Khó khăn trong công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Sau 4 ngày phát hiện Dịch tả lợn Châu Phi tại tổ dân phố 6, thị trấn Cẩm Xuyên, việc khoanh vùng dập dịch đang được, các ngành chức năng, các địa phương tập trung cao. Tuy nhiên, thực tiễn công tác phòng, chống dịch đang đặt ra không ít khó khăn thách thức.

Ngay sau khi phát hiện ổ dịch, huyện Cẩm Xuyên đã triển khai phun tiêu độc khử trùng

Là địa bàn tiếp giáp với Cẩm Xuyên và nơi thường xẩy ra các dịch bệnh trên đàn gia súc, nên Thạch Hà được xác định là khu vực có nguy cơ cao trong việc lây lan dịch tả lợn Châu Phi. Việc tiêu độc, khử trùng được cho là giải pháp hữu hiệu nhất vào thời điểm này để phòng chống dịch, thế nhưng theo ngành chuyên môn của huyện Thạch Hà, nguồn hóa chất để phục vụ cho công tác này đang thiếu trầm trọng.

Lãnh đạo tỉnh và ngành chuyên mộc trực tiếp cơ sở kiểm tra, chỉ dạo công tác phòng, dập dịch

Một vấn đề cũng được các địa phương hết sức quan tâm, đó là bố trí cán bộ chuyên môn túc trực tại các vùng nguy cơ có dịch, các tuyến đường trung tâm để tổ chức tiêu độc khử trùng, thế nhưng lực lượng này khá mỏng, khó đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Nhiều địa phương cơ sở, hiện không có cán bộ chuyên ngành thú y, nên khi dịch xuất hiện khó kịp thời phát hiện, xử lý sớm.

Đến thời điểm này, đã có 34 tỉnh thành trong cả nước xuất hiện Dịch tả lợn Châu Phi, số lợn buộc phải tiêu hủy lên đến trên 1,5 triệu con. Với tốc độ lây lan nhanh và những diễn biến phức tạp của dịch tả lợn Châu Phi, các địa phương, các ngành chức năng cần có những giải pháp quyết liệt, căn cơ trong công tác phòng chống dịch./.

Theo Nam Trung/baohatinh.vn