Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 20 - 26/6)

Tại các tỉnh phía Bắc, sâu đục thân 2 chấm trưởng thành tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng trên mạ Mùa và lúa sạ.

1. Trên lúa

Các tỉnh phía Bắc

- Rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ: Tiếp tục hại diện hẹp trên lúa ĐX muộn, mạ mùa và lúa mùa sớm.

- Sâu đục thân 2 chấm: Trưởng thành tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng trên mạ Mùa và lúa sạ.

- Ốc bươu vàng, ruồi, sâu cuốn lá nhỏ, sâu năn, bệnh đạo ôn lá… tiếp tục gây hại trên mạ và lúa mùa cực sớm, sớm.

Các tỉnh Bắc Trung Bộ

- Ốc bươu vàng tiếp tục gây hại tăng trên mạ, lúa HT mới gieo cấy.

- Chuột tiếp tục phát sinh gây hại tăng trên lúa mới gieo cấy đến đẻ nhánh.

- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Tiếp tục gây hại tăng trên lúa HT giai đoạn đẻ nhánh.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non tiếp tục phát sinh gây hại gia tăng trên lúa HT giai đoạn đẻ nhánh. Bọ trĩ, tuyến trùng rễ, sâu keo... tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ trên mạ và lúa HT mới gieo sạ

Các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

- Trên lúa HT giai đoạn mạ, đẻ nhánh, đòng trỗ: Chuột hại cục bộ, sâu keo, bọ trĩ gây hại mức độ nhẹ; ốc bươu vàng tập trung gây hại vùng trũng, kênh mương.

- Trên lúa XH giai đoạn đòng trỗ - chắc xanh: Bệnh lem thối hạt, rầy nâu, rầy lưng trắng hại nhẹ.

Các tỉnh phía Nam

- Rầy nâu: Phổ biến tuổi 1 - 3, xuất hiện trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ, gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình.

Các tỉnh chuẩn bị gieo sạ lúa TĐ 2017: Theo dõi diễn biến rầy nâu di trú và diễn biến của thời tiết để xuống giống không bị ngập úng và hạn chế rầy nâu truyền bệnh VL, LXL.

- Nguy cơ trong thời gian tới rầy nâu di trú truyền bệnh VL, LXL sang lúa TĐ giai đoạn mạ. Cần tích cực thăm đồng để phát hiện sớm và nhổ bỏ những cây lúa bị bệnh VL, LXL khi cây lúa còn dưới 30 ngày sau sạ để tiêu huỷ nguồn bệnh, hạn chế lây lan.

- Điều kiện thời tiết hiện nay thích hợp cho bệnh đạo ôn phát sinh phát triển, cần thăm đồng thường xuyên để phát hiện bệnh và xử lý sớm.  

2. Trên cây trồng khác

- Trên rau: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang gây hại mức độ nhẹ đến trung bình.

- Trên cây ngô: Sâu đục thân, sâu cắn lá, bệnh đốm lá ngô, bệnh khô vằn gây hại nhẹ, rải rác.

- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ tăng; bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm giảm nhẹ diện.

- Cây cà phê: Bệnh khô cành tiếp tục gây hại.

- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu và bệnh thán thư gia tăng diện tích nhiễm.

- Cây điều: Bọ xít muỗi có xu hướng gây hại gia tăng, bệnh thán thư tăng về diện tích nhiễm.

CỤC BVTV

Khuyến cáo

1.Trên lúa:

+ Trong điều kiện thời tiết bất lợi của vụ HT, diện tích lúa nhiễm bệnh đạo ôn (đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông) gia tăng mạnh. Để phòng trừ hiệu quả bệnh đạo ôn, sử dụng thuốc đặc trị Beam 75WP (250gr/ha) phun khi bệnh chớm xuất hiện.

+ Phối hợp Beam 75WP (250g/ha) + Bonny 4SL (500ml/ha) để trừ cả đạo ôn và bạc lá do vi khuẩn cùng lúc tấn công cây lúa.

+ Phối hợp Beam 75WP (250gr/ha) với Aviso 350SC (0,35 lít/ha) để phòng trừ các nấm bệnh phổ rộng gây bệnh đạo ôn và lem lép hạt giai đoạn trước trổ và sau trổ đều.

+ Sử dụng Pulsor 23DC (0,22 - 0,33 lít/ha), Catcat 250EC, Vali 5SL phun khi bệnh vết bệnh khô vằn (trên lúa, ngô) lúc mới xuất hiện.

+ Giải pháp trừ rầy nâu (môi giới truyền bệnh VL-LXL) hiệu quả là phun Applaud 25WP (700gr/ha) hoặc rải Wellof 3GR (12 - 15kg/ha), rải đều trên ruộng lúa khi rầy ở tuổi 1, 2.

+ Để trừ sâu đục thân hại lúa, sử dụng Nurelle D 25/2.5EC (1 - 1,5 lít/ha), phun sau khi bướm nở rộ 5 - 7 ngày. Đối với sâu cuốn lá nhỏ phun ở ngưỡng phòng trừ sử dụng Opulent 150SC hoặc Wellof 330EC. Phòng trừ ốc bươu vàng bằng cách rải thuốc ốc Honeycin 6GR (5 - 6kg/ha).

+ Đối với một số tỉnh có diện tích gieo sạ muộn, vấn đề quản lý cỏ dại cần được chú trọng, áp dụng các sản phẩm trừ cỏ như: Tomtit 360EC (0,8 - 1 lít/ha), Clipper 25OD (0,5 lít/ha), Clincher 200EC (50ml/bình 16 lít nước), Adore 25SC (40ml/bình 16 lít nước)…

Ngoài ra, điều kiện thời tiết vụ HT có nhiều biến động bất lợi (mưa to, gió lớn) bà con có thể bổ sung thêm phân bón Hoàng Hổ Si (chứa thành phần là SiO2) hoặc Foliar Blend để giúp lúa cứng cây, tăng sức đề kháng, chống chịu sâu bệnh, thời tiết bất lợi, chống đổ ngã, tăng năng suất và chất lượng.

2.Cây ngô: Sử dụng Maxer 660SC (1,25 - 2,5 lít/ha) trừ cỏ ở giai đoạn từ 7 - 20 ngày đối với ruộng bắp biến đổi gen.

3.Cây tiêu: Đối với bệnh chết nhanh, chết chậm trên tiêu, khuyến cáo phòng bệnh định kỳ. Kết hợp phun phủ trụ các sản phẩm Manozeb 80WP (1kg/phuy 200 lít nước) + Bonny 4SL (250ml/phuy 200 lít nước), phun 4 - 6 lít nước/gốc và kết hợp rải Wellof 3GR (20 - 25gr/gốc) trừ rệp sáp gốc và rễ.

4.Cà phê: Phòng bệnh thán thư (khô cành, quả) sử dụng Manozeb 80WP (80gr/bình 16 lít nước) kết hợp Aviso (20ml/bình 16 lít nước).

Theo Cục BVTV/ Nông nghiệp