Lời giải cho vùng nuôi nghêu Gò Công: Ương con giống cỡ lớn
- Thứ tư - 24/04/2013 00:05
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Thiếu nghêu giống cỡ lớn
Ông Trần Văn Vinh có thâm niên nuôi nghêu hàng chục năm, với trại sản xuất nghêu giống nổi tiếng ở ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, đúc kết kinh nghiệm: Hiện nay vùng biển này chỉ còn nuôi nghêu thịt được khoảng 6 tháng, để đạt hiệu quả chỉ nên thả nghêu giống từ tháng 5-6 dương lịch và thu hoạch vào tháng 12, chậm nhất là kéo dài đến tháng 1 năm sau.
Thực tế, từ năm 2011 đến nay, Tổng cục Thủy sản cũng như ngành chức năng địa phương đã khuyến cáo người nuôi tuyệt đối không thả nuôi nghêu từ tháng 1 - 3 âm lịch để tránh thời điểm nghêu chết hàng loạt.
Để đáp ứng mùa vụ thả nuôi ngắn, người nuôi cần có nghêu giống cỡ 100-120 con/kg.Tuy nhiên, hiện nay, nghêu giống cỡ lớn, khoảng 100 con/kg rất khan hiếm. Hầu như nghêu giống loại này chỉ được thu hoạch từ những bãi nuôi nghêu thịt có mật độ quá dày nên không thể đáp ứng được nhu cầu thả nuôi của người dân.
Đến thời điểm này, nuôi nghêu vẫn là nghề mang lại thu nhập cao cho nông dân. Ông Nguyễn Văn Nhịn, người có 4 sân nuôi nghêu với diện tích 50-60ha ở ấp Cầu Muống, khẳng định: “Hiện nuôi nghêu vẫn là lựa chọn số một”.
Theo tính toán của ông Nhịn, hiện nay, vốn đầu tư cho 1ha nuôi nghêu khoảng 100-150 triệu đồng, trong đó nghêu giống chiếm 80-85%. Năng suất nghêu nuôi khu vực này đạt 20-25 tấn/ha, với giá nghêu bình quân 20.000 đồng/kg thì doanh thu từ 1ha nghêu là 400-500 triệu đồng. Trừ chi phí, người nuôi vẫn còn lãi 250-400 triệu đồng/ha.
Giải pháp cho con nghêu
Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi nghêu đã thấy rõ. Vấn đề còn lại là làm sao có đủ nguồn nghêu giống kích cỡ lớn để đảm bảo thời gian từ khi thả giống đến khi thu hoạch chỉ gói gọn trong 6 tháng.
Liên quan đến vấn đề này, ông Vinh cho biết, hiện ông đang kết hợp với các nhà khoa học nghiên cứu quy trình ương nghêu giống trong ao theo mô hình khép kín bằng cách chỉ lấy nước vào ao một lần để tránh tác động từ môi trường bên ngoài, đồng thời chủ động cung cấp tảo nhân tạo để làm nguồn thức ăn cho nghêu. Đến khi nghêu đạt cỡ 100-120 con/kg sẽ bán cho nông dân.
Theo ông Vinh, ưu điểm của mô hình này là chỉ lấy nước một lần khi các yếu tố môi trường thuận lợi và nguồn thức ăn của nghêu là tảo nhân tạo nên hoàn toàn cách biệt với tự nhiên. Chính vì vậy, khi nghêu ngoài tự nhiên chết thì nghêu trong ao vẫn bình thường. “Đây có thể coi là mô hình gia hóa nghêu giống bởi nghêu tách biệt với môi trường tự nhiên và được con người cung cấp thức ăn một cách chủ động”, ông Vinh nói.
Một chuyên gia ngành nông nghiệp cho biết, nếu được đầu tư bài bản, nghiên cứu đến nơi đến chốn thì hoạt động sản xuất, ương dưỡng nghêu giống có thể nói là siêu lợi nhuận, bởi hiện nay một số trại sản xuất nghêu giống quy mô đầu tư chỉ dưới 1 tỷ đồng, có quy trình sản xuất giống chỉ đạt tỷ lệ sống khoảng 15% nhưng lợi nhuận đã đạt tới 5-6 tỷ đồng/năm.
Để giải quyết vấn đề con giống cho các cùng nuôi nghêu, nhất là con giống kích cỡ lớn, thiết nghĩ Nhà nước cần có quy hoạch “khu công nghiệp” sản xuất, ương dưỡng nghêu giống ở những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi (chẳng hạn vùng nuôi nghêu không chết các năm qua ở xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang); có chính sách ưu đãi về vốn, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, thuế… giống như các khu công nghiệp khác để thu hút mọi người, mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào việc nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh con nghêu.
Nếu làm được điều này thì không chỉ góp phần phát triển kinh tế địa phương, cung ứng đủ lượng nghêu giống cỡ lớn giúp nghề nuôi nghêu phát triển bền vững, đem lại nguồn ngoại tệ từ hoạt động chế biến nghêu xuất khẩu mà còn tạo việc làm cho hàng chục ngàn lao động.
