Mở rộng diện tích cánh đồng mẫu lớn
- Thứ hai - 04/11/2013 02:46
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong việc đẩy mạnh xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo gắn với tiêu thụ, các tỉnh và doanh nghiệp (DN) ở vùng ĐBSCL đã bắt tay nhau đẩy mạnh xây dựng cách đồng mẫu lớn (CĐML) ngay từ vụ đông xuân 2013 - 2014 tới.
Tăng diện tích lên gấp 2 – 3 lần
Ông Phan Nhựt Ái - Giám đốc Sở NNPTNT Vĩnh Long cho biết năm 2013, toàn tỉnh có 1.682ha làm CĐML. So với ruộng lúa thường, CĐML đã giúp tăng lợi nhuận sản xuất lúa bình quân lên 3,792 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, còn đảm bảo khâu tiêu thụ, DN có vùng nguyên liệu ổn định, chất lượng gạo đồng nhất và giảm chi phí trung gian, từ đó kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Trên cơ sở đó, tỉnh dự kiến năm 2014 mở rộng thêm 1.300ha, nâng tổng diện tích CĐML toàn tỉnh lên gần 3.000ha. Cụ thể, trong vụ lúa đông xuân (ĐX) 2013 - 2014, Sở NNPTNT và Công ty Lương thực Vĩnh Long đã ký kết ghi nhớ hợp tác bao tiêu 300ha lúa jasmine và 1.300ha lúa OM4900 cho nông dân làm CĐML tại một số xã huyện Trà Ôn, Mang Thít và Vũng Liêm.
Tại Cần Thơ, bà Nguyễn Thị Kiều - Phó Giám đốc Sở NNPTNT cho biết vụ đông xuân 2013 – 2014 tỉnh dự kiến mở rộng CĐML sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP lên 14.000ha, tăng gấp đôi hiện nay. Ngoài ra, còn có 14 DN đăng ký tham gia xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng cao, CĐML trên tổng diện tích 46.428ha, chiếm hơn 50% diện tích lúa vụ đông xuân. Sau khi phân vùng, các DN đăng ký tham gia sẽ cung cấp vật tư nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân với mức giá cao hơn giá thị trường từ 100 - 200 đồng/kg.
Tương tự tại Kiên Giang, theo Sở NNPTNT tỉnh, vụ lúa đông xuân này tỉnh dự kiến xây dựng 14 mô hình CĐML sản xuất lúa theo hướng VietGAP với quy mô diện tích 1.524ha. Bên cạnh đó, còn thực hiện đề án phát triển vùng lúa nguyên liệu chất lượng cao phục vụ xuất khẩu với diện tích khoảng 90.000ha ở các huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng, Châu Thành, Gò Quao, Hòn Đất và thành phố Rạch Giá.
Liên kết doanh nghiệp - nông dân
Tỉnh Tiền Giang cũng có chủ trương mở rộng quy mô CĐML gắn với DN hợp đồng bao tiêu lúa hàng hóa với giá hợp lý, có lãi cho nông dân. Ngay trong vụ đông xuân 2013 - 2014 tới, địa phương có kế hoạch hợp tác với khoảng 10 DN trong và ngoài tỉnh mở rộng diện tích CĐML lên gần 3.000ha, tăng gấp 3 lần so với năm 2013. Ông Cao Văn Hóa - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Tiền Giang cho biết, tỉnh đang tập trung hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng, giao thông vào các CĐML và xây thêm kho chứa.
“Các mô hình khi xây dựng phải sử dụng giống lúa chất lượng cao gieo sạ, áp dụng chương trình "3 giảm, 3 tăng", hoặc "1 phải 5 giảm". Mặt khác, củng cố các HTX, tổ hợp tác; đẩy mạnh mối liên kết 4 nhà trong mô hình. Đặc biệt, Sở sẽ xây dựng khung pháp lý để xử lý những trường hợp tranh chấp thiếu lành mạnh trong đầu tư sản xuất, cũng như bao tiêu lúa” – ông Hóa nhấn mạnh.
