Hướng dẫn phòng trừ dịch hại trên cây trồng vụ Xuân 2017

Sản xuất vụ Xuân 2017, đến thời điểm hiện nay các trà lúa bước vào giai đoạn làm đòng, đặc thù một số vùng gieo cấy sớm có khoảng 700ha đã trổ bông (Nghi Xuân 500ha, Lộc Hà170ha...); cây lạc giai đoạn ra hoa, đâm tia sinh trưởng phát triển tốt. Theo báo cáo của Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi các huyện, thành phố, thị xã và kết quả điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, đến ngày 10/4/2017 diễn biến của một số đối tượng dịch hại chủ yếu trên cây lúa như sau:Rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại với mật độ phổ biến 100-300 con/m2, nơi cao 700-1.000 con/m2, cục bộ ổ1.500-2.000 con/m2 (Đức Tùng, Đức Lạng-Đức Thọ; Cẩm Dương-Cẩm Xuyên; Đức Liên-Vũ Quang; Thạch Thắng, Thạch Văn-Thạch Hà; Thuận Lộc-TX Hồng Lĩnh),diện tích nhiễm 4,5ha(Đức Thọ 2,5ha, Vũ Quang2 ha),tuổi rầy phổ biến tuổi 5, trưởng thànhvà đã xuất hiện trứng.

Dự báo rầy lứa tiếp theo sẽ ra rộ và gây hại từ thời điểm 17/4/2017 trở đi trùng với giai đoạn lúa đòng già -trổ bông; bệnh khô vằn phát sinh gây hại tỷ lệ bệnh trung bình 7-10%, nơi cao 25-30%, diện tích nhiễm 343ha, nhiễm nặng 20ha, phân bố Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Đức Thọ, Thạch Hà, Nghi Xuân…Bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh gây hại trên giống Thiên ưu 8 trổ sớm tại Xuân Đan, Xuân Trường, Xuân Phổ, Xuân Hải-Nghi Xuân, tỷ lệ bệnh trung bình 10-20%, nơi cao 40-50%, diện tích nhiễm 100ha, nhiễm nặng 45ha.Dự báo thời tiết giai đoạn từ nay đến cuối vụ nền nhiệt độ khá cao, trời oi nóng có mưa rào xen kẻ là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng dịch hại phát sinh gây hại, đặc biệt là rầy nâu, rầy lưng trắng. Để chủ động trong công tác phòng trừ, hạn chế thiệt hại do dịch hại gây ra, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật như sau:

1. Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng:
- Thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo, khi phát hiện rầy có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của lúa, tiến hành khoanh vùng, chỉ đạo phun trừ kịp thờibằng các loại thuốc hoá học:
* Đối với lúa giai đoạn trước trổ bôngưu tiên sử dụng các loại thuốc có tác dụng nội hấp, lưu dẫn như:
Chess 50WG: Pha 7,5 gam vào bình 12 lít nước, phun 2 bình/sào.
Sutin 50SC: Pha 15 ml thuốc vào bình 12 lít nước, phun 2 bình/sào.
Ba đăng 300WP: Pha 10 gam thuốc vào bình 12 lít nước, phun 2 bình/sào.
Dantotsu 50WG: Pha 5gram thuốc vào bình 16 lít nước, phun 2 bình/sào.
Marshal 200SC: Pha 20ml thuốc vào bình 12 lít nước, phun 2 bình/sào.
Azorin 400WP: Pha 7,5 gam thuốc vào bình 12 lít nước, phun 2 bình/sào...
* Đối với lúa giai đoạn sau trổ, mật độ rầy cao sử dụng nhóm thuốc có tác dụng tiếp xúc, xông hơi:
Victory 585EC: Pha 15ml thuốc vào bình 12 lít nước, phun 3 bình/sào.
Wavotox 585EC: Pha 15ml thuốc vào bình 12 lít nước, phun 3 bình/sào.
Bassa 50EC: Pha 30ml thuốc vào bình 12 lít nước, phun 3 bình/sào.
Fidur 220EC: Pha 25ml thuốc vào bình 12 lít nước, phun 3 bình/sào…
- Duy trì mực nước thích hợp trên ruộng tạo điều kiện thuận lợi cho lúa làm đòng trổ bông và nâng cao hiệu quả phòng trừ rầy.

Lưu ý:Những ngày nắng nóng nên tiến hành phun thuốc vào thời điểm trước 10 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều; đối với nhóm thuốc có tác dụng tiếp xúc, xông hơi khi phun thuốc phải rẽ lúa thành hàng, phun đảm bảo thuốc tiếp xúc với rầy, sau khi phun thuốc 5-7 ngàykiểm tra nếu mật độ rầy trên đồng ruộng còn cao tiến hành phun lại lần 2.

2. Đối với bệnh đạo ôn cổ bông:Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết trước giai đoạn trổ để chủ động phòng trừ bệnh trên các giống Xi23, NX30, P6, Thiên ưu 8,... vừa qua nhiễm đạo ôn lá, nếu giai đoạn lúa trổ bông gặp thời tiết âm u, có mưa tiến hành xử lý thuốc vào 2 thời điểm, lần 1 vào thời điểm lúa trổ vè (trổ 3 - 5%) và lần 2 sau khi lúa trổ xong bằng một trong các loại thuốc: Fuji one 40WP, Fu Nhật 40WP,Filia 525SC….

3. Đối với bệnh khô vằn: Phát hiện và phun trừ kịp thời khi bệnh chớm xuất hiện bằng các loại thuốc: Validacin 5SL,Amistar top 325SC, Vida 5SL, Tilsuper 300ND, Nevo 330EC...

4. Đối với chuột:Giai đoạn này chuột bắt đầu phá hại mạnh, tập trung tổ chức triển khai công tác diệt chuột tại các địa phương bằng tất cả các biện pháp, chú trọng biện pháp thủ công và sinh học.

Bên cạnh các đối tượng gây hại trên lúa cần theo dõi diễn biễn của nhóm bệnh héo rũ, sâu ăn lá hại lạc; sâu vẽ bùa, sâu nhớt, bệnh chảy gôm... trên cây ăn quả có múi để chủ động phòng trừ.

Theo sonongnghiephatinh.gov.vn