Nguyên nhân chủ yếu là nhờ năm nay thủy sản xuất khẩu được giá, đồng thời giá nguyên liệu thức ăn đầu vào có phần “dễ thở”.
Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đánh giá: Năm nay, thủy sản là một trong những lĩnh vực quan trọng giúp ngành nông nghiệp đạt mức tăng trưởng theo kế hoạch đề ra.
Thời gian qua, Tổng cục Thủy sản đã chủ động tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, quyết tâm cùng các địa phương, các thành phần kinh tế thực hiện nhiệm vụ đảm bảo kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm. Ví dụ, Tổng cục Thủy sản đã đi xuống 4 tỉnh miền Trung cùng bàn, cùng tháo gỡ khó khăn vướng mắc để thúc đẩy phát triển sản xuất thủy hải sản và đã ban hành kế hoạch tăng cường nguồn hải sản tự nhiên; đồng thời, chủ động ban hành các biện pháp tập trung để sản xuất tôm an toàn xuất khẩu.
Trước đó, khi trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đưa ra dự báo khiêm tốn, xuất khẩu thủy sản cả năm sẽ đạt mục tiêu khoảng 7 tỷ USD.
Tuy nhiên, ông Hòe cũng nhấn mạnh: Cạnh tranh trong xuất khẩu thủy sản trên thị trường thế giới khá quyết liệt, nhiều nước khác cũng đang tập trung thúc đẩy xuất khẩu. Bởi vậy, các doanh nghiệp luôn phải giữ tâm thế sẵn sàng đối mặt với những khó khăn đặt ra.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT: 10 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 5,7 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2015. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 9 tháng đầu năm, chiếm 54,1% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Trong 9 tháng đầu năm, các thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh là Trung Quốc (51,1%), Hà Lan (14,4%), Hoa Kỳ (14,3%) và Thái Lan (10,8%).
Xuất khẩu thủy sản sẽ cán mốc 8 tỷ USD?
- Thứ bảy - 12/11/2016 09:02
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
(HQ Online)- Đưa ra dự báo khá khả quan, theo ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Trong năm nay, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản có thể đạt khoảng 8 tỷ USD.