng cà phê giảm cả về giá trị và lượng, giá trị xuất khẩu đạt 2,3 tỷ USD, giảm 22,3% (lượng giảm 14,6%).
Một số mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước: rau quả đạt 2,3 tỷ USD, giảm 1,3%, rau quả giảm chủ yếu do xuất khẩu sang Trung Quốc giảm do nhiều mặt hàng nông sản trước xuất khẩu theo tiểu ngạch, nay việc chuyển sang xuất khẩu chính ngạch còn gặp nhiều khó khăn. Trung Quốc siết chặt quy định về dư lượng hóa chất, an toàn thực phẩm, yêu cầu về vật liệu đệm, lót, bao bì…; hạt điều, hạt tiêu và gạo mặc dù lượng xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2018 nhưng do giá xuất khẩu bình quân giảm mạnh nên giá trị xuất khẩu giảm (hạt điều đạt 2,7 tỷ USD, giảm 4,8% (lượng tăng 21,3%), gạo đạt 2,43 tỷ USD, giảm 9,1% (lượng tăng 6,1%), hạt tiêu đạt 631 triệu USD, giảm 7,2% (lượng tăng 21,2%); riêng cà phê giảm cả về giá trị và lượng, giá trị xuất khẩu đạt 2,3 tỷ USD, giảm 22,3% (lượng giảm 14,6%).
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản Việt Nam, chiếm 26,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu; tiếp đến là Hoa Kỳ chiếm 21,7%; EU chiếm 11,9%; ASEAN chiếm 10,3%.
Trong thời gian tới dự báo từ BNN&PTNT thôn cho biết; thương mại toàn cầu sẽ tiếp tục suy giảm; cùng đó sự gia tăng các rào cản thương mại, nhất là từ thị trường Trung Quốc khiến xuất khẩu nông sản tiếp tục chịu áp lực cạnh tranh lớn; giá xuất khẩu một số nông sản chủ lực tiếp tục xu hướng giảm.
BNN&PTNT sẽ theo dõi tình hình tiêu thụ nông sản tại các cửa khẩu, khó khăn vướng mắc; đánh giá tác động chính sách của Trung Quốc về xuất khẩu chính ngạch, tạm nhập tái xuất tại cửa khẩu biên giới, cập nhật tình hình Tổng cục Hải quan Trung Quốc về phê duyệt bộ hồ sơ đăng ký xuất khẩu chính ngạch yến sào Việt Nam; tổ chức đoàn xúc tiến thương mại nông sản tại Trung Quốc, Ấn Độ; chuẩn bị tổ chức đoàn xúc tiến thương mại tại Hà Lan, Nga.
Bên cạnh việc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tích cực đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu, giữ ổn định các thị trường truyền thống, tìm kiếm và mở rộng các thị trường tiềm năng, BNN&PTNT sẽ hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp triển khai tích cực, khai thác hiệu quả cơ hội của các hiệp định tự do thương mại đem lại, tăng cường các hoạt động phát triển thị trường.
BBT (tổng hợp)/https://www.mard.gov.vn/