Ông Lâm Anh Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH Thịnh Phát (Bến Tre) cho hay, hiện hàng năm DN xuất khẩu cả triệu tấn gạo nhưng chưa có hàng hóa cung ứng cố định. Để xây dựng vùng nguyên liệu cho riêng mình, công ty đang bàn bạc, triển khai liên kết với nông dân xã Phước Lập, huyện Tân Phước, Tiền Giang sản xuất 300ha lúa theo mô hình CĐML trong vụ đông xuân 2013 – 2014.
“DN sẽ thu mua theo giá thị trường nhưng đảm bảo giá sàn không được thấp hơn giá thành Bộ Tài chính công bố cộng thêm lãi 30%. Trước mắt DN vẫn chấp nhận thu mua loại lúa mà nông dân vùng này đang quen sản xuất là IR 50404, chỉ mong bà con giữ đúng cam kết với công ty, không bán lúa ra ngoài để mối liên kết được bền vững” – ông Tuấn nói.
Mặt khác, ông Tuấn cũng đang đề xuất nông dân trong CĐML mà ông sắp hợp tác thành lập tổ hợp tác hoặc HTX. Và các tổ hợp tác, HTX này sẽ làm luôn khâu dịch vụ thu gom và vận chuyển lúa của các thành viên đến nhà máy của công ty ông - khâu mà các DN đang không có nhân lực làm.
“Nếu HTX làm được thì chúng tôi sẽ không phải thuê thương lái nữa. Và chi phí chúng tôi sẽ trả cho khâu này là 300 đồng/kg lúa tươi gồm: 100 đồng/kg chi phí thu gom, 100 đồng/kg chi phí vận chuyển và 100 đồng/kg chi phí hao hụt” – ông Tuấn đề xuất.
Đây cũng là hướng mà Bộ NNPTNT đang đề nghị các địa phương tổ chức cho các HTX, tổ hợp tác làm. “HTX sẽ làm dịch vụ, lo từ khâu đầu vào như cung ứng giống, phân bón, máy móc cho thu hoạch đến khâu đầu ra như thu mua, vận chuyển và nếu được cả xay xát lúa bán cho DN xuất khẩu như là một thương lái thì tốt quá. Nếu làm được như vậy thì HTX mới đứng vững và thu nhập của các xã viên - nông dân mới tăng lên được” – ông Phạm Văn Dư - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt phân tích.
Ông Phan Nhựt Ái - Giám đốc Sở NNPTNT Vĩnh Long cho biết năm 2013, toàn tỉnh có 1.682ha làm CĐML. So với ruộng lúa thường, CĐML đã giúp tăng lợi nhuận sản xuất lúa bình quân lên 3,792 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, còn đảm bảo khâu tiêu thụ, DN có vùng nguyên liệu ổn định, chất lượng gạo đồng nhất và giảm chi phí trung gian, từ đó kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Trên cơ sở đó, tỉnh dự kiến năm 2014 mở rộng thêm 1.300ha, nâng tổng diện tích CĐML toàn tỉnh lên gần 3.000ha. Cụ thể, trong vụ lúa đông xuân (ĐX) 2013 - 2014, Sở NNPTNT và Công ty Lương thực Vĩnh Long đã ký kết ghi nhớ hợp tác bao tiêu 300ha lúa jasmine và 1.300ha lúa OM4900 cho nông dân làm CĐML tại một số xã huyện Trà Ôn, Mang Thít và Vũng Liêm.
Tại Cần Thơ, bà Nguyễn Thị Kiều - Phó Giám đốc Sở NNPTNT cho biết vụ đông xuân 2013 – 2014 tỉnh dự kiến mở rộng CĐML sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP lên 14.000ha, tăng gấp đôi hiện nay. Ngoài ra, còn có 14 DN đăng ký tham gia xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng cao, CĐML trên tổng diện tích 46.428ha, chiếm hơn 50% diện tích lúa vụ đông xuân. Sau khi phân vùng, các DN đăng ký tham gia sẽ cung cấp vật tư nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân với mức giá cao hơn giá thị trường từ 100 - 200 đồng/kg.
