Hiệu ứng tích cực từ cánh đồng lớn
- Thứ bảy - 18/11/2017 06:51
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
.com.vnn
Nông dân tham gia sản xuất lúa trong cánh đồng lớn tăng lợi nhuận từ 2-5 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình.
Hậu Giang có thế mạnh về nông nghiệp, từ đó tỉnh đã quy hoạch vùng sản xuất tập trung chất lượng cao với 32.000ha. Nhiều vùng lúa còn sản xuất theo hướng GAP, an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường.
Những kết quả đáng ghi nhận
Hàng năm vào đầu vụ sản xuất, ngành Nông nghiệp tỉnh đều chủ động mời các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến để kêu gọi doanh nghiệp tham gia hợp tác, liên kết sản xuất, hướng dẫn trình tự thủ tục xây dựng cánh đồng lớn. Tính đến nay, có 5 công ty, doanh nghiệp được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành và huyện, thị xem xét, thống nhất cho chủ trương tham gia xây dựng cánh đồng lớn và 3 công ty được UBND tỉnh phê duyệt dự án cánh đồng lớn (Công ty Khang Hưng, DNTN Công Bình, Công ty TNHH Lương thực Miền Tây).
Ông Nguyễn Minh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Xuất khẩu Lương thực Thực phẩm Miền Tây, cho biết đã 3 năm gắn bó với cánh đồng lớn xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy. Vụ lúa này, công ty cũng đã cử người đến ký hợp đồng bao tiêu với HTX Bắc Xà No - nơi mà đơn vị đã liên kết thực hiện cánh đồng lớn nhiều năm qua. Sau khi nghiên cứu về dự báo thị trường xuất khẩu gạo thì trong vụ lúa Đông xuân 2017-2018, công ty còn có nhu cầu đặt hàng từ 50-100ha đất sản xuất lúa với giống OM 5451. Hiện công ty đã chuẩn bị loại giống này, nếu nông dân có nhu cầu thì công ty cung cấp và đặt hàng thu mua lại tất cả lúa hàng hóa khi thu hoạch. Ông Trương Thành Huy, Giám đốc HTX Bắc Xà No, ở xã Vị Thanh, cho hay: “Tất cả diện tích lúa khoảng 850ha, với 750 hộ gần như đều có doanh nghiệp đến đặt hàng tiêu thụ, trong đó có diện tích cánh đồng lớn trong vụ lúa Đông xuân này. Đây là điểm đáng mừng cho thành viên trong HTX, cũng như người trồng lúa tại cánh đồng lớn”.
Để giải quyết vấn đề đầu ra cho hạt lúa, từ năm 2013 đến nay, Sở NN&PTNT tỉnh đã triển khai thực hiện khá tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ hàng hóa nông sản. Bước đầu đã hình thành các mô hình liên kết với phương thức như: Đầu tư giống, thuốc bảo vệ thực vật, thu mua; đầu tư giống, thu mua; thu mua sản phẩm... Hàng năm, ngành đã kêu gọi các doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ với tổ chức đại diện nông dân là các HTX, tổ hợp tác. Trong diện liên kết sản xuất luôn được doanh nghiệp thu mua cao hơn giá thị trường, nhờ vậy mà hầu hết bà con nông dân đều đạt mức lãi từ 30-40% trở lên. Đặc biệt, các cánh đồng lớn bước đầu cho hiệu quả khá tốt, năng suất lẫn giá thành sản xuất cho mỗi héc-ta lúa được cải thiện rõ rệt. Cụ thể, năng suất tăng từ 0,1-0,12 tấn/ha, chi phí sản xuất giảm từ 2-3 triệu đồng/ha, giá bán cao hơn từ 100-500 đồng/kg, lợi nhuận tăng từ 2-5 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình.
