Hà Tĩnh thả hơn 520 triệu tôm giống vụ Xuân Hè 2020
- Thứ ba - 10/03/2020 23:40
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, vụ tôm Xuân Hè năm 2020, toàn tỉnh dự kiến sẽ thả hơn 520 triệu con tôm giống trên tổng diện tích 2.750 ha. Trong đó, TP Hà Tĩnh 355 ha, thị xã Kỳ Anh 500 ha, Kỳ Anh 480 ha, Cẩm Xuyên 300 ha, Thạch Hà 450 ha, Lộc Hà 130 ha, Nghi Xuân 535 ha.
Tranh thủ thời tiết nắng ráo, hiện nay, các hộ nuôi tôm trong tỉnh đang tích cực xử lý ao đầm, cải tạo ao nuôi sẵn sàng cho thả tôm vụ Xuân Hè 2020 đảm bảo đúng lịch thời vụ đã đưa ra. Đến tại vùng nuôi tôm Hà Lầm ở thôn Đông Hà 2, xã Thạch Long (Thạch Hà), ông Nguyễn Trung Hoa Tổ trưởng tổ hợp tác NTTS Hà Lầm cho biết: Vùng nuôi của tổ hợp tác có tổng diện tích gần 10 ha với 8 hộ tham gia nuôi tôm. Chuẩn bị cho vụ nuôi mới, tổ hợp tác quán triệt cho các hộ nuôi phải tuân thủ lịch thời vụ, quy trình hướng dẫn của ngành chuyên môn. Gần một tuần nay, bà con đã và đang tích cực cải tạo ao đầm với tinh thần quyết tâm rất cao.
“Đến thời điểm này, việc cải tạo ao đầm cơ bản đã hoàn tất, khi thời tiết thuận lợi sẽ bơm nước vào và bắt đầu xuống giống cho vụ nuôi mới. Việc lựa chọn con giống đảm bảo chất lượng cũng được các hộ nuôi đặc biệt quan tâm, chú trọng.” – ông Hoa cho biết thêm.
Bà Huỳnh Thị Ánh Diệu – Phó phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà, cho hay: Đến thời điểm này, trên địa bàn huyện có khoảng 40% diện tích (trên tổng 450 ha) nuôi tôm đã và đang tiến hành cải tạo ao đầm. Rút kinh nghiệm cho vụ tôm năm 2019 (dịch bệnh xẩy ra rất sớm), huyện bám sát lịch thời vụ của tỉnh, chỉ đạo các vùng nuôi tôm thực hiện nghiêm túc thả giống vào đầu tháng 4 đối với vùng triều, còn vùng nuôi trên cát có thể thả giống sớm hơn.
Không chỉ huyện Thạch Hà mà nhiều vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh như: Cẩm Xuyên, Nghi Xuân, Lộc Hà... bà con đang tập trung vệ sinh hệ thống kênh cấp, thoát nước, ao chứa lắng, đồng thời vét bùn đáy ao, tu sửa bờ nhằm loại bỏ mầm bệnh tồn dư trong ao nuôi, hạn chế dịch bệnh xẩy ra…
Hiện nay, các hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương cải tạo ao đầm. Nhận thức được việc cải tạo ao hồ là vấn đề hết sức quan trọng, rút kinh nghiệm tù những vụ nuôi trước, năm nay, bà con nuôi tôm có sự đầu tư hơn, cải tạo ao đầm đảm bảo theo đúng quy trình, kỹ thuật.
Chủ đầm tôm Lê Đình Chương ở vùng nuôi tôm Đồng Môn, xã Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) đang thuê người tập trung nạo vét bùn, xử lý ao nuôi trên diện tích hơn 1 ha với 3 ao nuôi.
“Việc xử lý ao hồ là một trong những quy trình cực kỳ quan trọng nên tôi bỏ ra hàng chục triệu đồng, thuê 5 lao động về cải tạo. Với diện tích trên phải mất gần 1 tuần mới hoàn thành, sau đó tiến hành rắc vôi bột và phơi đáy ao trước khi xuống giống” – ông Chương chia sẻ.
“Đến thời điểm này, việc cải tạo ao đầm cơ bản đã hoàn tất, khi thời tiết thuận lợi sẽ bơm nước vào và bắt đầu xuống giống cho vụ nuôi mới. Việc lựa chọn con giống đảm bảo chất lượng cũng được các hộ nuôi đặc biệt quan tâm, chú trọng.” – ông Hoa cho biết thêm.
Bà Huỳnh Thị Ánh Diệu – Phó phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà, cho hay: Đến thời điểm này, trên địa bàn huyện có khoảng 40% diện tích (trên tổng 450 ha) nuôi tôm đã và đang tiến hành cải tạo ao đầm. Rút kinh nghiệm cho vụ tôm năm 2019 (dịch bệnh xẩy ra rất sớm), huyện bám sát lịch thời vụ của tỉnh, chỉ đạo các vùng nuôi tôm thực hiện nghiêm túc thả giống vào đầu tháng 4 đối với vùng triều, còn vùng nuôi trên cát có thể thả giống sớm hơn.
Không chỉ huyện Thạch Hà mà nhiều vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh như: Cẩm Xuyên, Nghi Xuân, Lộc Hà... bà con đang tập trung vệ sinh hệ thống kênh cấp, thoát nước, ao chứa lắng, đồng thời vét bùn đáy ao, tu sửa bờ nhằm loại bỏ mầm bệnh tồn dư trong ao nuôi, hạn chế dịch bệnh xẩy ra…
Hiện nay, các hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương cải tạo ao đầm. Nhận thức được việc cải tạo ao hồ là vấn đề hết sức quan trọng, rút kinh nghiệm tù những vụ nuôi trước, năm nay, bà con nuôi tôm có sự đầu tư hơn, cải tạo ao đầm đảm bảo theo đúng quy trình, kỹ thuật.
Chủ đầm tôm Lê Đình Chương ở vùng nuôi tôm Đồng Môn, xã Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) đang thuê người tập trung nạo vét bùn, xử lý ao nuôi trên diện tích hơn 1 ha với 3 ao nuôi.
“Việc xử lý ao hồ là một trong những quy trình cực kỳ quan trọng nên tôi bỏ ra hàng chục triệu đồng, thuê 5 lao động về cải tạo. Với diện tích trên phải mất gần 1 tuần mới hoàn thành, sau đó tiến hành rắc vôi bột và phơi đáy ao trước khi xuống giống” – ông Chương chia sẻ.
Theo Nguyễn Hoàn/sonongnghiep.hatinh.gov.vn