Cuối năm có thể có 3-4 cơn bão, áp thấp nhiệt đới
- Thứ tư - 07/09/2016 11:40
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Trong những tháng cuối năm, có khả năng bão và áp thấp nhiệt đới sẽ kết thúc muộn, gió mùa đông bắc hoạt động sớm, mưa lũ xuất hiện với tần suất cao hơn năm 2015 trên khu vực miền Trung.
Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương Tiến sĩ Hoàng Đức Cường cho biết thông tin trên. Đặc biệt, các phân tích và dự báo mới nhất cho thấy khả năng bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông sẽ ít hơn trung bình nhiều năm (khoảng 12-13 cơn/năm).
Nhưng sẽ còn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta khoảng 3-4 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trong những tháng cuối năm, tập trung trên khu vực giữa và nam Biển Đông và các tỉnh từ Trung Bộ trở vào phía Nam.
Từ tháng 9 đến tháng 12, nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm. Nửa đầu tháng 9 nắng nóng sẽ còn xảy ra ở khu vực Trung Trung Bộ và phía Bắc của Nam Trung Bộ, song phạm vi sẽ thu hẹp dần, cường độ giảm hơn và không kéo dài.
Lượng mưa tại khu vực Bắc Bộ trong các tháng 9 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 5-15% (các đợt mưa lớn sẽ còn xuất hiện trong tháng 9); các tháng 10 và 11 ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 5-15%, tháng 12 có thể thiếu hụt từ 20-40%.
Tại khu vực Trung Bộ lượng mưa trong các tháng 9 - 11 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 10 - 30%; tháng 12 ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm.
Tình trạng khô hạn, thiếu hụt lượng mưa ở khu vực Nam Trung Bộ sẽ còn tiếp tục kéo dài cho tới khoảng tháng 9, tình trạng này dần được cải thiện khi mùa mưa được thiết lập trên khu vực. Nhìn chung, thời điểm bắt đầu mùa mưa năm nay ở Trung Bộ có khả năng đến sớm hơn so với năm 2015.
Lượng mưa tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ trong tháng 9 và tháng 12 ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm; các tháng 10 và 11 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 5-15%. Khu vực từ Trung Bộ trở vào phía Nam cần đề phòng các đợt mưa lớn từ nay cho tới cuối năm 2016, đặc biệt trong khoảng thời gian tháng 10, tháng 11.
Từ nay đến tháng 10, trên các sông Bắc Bộ có khả năng xuất hiện từ 1-2 đợt lũ. Đỉnh lũ năm trên các sông phổ biến tương đương đỉnh lũ năm 2015. Trên một số sông suối nhỏ khu vực miền núi mực nước đỉnh lũ có khả năng vượt mức báo động (BĐ) III, các sông chính ở thượng lưu hệ thống sông Hồng-Thái Bình ở mức BĐI đến BĐII, hạ lưu sông Hồng tại Hà Nội và hạ lưu sông Thái Bình tại Phả Lại dưới mức BĐI.
Đặc biệt, lũ muộn có khả năng xảy ra tương tự như năm 2015. Do ảnh hưởng của mưa lớn cục bộ, ngập úng cục bộ tại các vùng trũng và các đô thị có khả năng xuất hiện. Lũ quét, sạt lở có khả năng xảy ra tương đương năm 2015, đặc biệt ở các khu vực vùng núi phía Bắc. Từ tháng 11 đến tháng 12, mực nước trên các sông suối có xu thế biến đổi chậm và xuống dần. Nguồn dòng chảy thượng lưu các hồ chứa, sông suối có khả năng thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 10-15%.
Mùa lũ năm 2016 trên các sông ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có khả năng xuất hiện muộn hơn với trung bình nhiều năm. Đỉnh lũ năm 2016 trên các sông đều cao hơn đỉnh lũ năm 2015 và có khả năng như sau: Các sông ở Bắc Trung Bộ ở mức BĐ1 - BĐ2, xấp xỉ đỉnh lũ trung bình nhiều năm; các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên ở mức BĐ2 –BĐ3, xấp xỉ đỉnh lũ trung bình nhiều năm.
Lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất khả năng xuất hiện trên các sông suối nhỏ và vùng núi, thượng nguồn các lưu vực sông nhiều hơn so với năm 2015. Đỉnh lũ cao nhất năm 2016 trên các sông ở Thanh Hóa, Bình Thuận xảy ra vào tháng 9; trên các sông từ Nghệ An đến Quảng Bình và Tây Nguyên vào tháng 9 và 10, các sông từ Quảng Trị đến Ninh Thuận vào tháng 10 và 11.
Đỉnh lũ năm 2016 trên sông Tiền tại Tân Châu và sông Hậu tại Châu Đốc có khả năng xuất hiện vào nửa đầu tháng 10 và ở mức BĐ1-BĐ2, cao hơn năm 2015, thấp hơn đỉnh lũ trung bình nhiều năm.
Thời tiết trên biển, vùng ven bờ có khả năng diễn biến phức tạp hơn so với cùng kỳ năm 2015. Do gió mùa mùa hè năm nay yếu hơn so với trung bình nhiều năm, sóng trên Biển Đông và vùng ven bờ cũng sẽ có xu hướng lặng hơn so với năm 2015 và trung bình nhiều năm.
