1001 cách làm ăn: Trồng chôm chôm
- Thứ tư - 07/08/2013 22:17
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đợt này vào miền Nam, đi đâu cũng được ăn chôm chôm. Ở Nha Trang, khách từ nước Nga tới cứ mân mê quả chôm chôm. Có vị khách ăn liền một lúc hết hơn 2kg mà tôi thấy chị ta vẫn còn thòm thèm...
Đây là một loại quả đặc trưng của phía Nam nước ta. Chôm chôm có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á nhưng chủ yếu được phân bố từ 15 độ vĩ Nam tới 15 độ vĩ Bắc. Ở ta, chôm chôm có nhiều ở các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai, ở Nam Trung Bộ và ở Tây Nguyên. Là cây thân gỗ, nó có thể cao tới 10m, tán lá rộng, hoa ra rất nhiều và có hương thơm. Tuy tỷ lệ hoa đậu không cao nhưng mỗi cây trưởng thành cũng có thể cho ta từ 5-6 nghìn trái mỗi mùa. Nó ra trái 2 vụ trong một năm.
Cùi chôm chôm ăn ngọt, mát. Nó không ngọt sắc như quả vải nên nhiều khách châu Âu lại thích. Hiện nay, chôm chôm đã bắt đầu xâm nhập được vào thị trường quốc tế. Nếu đảm bảo được chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm thì chôm chôm có thể sánh vai với thanh long, bưởi da xanh và nhiều loại trái cây quý khác.
Để trồng chôm chôm, bà con lưu ý chọn những dải đất nào thoát nước tốt, có thể là đất phù sa, đất thịt pha cát hoặc đất đỏ bazan. Nó là cây ưa sáng. Đặc biệt, khi hình thành quả, ánh sáng sẽ xúc tác cho việc tổng hợp sắc màu (antoxian), giúp cho vỏ quả có màu đỏ vàng sặc sỡ. Chôm chôm cần một lượng nước lớn, lượng mưa phải từ 2.000-5.000mm/năm. Lượng nhiệt bình quân của nó trong năm từ 22-30oC.
Tán chôm chôm rộng và nó là cây ưa sáng nên ta phải trồng chúng với khoảng cách tương đối lớn, có thể là 10x10m hoặc 12x12m. Phải đào hố và bón lót đầy đủ trước khi trồng. Hố lên rộng (80x80x75cm). Mỗi hố cần bón lót 10-15kg phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai mục kèm với 2-3 lạng super lân. Trộn đều chúng với lớp đất mặt rồi đổ xuống hố. Nếu vùng đó có nhiều mối thì ta nên rắc thêm thuốc chống mối nữa. Khi trồng ở vùng thấp, ta phải lên luống để mặt liếp phải cao hơn mặt nước ít nhất từ 80-100cm.
Ta có thể nhân giống chôm chôm bằng hạt hoặc bằng cành chiết. Phải chọn được giống tốt hoặc mua của các cơ sở có uy tín ở địa phương. Chôm chôm thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng.
Sau khi trồng, phải thường xuyên chăm sóc cho cây. Ngoài lượng phân đã bón lót, mỗi năm cần bón thêm 2-3 đợt nữa. Việc tưới nước cũng rất quan trọng. Đặc biệt tới khi cây mang quả, nếu thiếu nước, quả sẽ nhỏ hơn, không đồng đều và dễ bị nứt.
Để chủ động điều khiển được sự ra hoa của chôm chôm, ta có thể dùng biện pháp xiết - nước hoặc khoanh vỏ.
Giống như quả vải, khi thu hoạch chôm chôm ta cần làm nhẹ nhàng, thận trọng và bảo quản trong điều kiện thoáng mát.
Cùi chôm chôm ăn ngọt, mát. Nó không ngọt sắc như quả vải nên nhiều khách châu Âu lại thích. Hiện nay, chôm chôm đã bắt đầu xâm nhập được vào thị trường quốc tế. Nếu đảm bảo được chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm thì chôm chôm có thể sánh vai với thanh long, bưởi da xanh và nhiều loại trái cây quý khác.
Để trồng chôm chôm, bà con lưu ý chọn những dải đất nào thoát nước tốt, có thể là đất phù sa, đất thịt pha cát hoặc đất đỏ bazan. Nó là cây ưa sáng. Đặc biệt, khi hình thành quả, ánh sáng sẽ xúc tác cho việc tổng hợp sắc màu (antoxian), giúp cho vỏ quả có màu đỏ vàng sặc sỡ. Chôm chôm cần một lượng nước lớn, lượng mưa phải từ 2.000-5.000mm/năm. Lượng nhiệt bình quân của nó trong năm từ 22-30oC.
Tán chôm chôm rộng và nó là cây ưa sáng nên ta phải trồng chúng với khoảng cách tương đối lớn, có thể là 10x10m hoặc 12x12m. Phải đào hố và bón lót đầy đủ trước khi trồng. Hố lên rộng (80x80x75cm). Mỗi hố cần bón lót 10-15kg phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai mục kèm với 2-3 lạng super lân. Trộn đều chúng với lớp đất mặt rồi đổ xuống hố. Nếu vùng đó có nhiều mối thì ta nên rắc thêm thuốc chống mối nữa. Khi trồng ở vùng thấp, ta phải lên luống để mặt liếp phải cao hơn mặt nước ít nhất từ 80-100cm.
Ta có thể nhân giống chôm chôm bằng hạt hoặc bằng cành chiết. Phải chọn được giống tốt hoặc mua của các cơ sở có uy tín ở địa phương. Chôm chôm thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng.
Sau khi trồng, phải thường xuyên chăm sóc cho cây. Ngoài lượng phân đã bón lót, mỗi năm cần bón thêm 2-3 đợt nữa. Việc tưới nước cũng rất quan trọng. Đặc biệt tới khi cây mang quả, nếu thiếu nước, quả sẽ nhỏ hơn, không đồng đều và dễ bị nứt.
Để chủ động điều khiển được sự ra hoa của chôm chôm, ta có thể dùng biện pháp xiết - nước hoặc khoanh vỏ.
Giống như quả vải, khi thu hoạch chôm chôm ta cần làm nhẹ nhàng, thận trọng và bảo quản trong điều kiện thoáng mát.
Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng phụ trách
Email: 1001cachlaman@gmail.com
Email: 1001cachlaman@gmail.com
Nguồn: danviet.vn