Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 17 – 23/4)

Bệnh đạo ôn hại lá có xu hướng giảm. Trên cổ bông, bệnh tiếp tục phát sinh gây hại tăng trong điều kiện thời tiết thuận lợi và lúa giai đoạn mẫn cảm...

 

1. Trên lúa

a) Các tỉnh phía Bắc

- Bệnh đạo ôn hại lá có xu hướng giảm. Trên cổ bông, bệnh tiếp tục phát sinh gây hại tăng trong điều kiện thời tiết thuận lợi và lúa giai đoạn mẫn cảm, hại nặng trên các ruộng đã nhiễm đạo ôn lá nặng.

- Rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh tăng trên các trà lúa sớm tại các tỉnh Bắc Trung Bộ (TT-Huế, Quảng Bình, Quảng Trị), mức độ hại nhẹ, nặng cục bộ. Chú ý các chân ruộng ngập nước, lầy thụt.

Tiếp tục theo dõi bệnh vàng lá sinh lý, bệnh khô vằn, bệnh thối thân, bẹ, bệnh héo vi khuẩn… để hướng dẫn phòng chống kịp thời.

b) Các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

- Rầy nâu, rầy lưng trắng tiếp tục phát sinh gây hại trên các trà lúa giai đoạn đòng trỗ - chín.

-Bệnh đạo ôn lá phát sinh gây hại chủ yếu lúa muộn giai đoạn làm đòng, rải rác hại nặng cục bộ ruộng xanh tốt, bón thừa đạm... Bệnh đạo ôn cổ bông có xu hướng phát sinh tăng các trà lúa giai đoạn lúa trỗ - ngậm sữa trên các ruộng gieo dày, bón thừa đạm.

c) Các tỉnh phía Nam

- Rầy nâu phổ biến ở giai đoạn tuổi 5 - trưởng thành. Các tỉnh không nên chủ quan cần quản lý tốt nguồn rầy nâu tại chỗ nhằm hạn chế thấp nhất khả năng lan truyền bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá do rầy nâu gây ra cho lúa HT 2017.

Đối với các địa phương chưa xuống giống lúa HT 2017 (còn khoảng 1 triệu ha): Theo dõi bẫy đèn ở địa phương, tình hình thủy văn để xuống giống tập trung, né rầy.

- Bệnh đạo ôn lá có thể xuất hiện và gây hại nhẹ trên lúa ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng và bệnh đạo ôn cổ bông xuất hiện giai đoạn đòng trỗ, trên những ruộng gieo trồng giống nhiễm, sạ dày, bón nhiều phân đạm…

Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến các đối tượng như cỏ dại nhất là lúa cỏ, bọ trĩ chú ý trên những ruộng khô thiếu nước; sâu năn, rầy phấn trắng, bệnh bạc lá ở giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ.
 

2. Trên cây trồng khác

- Trên rau: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang gây hại mức độ nhẹ đến trung bình.

- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ tăng; bệnh chết nhanh giảm nhẹ về diện tích nhiễm bệnh, chết chậm tăng nhẹ ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

- Cây cà phê: Bệnh khô cành hại có xu hướng tăng.

- Cây thanh long: Diện tích nhiễm và mức độ hại của bệnh đốm nâu giảm.

- Cây nhãn: Chổi rồng nhãn tăng nhẹ về diện tích nhiễm và mức độ hại.

- Cây sầu riêng: Bệnh Phytophthora ngừng phát sinh, cây dần hồi phục trên các diện tích đã nhiễm.

- Cây điều: Bọ xít muỗi tiếp tục hại trên các diện tích điều chưa được phun trừ, có chồi non, đang ra hoa hoặc quả non và các cây trồng khác.

CỤC BVTV

Khuyến cáo

Trên lúa: Khi mật số rầy nâu, rầy lưng trắng tăng cao có thể phun Applaud 10WP (1,5 - 2kg/ha) hoặc rải Wellof 3GR (12 - 15kg/ha). Đối với bệnh khô vằn (đốm vằn) có thể dùng Pulsor 23F (0,22 - 0,33 lít/ha) phun khi bệnh chớm xuất hiện. Quản lý bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông đạt hiệu quả cao cần phun thuốc Beam 75WP đặc trị đạo ôn, nếu xuất hiện bệnh bạc lá do vi khuẩn có thể kết hợp với thuốc trừ khuẩn Bonny 4SL.

Rau màu: Trừ sâu khoang, sâu xanh bằng Atabron 5EC (1 lít/ha).

Cây thanh long: Phun phòng định kỳ Bộ ba trừ đốm nâu của Công ty CP Nông Dược HAI để phòng trừ nấm bệnh tấn công cành và trái.

Cây sầu riêng: Bệnh do nấm Phytophthora gây hại sử dụng hoạt chất Amisulbrom để phòng trừ.

Cây tiêu: Phòng bệnh chết nhanh, chết chậm định kỳ bằng nhóm sản phẩm Manozeb 80WP + Bonny 4SL và kết hợp rải Wellof 3GR (20-25g/gốc) trừ rệp sáp gốc và rễ.

Cà phê: Bệnh khô cành phun Carbenda Supper 50SC hoặc Manozeb 80WP; trừ rệp sáp, rệp vảy xanh cần phun Nurelle D 25/2.5EC (1 - 1,5 lít/ha).

Cây điều: Phòng trừ bọ xít muỗi gây hại bằng Suco 50EC (40ml/16 lít).

 
Theo H.A.I/nongnghiep.vn