Nguy cơ nước dâng do bão, áp thấp nhiệt đới từ nay đến tháng 12 sẽ cao hơn năm 2015. Ngoài ra, các đợt gió mùa đông bắc mạnh kết hợp với triều cường, sóng lớn sẽ tiếp tục là nguy cơ gây ngập lụt tại các khu vực trũng ven bờ và cửa sông, đặc biệt là vào thời kỳ cuối năm 2016.
Nhưng sẽ còn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta khoảng 3-4 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trong những tháng cuối năm, tập trung trên khu vực giữa và nam Biển Đông và các tỉnh từ Trung Bộ trở vào phía Nam.
Từ tháng 9 đến tháng 12, nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm. Nửa đầu tháng 9 nắng nóng sẽ còn xảy ra ở khu vực Trung Trung Bộ và phía Bắc của Nam Trung Bộ, song phạm vi sẽ thu hẹp dần, cường độ giảm hơn và không kéo dài.
Lượng mưa tại khu vực Bắc Bộ trong các tháng 9 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 5-15% (các đợt mưa lớn sẽ còn xuất hiện trong tháng 9); các tháng 10 và 11 ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 5-15%, tháng 12 có thể thiếu hụt từ 20-40%.
Tại khu vực Trung Bộ lượng mưa trong các tháng 9 - 11 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 10 - 30%; tháng 12 ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm.
Tình trạng khô hạn, thiếu hụt lượng mưa ở khu vực Nam Trung Bộ sẽ còn tiếp tục kéo dài cho tới khoảng tháng 9, tình trạng này dần được cải thiện khi mùa mưa được thiết lập trên khu vực. Nhìn chung, thời điểm bắt đầu mùa mưa năm nay ở Trung Bộ có khả năng đến sớm hơn so với năm 2015.
Lượng mưa tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ trong tháng 9 và tháng 12 ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm; các tháng 10 và 11 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 5-15%. Khu vực từ Trung Bộ trở vào phía Nam cần đề phòng các đợt mưa lớn từ nay cho tới cuối năm 2016, đặc biệt trong khoảng thời gian tháng 10, tháng 11.
Từ nay đến tháng 10, trên các sông Bắc Bộ có khả năng xuất hiện từ 1-2 đợt lũ. Đỉnh lũ năm trên các sông phổ biến tương đương đỉnh lũ năm 2015. Trên một số sông suối nhỏ khu vực miền núi mực nước đỉnh lũ có khả năng vượt mức báo động (BĐ) III, các sông chính ở thượng lưu hệ thống sông Hồng-Thái Bình ở mức BĐI đến BĐII, hạ lưu sông Hồng tại Hà Nội và hạ lưu sông Thái Bình tại Phả Lại dưới mức BĐI.
Đặc biệt, lũ muộn có khả năng xảy ra tương tự như năm 2015. Do ảnh hưởng của mưa lớn cục bộ, ngập úng cục bộ tại các vùng trũng và các đô thị có khả năng xuất hiện. Lũ quét, sạt lở có khả năng xảy ra tương đương năm 2015, đặc biệt ở các khu vực vùng núi phía Bắc. Từ tháng 11 đến tháng 12, mực nước trên các sông suối có xu thế biến đổi chậm và xuống dần. Nguồn dòng chảy thượng lưu các hồ chứa, sông suối có khả năng thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 10-15%.
Mùa lũ năm 2016 trên các sông ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có khả năng xuất hiện muộn hơn với trung bình nhiều năm. Đỉnh lũ năm 2016 trên các sông đều cao hơn đỉnh lũ năm 2015 và có khả năng như sau: Các sông ở Bắc Trung Bộ ở mức BĐ1 - BĐ2, xấp xỉ đỉnh lũ trung bình nhiều năm; các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên ở mức BĐ2 –BĐ3, xấp xỉ đỉnh lũ trung bình nhiều năm.
Lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất khả năng xuất hiện trên các sông suối nhỏ và vùng núi, thượng nguồn các lưu vực sông nhiều hơn so với năm 2015. Đỉnh lũ cao nhất năm 2016 trên các sông ở Thanh Hóa, Bình Thuận xảy ra vào tháng 9; trên các sông từ Nghệ An đến Quảng Bình và Tây Nguyên vào tháng 9 và 10, các sông từ Quảng Trị đến Ninh Thuận vào tháng 10 và 11.
Đỉnh lũ năm 2016 trên sông Tiền tại Tân Châu và sông Hậu tại Châu Đốc có khả năng xuất hiện vào nửa đầu tháng 10 và ở mức BĐ1-BĐ2, cao hơn năm 2015, thấp hơn đỉnh lũ trung bình nhiều năm.
Thời tiết trên biển, vùng ven bờ có khả năng diễn biến phức tạp hơn so với cùng kỳ năm 2015. Do gió mùa mùa hè năm nay yếu hơn so với trung bình nhiều năm, sóng trên Biển Đông và vùng ven bờ cũng sẽ có xu hướng lặng hơn so với năm 2015 và trung bình nhiều năm.
Nguy cơ nước dâng do bão, áp thấp nhiệt đới từ nay đến tháng 12 sẽ cao hơn năm 2015. Ngoài ra, các đợt gió mùa đông bắc mạnh kết hợp với triều cường, sóng lớn sẽ tiếp tục là nguy cơ gây ngập lụt tại các khu vực trũng ven bờ và cửa sông, đặc biệt là vào thời kỳ cuối năm 2016.