Tương tự tại Kiên Giang, theo Sở NNPTNT tỉnh, vụ lúa đông xuân này tỉnh dự kiến xây dựng 14 mô hình CĐML sản xuất lúa theo hướng VietGAP với quy mô diện tích 1.524ha. Bên cạnh đó, còn thực hiện đề án phát triển vùng lúa nguyên liệu chất lượng cao phục vụ xuất khẩu với diện tích khoảng 90.000ha ở các huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng, Châu Thành, Gò Quao, Hòn Đất và thành phố Rạch Giá.
Liên kết doanh nghiệp - nông dân
Tỉnh Tiền Giang cũng có chủ trương mở rộng quy mô CĐML gắn với DN hợp đồng bao tiêu lúa hàng hóa với giá hợp lý, có lãi cho nông dân. Ngay trong vụ đông xuân 2013 - 2014 tới, địa phương có kế hoạch hợp tác với khoảng 10 DN trong và ngoài tỉnh mở rộng diện tích CĐML lên gần 3.000ha, tăng gấp 3 lần so với năm 2013. Ông Cao Văn Hóa - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Tiền Giang cho biết, tỉnh đang tập trung hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng, giao thông vào các CĐML và xây thêm kho chứa.
“Các mô hình khi xây dựng phải sử dụng giống lúa chất lượng cao gieo sạ, áp dụng chương trình "3 giảm, 3 tăng", hoặc "1 phải 5 giảm". Mặt khác, củng cố các HTX, tổ hợp tác; đẩy mạnh mối liên kết 4 nhà trong mô hình. Đặc biệt, Sở sẽ xây dựng khung pháp lý để xử lý những trường hợp tranh chấp thiếu lành mạnh trong đầu tư sản xuất, cũng như bao tiêu lúa” – ông Hóa nhấn mạnh.
Theo kế hoạch của Bộ NNPTNT, vụ đông xuân 2013 - 2014, các tỉnh phía Nam sẽ có khoảng 200.000ha tham gia mô hình CĐML, tăng hơn 2,5 lần so với năm 2013. Sau đó qua từng năm sẽ tăng dần lên để tiến tới hình thành vùng nguyên liệu lúa hàng hóa, xuất khẩu đạt quy mô 1 triệu ha và xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam. |
“DN sẽ thu mua theo giá thị trường nhưng đảm bảo giá sàn không được thấp hơn giá thành Bộ Tài chính công bố cộng thêm lãi 30%. Trước mắt DN vẫn chấp nhận thu mua loại lúa mà nông dân vùng này đang quen sản xuất là IR 50404, chỉ mong bà con giữ đúng cam kết với công ty, không bán lúa ra ngoài để mối liên kết được bền vững” – ông Tuấn nói.
Mặt khác, ông Tuấn cũng đang đề xuất nông dân trong CĐML mà ông sắp hợp tác thành lập tổ hợp tác hoặc HTX. Và các tổ hợp tác, HTX này sẽ làm luôn khâu dịch vụ thu gom và vận chuyển lúa của các thành viên đến nhà máy của công ty ông - khâu mà các DN đang không có nhân lực làm.
“Nếu HTX làm được thì chúng tôi sẽ không phải thuê thương lái nữa. Và chi phí chúng tôi sẽ trả cho khâu này là 300 đồng/kg lúa tươi gồm: 100 đồng/kg chi phí thu gom, 100 đồng/kg chi phí vận chuyển và 100 đồng/kg chi phí hao hụt” – ông Tuấn đề xuất.
Đây cũng là hướng mà Bộ NNPTNT đang đề nghị các địa phương tổ chức cho các HTX, tổ hợp tác làm. “HTX sẽ làm dịch vụ, lo từ khâu đầu vào như cung ứng giống, phân bón, máy móc cho thu hoạch đến khâu đầu ra như thu mua, vận chuyển và nếu được cả xay xát lúa bán cho DN xuất khẩu như là một thương lái thì tốt quá. Nếu làm được như vậy thì HTX mới đứng vững và thu nhập của các xã viên - nông dân mới tăng lên được” – ông Phạm Văn Dư - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt phân tích.
Nguồn: danviet.vn