Xuất khẩu nông-lâm-thủy sản trong sáu tháng giảm 2,8%
- Thứ bảy - 27/06/2015 07:12
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thủy sản tháng 6/2015 ước đạt 2,6 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành sáu tháng đầu năm 2015 lên 14,42 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2014.
Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 6,93 tỷ USD giảm 5,7%. Giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 2,97 tỷ USD, giảm 16%, giảm mạnh ở thị trường lớn nhất là Mỹ (29%). Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 3,29 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong tháng Sáu, khối lượng gạo xuất khẩu ước đạt 641.000 tấn với giá trị đạt 267 triệu USD. Như vậy, khối lượng xuất khẩu gạo sáu tháng đầu năm ước đạt 3,055 triệu tấn với 1,318 tỷ USD, giảm 6,2% về khối lượng và giảm 10,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc có xu hướng giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2014 (giảm 19,6% về khối lượng và giảm 22,6% về giá trị) nhưng đây vẫn là thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam lớn nhất trong năm tháng đầu năm với 36% thị phần.
Đáng chú ý nhất là thị trường Malaysia có sự tăng trưởng đột biến vươn lên vị trí thứ ba về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 7,7% thị phần.
Càphê cũng là mặt hàng chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong xuất khẩu. Trong tháng Sáu, xuất khẩu càphê ước đạt 106.000 tấn với giá trị đạt 218 triệu USD. Như vậy, sau sáu tháng, khối lượng xuất khẩu càphê đạt 687.000 tấn với 1,419 tỷ USD, giảm 35,8% về khối lượng và giảm 35% về giá trị so cùng kỳ năm 2014. Đức và Mỹ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ càphê lớn nhất của Việt Nam.
Với mặt hàng chè, từ đầu năm đến nay chè xuất khẩu đạt 54.000 tấn với giá trị đạt 90 triệu USD, giảm 6,7% về khối lượng và giảm 4,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Kết quả giảm không quá nhiều ở chè là nhờ giá chè đã tăng gần 4% so với cùng kỳ năm 2014.
Cao su xuất khẩu vẫn còn có bức tranh màu xám. Sản lượng cao su xuất khẩu vẫn tăng khá mạnh (+22,3%) nhưng giá trị thu về lại đi xuống (-5,1%) do giá cao su đã giảm trên 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Sáu tháng đầu năm 2015, xuất khẩu cao su đạt 422.000 tấn, giá trị đạt 614 triệu USD.
“Sáng” nhất trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu vẫn là hồ tiêu, điều. Khối lượng hạt điều xuất khẩu đến nay đạt 150.000 tấn với giá trị ước đạt 1,08 tỷ USD, tăng 14% về khối lượng và tăng 28,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Hồ tiêu tuy giảm 18,2% về khối lượng (đạt 90.000 tấn) nhưng vẫn tăng 6,1% về giá trị (đạt 838 triệu USD). Những điểm sáng này là nhờ giá hồ tiêu, điều luôn giữ ở mức tăng trưởng hai con số trong thời gian vừa qua.
Ngoài ra, sắn cũng là mặt hàng có đóng góp khá tốt vào kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sáu tháng qua đạt 2,83 triệu tấn với giá trị 844 triệu USD, tăng 50,5% về khối lượng và tăng 42,6% về giá trị so cùng kỳ năm 2014. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính chiếm 88,7% thị phần./.
theo vietnamplus
Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 6,93 tỷ USD giảm 5,7%. Giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 2,97 tỷ USD, giảm 16%, giảm mạnh ở thị trường lớn nhất là Mỹ (29%). Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 3,29 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong tháng Sáu, khối lượng gạo xuất khẩu ước đạt 641.000 tấn với giá trị đạt 267 triệu USD. Như vậy, khối lượng xuất khẩu gạo sáu tháng đầu năm ước đạt 3,055 triệu tấn với 1,318 tỷ USD, giảm 6,2% về khối lượng và giảm 10,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc có xu hướng giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2014 (giảm 19,6% về khối lượng và giảm 22,6% về giá trị) nhưng đây vẫn là thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam lớn nhất trong năm tháng đầu năm với 36% thị phần.
Đáng chú ý nhất là thị trường Malaysia có sự tăng trưởng đột biến vươn lên vị trí thứ ba về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 7,7% thị phần.
Càphê cũng là mặt hàng chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong xuất khẩu. Trong tháng Sáu, xuất khẩu càphê ước đạt 106.000 tấn với giá trị đạt 218 triệu USD. Như vậy, sau sáu tháng, khối lượng xuất khẩu càphê đạt 687.000 tấn với 1,419 tỷ USD, giảm 35,8% về khối lượng và giảm 35% về giá trị so cùng kỳ năm 2014. Đức và Mỹ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ càphê lớn nhất của Việt Nam.
Với mặt hàng chè, từ đầu năm đến nay chè xuất khẩu đạt 54.000 tấn với giá trị đạt 90 triệu USD, giảm 6,7% về khối lượng và giảm 4,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Kết quả giảm không quá nhiều ở chè là nhờ giá chè đã tăng gần 4% so với cùng kỳ năm 2014.
Cao su xuất khẩu vẫn còn có bức tranh màu xám. Sản lượng cao su xuất khẩu vẫn tăng khá mạnh (+22,3%) nhưng giá trị thu về lại đi xuống (-5,1%) do giá cao su đã giảm trên 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Sáu tháng đầu năm 2015, xuất khẩu cao su đạt 422.000 tấn, giá trị đạt 614 triệu USD.
“Sáng” nhất trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu vẫn là hồ tiêu, điều. Khối lượng hạt điều xuất khẩu đến nay đạt 150.000 tấn với giá trị ước đạt 1,08 tỷ USD, tăng 14% về khối lượng và tăng 28,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Hồ tiêu tuy giảm 18,2% về khối lượng (đạt 90.000 tấn) nhưng vẫn tăng 6,1% về giá trị (đạt 838 triệu USD). Những điểm sáng này là nhờ giá hồ tiêu, điều luôn giữ ở mức tăng trưởng hai con số trong thời gian vừa qua.
Ngoài ra, sắn cũng là mặt hàng có đóng góp khá tốt vào kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sáu tháng qua đạt 2,83 triệu tấn với giá trị 844 triệu USD, tăng 50,5% về khối lượng và tăng 42,6% về giá trị so cùng kỳ năm 2014. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính chiếm 88,7% thị phần./.
theo vietnamplus