Miền Bắc và Trung bộ nắng nóng gay gắt: Cuộc sống của người dân bị đảo lộn

Thời tiết nóng như lửa không chỉ khiến cho nhiều người, nhất là trẻ nhỏ và người già đổ bệnh mà còn khiến cuộc sống của nhiều người dân bị đảo lộn
Nắng nóng gay gắt đã khiế n nhiề u bệ nh việ n quá tải vì số ngườ i đau ốm, mệ t mỏi nhậ p việ n tăng đột biế n
 Các tỉnh, thành miền Bắc và Trung bộ đang phải gánh chịu đợt nắng nóng gay gắt nhất từ đầu mùa hè 2017 tới nay, nhiệt độ nhiều nơi lên tới 42 - 43oC. Tại Hà Nội, nhiệt độ vào đầu giờ chiều ở mặt đường nhựa lên đến trên 50oC. 
Dù là ngày nghỉ cuối tuần nhưng khoa Khám bệnh ở Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) vẫn đông nghịt người. Trời nóng bức cùng với lượng người bệnh tới khám đông đúc khiến cho không khí càng ngột ngạt, ai cũng cảm thấy mệt mỏi, khó chịu vì nóng bức khủng khiếp. Các bác sĩ tại Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, trong 3 ngày qua, số người tới khám chữa bệnh tăng mạnh. Trung bình mỗi ngày có tới gần 1.000 bệnh nhân, tăng trên 7% so với trước. Trong đó chiếm gần một nửa là trẻ nhỏ với không ít trường hợp được đưa đến bệnh viện trong tình trạng bệnh khá nặng vì sốc nhiệt, viêm đường hô hấp, dẫn đến viêm phổi nặng, sốt cao khó hạ thân nhiệt. 
Căng thẳng hơn, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, thời tiết nắng nóng gay gắt đã khiến trẻ đổ bệnh phải nhập viện tăng đột biến tới trên 15% so với trước. Trung bình, mỗi ngày tiếp nhận từ 3.200 - 3.500 bệnh nhi đến khám trong tình trạng ho, viêm hô hấp cấp, sốt cao dài ngày, nôn ói, tiêu chảy, sốt virus, phát ban... TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cảnh báo, trong số trẻ nhập viện điều trị có không ít trẻ phải nhập viện vì sốc nhiệt, viêm đường hô hấp dẫn đến viêm phổi nặng mà nguyên nhân là do trẻ ra, vào phòng máy lạnh liên tục, cơ thể không thích ứng kịp với sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa phòng máy lạnh với thời tiết bên ngoài. 
Không chỉ có trẻ nhỏ đổ bệnh mà nắng nóng cũng khiến nhiều người cao tuổi phải nhập viện. Chỉ riêng Bệnh viện Lão khoa trung bình có trên 350 lượt bệnh nhân mỗi ngày. Mặc dù ở Hà Nội và nhiều tỉnh, thành chưa xảy ra tình trạng cắt điện, mất nước luân phiên nhưng tại một số khu đông dân cư ở các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy (Hà Nội)... cũng đã xảy ra không ít sự cố cháy cầu chì, nhảy automat do người dân sử dụng quá nhiều máy lạnh dẫn tới mất điện cục bộ trong thời gian vài giờ. Tổng công ty Điện lực Hà Nội đã quyết định hoãn toàn bộ các lịch cắt điện cao thế, trung thế và hạ thế, trừ các trường hợp đột xuất, bất thường trên lưới điện, để bảo đảm cho người dân có điện đầy đủ sử dụng các thiết bị chống nóng. Trong khi đó, một số khu chung cư cao tầng ở Hà Nội như tòa nhà VP3 khu đô thị Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) đã liên tục xảy ra tình trạng mất nước sinh hoạt khiến cho sinh hoạt của gần 400 hộ dân nơi đây bị đảo lộn. Thời tiết đã nóng bức, ngột ngạt lại không có đủ nước sinh hoạt để tắm giặt, cơm nước khiến nhiều người rất khó chịu. 
Các bác sĩ khuyến cáo, thời tiết nóng bức cao điểm khiến cơ thể mất nước, mệt mỏi, kém ăn, sức đề kháng giảm nên đối với người cao tuổi phải đặc biệt theo dõi huyết áp thường xuyên, nhất là phải uống nước đầy đủ, tránh để mất nước, gây rối loạn điện giải, gây ra tăng huyết áp, rối loạn tim mạch, dẫn tới tai biến và có nguy cơ tử vong cao. Đồng thời, những bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh mãn tính càng phải tuân thủ điều trị, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Nắng nóng nhất là vào ban ngày cũng khiến cho nhiệt độ tại nhiều tuyến đường, nhất là ở những nơi không còn cây xanh, nhiều nhà kính, nhiệt độ lên tới trên 50oC, hơi nóng từ mặt đường nhựa bốc lên không khác gì chảo rang người nên lượng phương tiện tham gia thông cũng có chiều hướng giảm. Thậm chí ngay vào giờ cao điểm, tại nhiều nút giao thông lớn Hà Nội cũng không còn quá đông đúc và ùn tắc do nhiều người chờ trời tối, tắt nắng mới rời công sở.  
Trong khi đó, tại các vườn hoa, công viên, đặc biệt là các siêu thị, trung tâm thương mại lớn ngay từ chập tối đông nghịt người nhưng không phải là vào mua hàng mà là vào đi dạo mát vì những nơi này có máy lạnh. Thời tiết nóng bức cũng đã khiến cho các hồ bơi rơi vào tình trạng quá tải. Thậm chí, tại một số khu vực ở hồ Tây, hồ Linh Đàm và sông Hồng, nhiều người bất chấp nguy hiểm kéo nhau đi bơi để... hạ hỏa.

MINH KHANG
http://www.sggp.org.vn