Ông Ngô Minh Long, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, cho biết: Với chủ trương lồng ghép xây dựng cánh đồng lớn vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các cấp ủy đảng và chính quyền đã tập trung các nguồn lực để nạo vét, tu sửa bờ bao tất cả kênh cấp 3 và kênh nội đồng thuộc khu vực cánh đồng lớn. Hầu hết các cánh đồng lớn được đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng để phục vụ sản xuất; các tuyến lộ nông thôn trong khu vực cánh đồng lớn đã được xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới rất thuận tiện cho tổ chức sản xuất và thu mua lúa; diện tích cơ giới hóa khâu làm đất và thu hoạch đạt 100%. Bên cạnh công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật thông qua các hoạt động khuyến nông, ngành nông nghiệp tỉnh còn xây dựng các mô hình phát triển sản xuất trong cánh đồng lớn như: Mô hình cải tạo vườn tạp; mô hình công nghệ sinh thái; lúa - cá, tập huấn IPM trên lúa, chương trình nhân giống lúa áp dụng kỹ thuật SRI, Đề án “Phát triển mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo chuỗi liên kết 4 nhà giai đoạn 2017-2020 của thị xã Long Mỹ”... Các cánh đồng lớn trở thành địa bàn hợp tác, liên kết, chuyển giao kỹ thuật, cung cấp dịch vụ công, nhất là đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân trong các cánh đồng lớn.
Còn nhiều trở ngại
Theo ngành chức năng tỉnh, thời gian qua việc xây dựng cánh đồng lớn chỉ mới ở mức mô hình nhỏ lẻ mang tính thí điểm và tập trung cho cây lúa là chính và việc mở rộng diện tích liên kết còn chậm và hiện nay chỉ mới đạt khoảng 10% tổng diện tích canh tác lúa của tỉnh; tỷ lệ thành công của những hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản còn thấp. Người dân khi tham gia sản xuất không tuân thủ kỹ thuật, giống lúa của doanh nghiệp theo yêu cầu. Mục tiêu quan trọng nhất trong hợp tác, liên kết, xây dựng cánh đồng lớn là tiêu thụ nông sản với giá cả hợp lý cho nông dân, tuy nhiên thực tiễn cho thấy tỷ lệ thành công hợp đồng tiêu thụ nông sản mới chỉ khoảng 70%.
Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho rằng chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư, cũng như cơ chế chính sách theo Quyết định 62/QĐ-TTg của Chính phủ về chính sách hợp tác, liên kết gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn chưa đủ mạnh để gắn kết “4 nhà”. Cơ chế cho vay, các vấn đề liên quan đến xử phạt tình trạng “bẻ kèo” trong liên kết sản xuất và những quy định liên quan đến trách nhiệm của các cấp, các ngành ở địa phương, cơ chế lồng ghép dự án, chính sách trên địa bàn thực hiện liên kết theo cánh đồng lớn chưa được rõ ràng. Bên cạnh đó, nhiều HTX, tổ hợp tác chưa thật sự linh động và nhạy bén trong kinh doanh và kiến thức kinh doanh còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, khi cần số lượng nông sản lớn, phù hợp theo yêu cầu của doanh nghiệp thì HTX lại không đáp ứng được. Cũng có nhiều doanh nghiệp chưa có đủ điều kiện về vốn, kỹ thuật để đầu tư ứng trước cho nông dân, cũng như việc tổ chức hệ thống thu mua nên hình thức thu mua nông sản chủ yếu là qua thương lái. Cả doanh nghiệp và nông dân đều thiếu vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, nhưng việc tiếp cận vốn ở các mô hình cánh đồng lớn vẫn rất khó khăn.
Theo chính quyền các địa phương trong tỉnh, đối với nông dân khó khăn nhất đang phải đối mặt là sự thiếu bền vững trong khâu tiêu thụ. Nông dân thiếu cập nhật thông tin thị trường, chưa thật sự nhận thức đầy đủ tầm quan trọng khi tham gia vào sản xuất, bao tiêu sản phẩm để từng bước thực hiện sản xuất và tiêu thụ theo hướng bền vững. Việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản phần lớn mới chỉ là liên kết đôi giữa người nông dân hoặc tổ chức của nông dân với doanh nghiệp. Chưa có sự tham gia liên kết của các tác nhân liên quan như nhà khoa học, ngân hàng… để tạo ra giá trị gia tăng trong chuỗi sản phẩm nên việc liên kết chưa phát triển sâu rộng.
