Giải pháp phòng trừ dịch bệnh trên tôm

Vừa qua, tại Nha Trang, Tổng cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Đại học Nha Trang đã tổ chức Hội thảo khoa học về “Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi và biện pháp phòng trị”; kiến nghị những giải pháp phòng trừ dịch bệnh trên tôm.
Giải pháp phòng trừ dịch bệnh trên tôm

Báo cáo của Tổng cục Thủy sản, kết quả điều tra 5 tháng đầu năm, diện tích tôm trên cả nước bị bệnh đốm trắng là 1.656,2 ha, chiếm khoảng 14,5% diện tích thiệt hại, trong đó tỉnh Cà Mau có diện tích bị bệnh đốm trắng lớn nhất (chiếm 24,4% tổng diện tích bị bệnh của các tỉnh), sau đó đến tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bến Tre và các địa phương khác. Đối với bệnh hoại tử gan tụy, diện tích bị bệnh là 1.557 ha, chiếm khoảng 13,6%, trong đó tỉnh Bạc Liêu có diện tích bị bệnh lớn nhất (chiếm hơn 25,7% tổng diện tích tôm bị bệnh), tiếp đó là các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh... Ngoài ra, trên tôm nuôi trong thời gian qua cũng xuất hiện các bệnh khác như đỏ thân, bệnh còi, bệnh phân trắng…

Tại Hội thảo, các đại biểu đã đưa ra một số giải pháp về phòng trừ dịch bệnh, thay thế kháng sinh trong nuôi tôm; bổ sung các chất khoáng và prebiotic trong thức ăn của động vật thủy sản đã làm tăng cường khả năng miễn dịch và khả năng ngăn ngừa các loại dịch bệnh. Cùng đó là việc cần phổ biến, hướng dẫn cho người nuôi lựa chọn tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch và có chất lượng tốt; áp dụng quy trình nuôi theo 2 giai đoạn (dèo giống); ứng dụng các mô hình nuôi thành công theo công nghệ mới; thực hiện ương/vèo giống (20 - 25 ngày) để có cỡ giống lớn thả nuôi thương phẩm cho tất cả các hình thức nuôi.

Theo Tạp chí Thủy sản Việt Nam