Một số biện pháp quản lý môi trường ao nuôi tôm trong mùa nắng nóng
- Thứ sáu - 19/07/2019 03:04
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Kết quả cho thấy mẫu nước cấp đầu tháng 7 tại 3 điểm trên không có vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tuỵ AHPND, mật độ vi khuẩn vibrio và các loài tảo xác định được thấp hơn giới hạn cảnh báo, các thông số còn lại (pH, độ mặn, độ kiềm, NH3, H2S, COD, tổng chất rắn lơ lửng TSS đều nằm trong giới hạn cho phép.
Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây mở rộng về phía Đông Nam kết hợp với hiệu ứng phơn nên nắng nóng diện rộng tiếp tục xảy ra trên địa bàn Hà Tĩnh, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến: 36 -38 độ C. Thời gian có nhiệt độ ≥ 35 độ C từ 11 giờ đến 16 giờ. Thời gian tới, theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết Hà Tĩnh tiếp tục nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.
Để hạn chế sự biến động môi trường do tác động của nắng nóng, Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thuỷ sản miền Bắc khuyến cáo cơ sở nuôi áp dụng các biện pháp sau đây:
- Duy trì mực nước trong ao nuôi trên 1,5 m để ổn định nhiệt độ cho ao nuôi. Cấp nước bổ sung vào ao nên cấp vào ao lắng lọc ở thời điểm đỉnh triều qua túi lọc, sau đó xử lý nước trong ao lắng trước khi cấp cho ao nuôi.
- Kiểm tra pH thường xuyên khi thay đổi thời tiết, duy trì pH ở mức thích hợp từ 7,5 -8,5 và dao động giữa sáng và chiều không quá 0,5 đơn vị.
- Tăng cường sục khí để cung cấp oxy cho tôm nuôi và tránh sự phân tầng nhiệt;
- Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học, thay nước đáy ao, thường xuyên kiểm tra thức ăn của tôm trong nhá, vó để điều chỉnh thức ăn phù hợp, tránh dư thừa.
- Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng cách bổ sung vitamin C, khoáng, vi sinh đường ruột, chất bổ gan trộn vào thức ăn cho tôm.
- Cho tôm ăn vào sáng sớm và chiều mát, đảm bảo đủ khẩu phẩn thức ăn/ngày. Loại bỏ thức ăn dư thừa tránh gây ô nhiễm môi trường nước. Giảm từ 30-40% lượng thức ăn cho tôm vào những ngày nắng nóng trên 35oC. Ngừng cho tôm ăn ở những thời điểm môi trường nước trên 39-40 oC;
- Hạn chế đánh bắt, san thưa, vận chuyển thả giống vào những ngày nắng nóng, thời điểm nắng nóng trong ngày./.
Theo Trần Hương/sonongnghiephatinh.gov.vn
Ao tôm tại xã Kỳ Hải -huyện Kỳ Anh
Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây mở rộng về phía Đông Nam kết hợp với hiệu ứng phơn nên nắng nóng diện rộng tiếp tục xảy ra trên địa bàn Hà Tĩnh, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến: 36 -38 độ C. Thời gian có nhiệt độ ≥ 35 độ C từ 11 giờ đến 16 giờ. Thời gian tới, theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết Hà Tĩnh tiếp tục nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.
Để hạn chế sự biến động môi trường do tác động của nắng nóng, Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thuỷ sản miền Bắc khuyến cáo cơ sở nuôi áp dụng các biện pháp sau đây:
- Duy trì mực nước trong ao nuôi trên 1,5 m để ổn định nhiệt độ cho ao nuôi. Cấp nước bổ sung vào ao nên cấp vào ao lắng lọc ở thời điểm đỉnh triều qua túi lọc, sau đó xử lý nước trong ao lắng trước khi cấp cho ao nuôi.
- Kiểm tra pH thường xuyên khi thay đổi thời tiết, duy trì pH ở mức thích hợp từ 7,5 -8,5 và dao động giữa sáng và chiều không quá 0,5 đơn vị.
- Tăng cường sục khí để cung cấp oxy cho tôm nuôi và tránh sự phân tầng nhiệt;
- Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học, thay nước đáy ao, thường xuyên kiểm tra thức ăn của tôm trong nhá, vó để điều chỉnh thức ăn phù hợp, tránh dư thừa.
- Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng cách bổ sung vitamin C, khoáng, vi sinh đường ruột, chất bổ gan trộn vào thức ăn cho tôm.
- Cho tôm ăn vào sáng sớm và chiều mát, đảm bảo đủ khẩu phẩn thức ăn/ngày. Loại bỏ thức ăn dư thừa tránh gây ô nhiễm môi trường nước. Giảm từ 30-40% lượng thức ăn cho tôm vào những ngày nắng nóng trên 35oC. Ngừng cho tôm ăn ở những thời điểm môi trường nước trên 39-40 oC;
- Hạn chế đánh bắt, san thưa, vận chuyển thả giống vào những ngày nắng nóng, thời điểm nắng nóng trong ngày./.
Theo Trần Hương/sonongnghiephatinh.gov.vn