Để tiếp tục tập trung tái cơ cấu nông nghiệp, nhất là xem việc xây dựng mô hình cánh đồng lớn là một trong những mũi đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và phấn đấu đến năm 2020 có 30% diện tích đất lúa được thực hiện theo mô hình cánh đồng lớn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên cho rằng cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn từ đó cụ thể hóa, chi tiết hóa cho quy hoạch, kế hoạch cánh đồng lớn sát hợp hơn. Lồng ghép các cơ chế chính sách, Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã, Đề án phát triển giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản tỉnh Hậu Giang… để tạo động lực thúc đẩy phát triển cánh đồng lớn. Tạo gắn kết tốt mối liên kết “4 nhà” để chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác và nông dân thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ đầu vào gắn với sản xuất, tiêu thụ nông sản. Hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác củng cố nâng cao năng lực hoạt động thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn và hỗ trợ về trang thiết bị sản xuất. Tiếp tục kêu gọi doanh nghiệp tham gia xây dựng cánh đồng lớn của tỉnh vào chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ trong cánh đồng lớn; xây dựng phương án cụ thể mang tính chất lâu dài, bền vững, nâng cao tỷ lệ thành công của hợp đồng ký kết. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo nhận thức nông dân để tích cực hưởng ứng tham gia mô hình cánh đồng lớn…
Bài, ảnh: HOÀI THU/baohaugiang.com.vn
Nông dân tham gia sản xuất lúa trong cánh đồng lớn tăng lợi nhuận từ 2-5 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình.
Hậu Giang có thế mạnh về nông nghiệp, từ đó tỉnh đã quy hoạch vùng sản xuất tập trung chất lượng cao với 32.000ha. Nhiều vùng lúa còn sản xuất theo hướng GAP, an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường.
Những kết quả đáng ghi nhận
Hàng năm vào đầu vụ sản xuất, ngành Nông nghiệp tỉnh đều chủ động mời các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến để kêu gọi doanh nghiệp tham gia hợp tác, liên kết sản xuất, hướng dẫn trình tự thủ tục xây dựng cánh đồng lớn. Tính đến nay, có 5 công ty, doanh nghiệp được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành và huyện, thị xem xét, thống nhất cho chủ trương tham gia xây dựng cánh đồng lớn và 3 công ty được UBND tỉnh phê duyệt dự án cánh đồng lớn (Công ty Khang Hưng, DNTN Công Bình, Công ty TNHH Lương thực Miền Tây).
Ông Nguyễn Minh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Xuất khẩu Lương thực Thực phẩm Miền Tây, cho biết đã 3 năm gắn bó với cánh đồng lớn xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy. Vụ lúa này, công ty cũng đã cử người đến ký hợp đồng bao tiêu với HTX Bắc Xà No - nơi mà đơn vị đã liên kết thực hiện cánh đồng lớn nhiều năm qua. Sau khi nghiên cứu về dự báo thị trường xuất khẩu gạo thì trong vụ lúa Đông xuân 2017-2018, công ty còn có nhu cầu đặt hàng từ 50-100ha đất sản xuất lúa với giống OM 5451. Hiện công ty đã chuẩn bị loại giống này, nếu nông dân có nhu cầu thì công ty cung cấp và đặt hàng thu mua lại tất cả lúa hàng hóa khi thu hoạch. Ông Trương Thành Huy, Giám đốc HTX Bắc Xà No, ở xã Vị Thanh, cho hay: “Tất cả diện tích lúa khoảng 850ha, với 750 hộ gần như đều có doanh nghiệp đến đặt hàng tiêu thụ, trong đó có diện tích cánh đồng lớn trong vụ lúa Đông xuân này. Đây là điểm đáng mừng cho thành viên trong HTX, cũng như người trồng lúa tại cánh đồng lớn”.