Ông Trần Văn Vinh có thâm niên nuôi nghêu hàng chục năm, với trại sản xuất nghêu giống nổi tiếng ở ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, đúc kết kinh nghiệm: Hiện nay vùng biển này chỉ còn nuôi nghêu thịt được khoảng 6 tháng, để đạt hiệu quả chỉ nên thả nghêu giống từ tháng 5-6 dương lịch và thu hoạch vào tháng 12, chậm nhất là kéo dài đến tháng 1 năm sau.
Thực tế, từ năm 2011 đến nay, Tổng cục Thủy sản cũng như ngành chức năng địa phương đã khuyến cáo người nuôi tuyệt đối không thả nuôi nghêu từ tháng 1 - 3 âm lịch để tránh thời điểm nghêu chết hàng loạt.
Để đáp ứng mùa vụ thả nuôi ngắn, người nuôi cần có nghêu giống cỡ 100-120 con/kg.Tuy nhiên, hiện nay, nghêu giống cỡ lớn, khoảng 100 con/kg rất khan hiếm. Hầu như nghêu giống loại này chỉ được thu hoạch từ những bãi nuôi nghêu thịt có mật độ quá dày nên không thể đáp ứng được nhu cầu thả nuôi của người dân.
Đến thời điểm này, nuôi nghêu vẫn là nghề mang lại thu nhập cao cho nông dân. Ông Nguyễn Văn Nhịn, người có 4 sân nuôi nghêu với diện tích 50-60ha ở ấp Cầu Muống, khẳng định: “Hiện nuôi nghêu vẫn là lựa chọn số một”.
Theo tính toán của ông Nhịn, hiện nay, vốn đầu tư cho 1ha nuôi nghêu khoảng 100-150 triệu đồng, trong đó nghêu giống chiếm 80-85%. Năng suất nghêu nuôi khu vực này đạt 20-25 tấn/ha, với giá nghêu bình quân 20.000 đồng/kg thì doanh thu từ 1ha nghêu là 400-500 triệu đồng. Trừ chi phí, người nuôi vẫn còn lãi 250-400 triệu đồng/ha.
Giải pháp cho con nghêu
Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi nghêu đã thấy rõ. Vấn đề còn lại là làm sao có đủ nguồn nghêu giống kích cỡ lớn để đảm bảo thời gian từ khi thả giống đến khi thu hoạch chỉ gói gọn trong 6 tháng.
Liên quan đến vấn đề này, ông Vinh cho biết, hiện ông đang kết hợp với các nhà khoa học nghiên cứu quy trình ương nghêu giống trong ao theo mô hình khép kín bằng cách chỉ lấy nước vào ao một lần để tránh tác động từ môi trường bên ngoài, đồng thời chủ động cung cấp tảo nhân tạo để làm nguồn thức ăn cho nghêu. Đến khi nghêu đạt cỡ 100-120 con/kg sẽ bán cho nông dân.
Theo ông Vinh, ưu điểm của mô hình này là chỉ lấy nước một lần khi các yếu tố môi trường thuận lợi và nguồn thức ăn của nghêu là tảo nhân tạo nên hoàn toàn cách biệt với tự nhiên. Chính vì vậy, khi nghêu ngoài tự nhiên chết thì nghêu trong ao vẫn bình thường. “Đây có thể coi là mô hình gia hóa nghêu giống bởi nghêu tách biệt với môi trường tự nhiên và được con người cung cấp thức ăn một cách chủ động”, ông Vinh nói.
Một chuyên gia ngành nông nghiệp cho biết, nếu được đầu tư bài bản, nghiên cứu đến nơi đến chốn thì hoạt động sản xuất, ương dưỡng nghêu giống có thể nói là siêu lợi nhuận, bởi hiện nay một số trại sản xuất nghêu giống quy mô đầu tư chỉ dưới 1 tỷ đồng, có quy trình sản xuất giống chỉ đạt tỷ lệ sống khoảng 15% nhưng lợi nhuận đã đạt tới 5-6 tỷ đồng/năm.
Để giải quyết vấn đề con giống cho các cùng nuôi nghêu, nhất là con giống kích cỡ lớn, thiết nghĩ Nhà nước cần có quy hoạch “khu công nghiệp” sản xuất, ương dưỡng nghêu giống ở những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi (chẳng hạn vùng nuôi nghêu không chết các năm qua ở xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang); có chính sách ưu đãi về vốn, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, thuế… giống như các khu công nghiệp khác để thu hút mọi người, mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào việc nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh con nghêu.
Nếu làm được điều này thì không chỉ góp phần phát triển kinh tế địa phương, cung ứng đủ lượng nghêu giống cỡ lớn giúp nghề nuôi nghêu phát triển bền vững, đem lại nguồn ngoại tệ từ hoạt động chế biến nghêu xuất khẩu mà còn tạo việc làm cho hàng chục ngàn lao động.
THÀNH CÔNG Nguồn:kinhtenongthon.com.vn |