Để giải quyết vấn đề đầu ra cho hạt lúa, từ năm 2013 đến nay, Sở NN&PTNT tỉnh đã triển khai thực hiện khá tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ hàng hóa nông sản. Bước đầu đã hình thành các mô hình liên kết với phương thức như: Đầu tư giống, thuốc bảo vệ thực vật, thu mua; đầu tư giống, thu mua; thu mua sản phẩm... Hàng năm, ngành đã kêu gọi các doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ với tổ chức đại diện nông dân là các HTX, tổ hợp tác. Trong diện liên kết sản xuất luôn được doanh nghiệp thu mua cao hơn giá thị trường, nhờ vậy mà hầu hết bà con nông dân đều đạt mức lãi từ 30-40% trở lên. Đặc biệt, các cánh đồng lớn bước đầu cho hiệu quả khá tốt, năng suất lẫn giá thành sản xuất cho mỗi héc-ta lúa được cải thiện rõ rệt. Cụ thể, năng suất tăng từ 0,1-0,12 tấn/ha, chi phí sản xuất giảm từ 2-3 triệu đồng/ha, giá bán cao hơn từ 100-500 đồng/kg, lợi nhuận tăng từ 2-5 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình.
Ông Ngô Minh Long, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, cho biết: Với chủ trương lồng ghép xây dựng cánh đồng lớn vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các cấp ủy đảng và chính quyền đã tập trung các nguồn lực để nạo vét, tu sửa bờ bao tất cả kênh cấp 3 và kênh nội đồng thuộc khu vực cánh đồng lớn. Hầu hết các cánh đồng lớn được đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng để phục vụ sản xuất; các tuyến lộ nông thôn trong khu vực cánh đồng lớn đã được xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới rất thuận tiện cho tổ chức sản xuất và thu mua lúa; diện tích cơ giới hóa khâu làm đất và thu hoạch đạt 100%. Bên cạnh công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật thông qua các hoạt động khuyến nông, ngành nông nghiệp tỉnh còn xây dựng các mô hình phát triển sản xuất trong cánh đồng lớn như: Mô hình cải tạo vườn tạp; mô hình công nghệ sinh thái; lúa - cá, tập huấn IPM trên lúa, chương trình nhân giống lúa áp dụng kỹ thuật SRI, Đề án “Phát triển mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo chuỗi liên kết 4 nhà giai đoạn 2017-2020 của thị xã Long Mỹ”... Các cánh đồng lớn trở thành địa bàn hợp tác, liên kết, chuyển giao kỹ thuật, cung cấp dịch vụ công, nhất là đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân trong các cánh đồng lớn.
Còn nhiều trở ngại
Theo ngành chức năng tỉnh, thời gian qua việc xây dựng cánh đồng lớn chỉ mới ở mức mô hình nhỏ lẻ mang tính thí điểm và tập trung cho cây lúa là chính và việc mở rộng diện tích liên kết còn chậm và hiện nay chỉ mới đạt khoảng 10% tổng diện tích canh tác lúa của tỉnh; tỷ lệ thành công của những hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản còn thấp. Người dân khi tham gia sản xuất không tuân thủ kỹ thuật, giống lúa của doanh nghiệp theo yêu cầu. Mục tiêu quan trọng nhất trong hợp tác, liên kết, xây dựng cánh đồng lớn là tiêu thụ nông sản với giá cả hợp lý cho nông dân, tuy nhiên thực tiễn cho thấy tỷ lệ thành công hợp đồng tiêu thụ nông sản mới chỉ khoảng 70%.
Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho rằng chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư, cũng như cơ chế chính sách theo Quyết định 62/QĐ-TTg của Chính phủ về chính sách hợp tác, liên kết gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn chưa đủ mạnh để gắn kết “4 nhà”. Cơ chế cho vay, các vấn đề liên quan đến xử phạt tình trạng “bẻ kèo” trong liên kết sản xuất và những quy định liên quan đến trách nhiệm của các cấp, các ngành ở địa phương, cơ chế lồng ghép dự án, chính sách trên địa bàn thực hiện liên kết theo cánh đồng lớn chưa được rõ ràng. Bên cạnh đó, nhiều HTX, tổ hợp tác chưa thật sự linh động và nhạy bén trong kinh doanh và kiến thức kinh doanh còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, khi cần số lượng nông sản lớn, phù hợp theo yêu cầu của doanh nghiệp thì HTX lại không đáp ứng được. Cũng có nhiều doanh nghiệp chưa có đủ điều kiện về vốn, kỹ thuật để đầu tư ứng trước cho nông dân, cũng như việc tổ chức hệ thống thu mua nên hình thức thu mua nông sản chủ yếu là qua thương lái. Cả doanh nghiệp và nông dân đều thiếu vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, nhưng việc tiếp cận vốn ở các mô hình cánh đồng lớn vẫn rất khó khăn.
Theo chính quyền các địa phương trong tỉnh, đối với nông dân khó khăn nhất đang phải đối mặt là sự thiếu bền vững trong khâu tiêu thụ. Nông dân thiếu cập nhật thông tin thị trường, chưa thật sự nhận thức đầy đủ tầm quan trọng khi tham gia vào sản xuất, bao tiêu sản phẩm để từng bước thực hiện sản xuất và tiêu thụ theo hướng bền vững. Việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản phần lớn mới chỉ là liên kết đôi giữa người nông dân hoặc tổ chức của nông dân với doanh nghiệp. Chưa có sự tham gia liên kết của các tác nhân liên quan như nhà khoa học, ngân hàng… để tạo ra giá trị gia tăng trong chuỗi sản phẩm nên việc liên kết chưa phát triển sâu rộng.
Để tiếp tục tập trung tái cơ cấu nông nghiệp, nhất là xem việc xây dựng mô hình cánh đồng lớn là một trong những mũi đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và phấn đấu đến năm 2020 có 30% diện tích đất lúa được thực hiện theo mô hình cánh đồng lớn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên cho rằng cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn từ đó cụ thể hóa, chi tiết hóa cho quy hoạch, kế hoạch cánh đồng lớn sát hợp hơn. Lồng ghép các cơ chế chính sách, Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã, Đề án phát triển giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản tỉnh Hậu Giang… để tạo động lực thúc đẩy phát triển cánh đồng lớn. Tạo gắn kết tốt mối liên kết “4 nhà” để chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác và nông dân thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ đầu vào gắn với sản xuất, tiêu thụ nông sản. Hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác củng cố nâng cao năng lực hoạt động thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn và hỗ trợ về trang thiết bị sản xuất. Tiếp tục kêu gọi doanh nghiệp tham gia xây dựng cánh đồng lớn của tỉnh vào chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ trong cánh đồng lớn; xây dựng phương án cụ thể mang tính chất lâu dài, bền vững, nâng cao tỷ lệ thành công của hợp đồng ký kết. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo nhận thức nông dân để tích cực hưởng ứng tham gia mô hình cánh đồng lớn…
Tổng diện tích các cánh đồng lớn toàn tỉnh hiện nay là 6.467ha với 5.553 hộ tham gia. Trong đó, huyện Châu Thành A có 1.081ha, Phụng Hiệp 642ha, thị xã Long Mỹ 345ha, huyện Vị Thủy 1.087ha, Long Mỹ 3.196ha và thành phố Vị Thanh 116ha. Các cánh đồng lớn này đều có sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp đầu vào và doanh nghiệp đầu ra thu mua lúa hàng hóa của nông dân. |
Bài, ảnh: HOÀI THU/baohaugiang.com.vn