Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 3 - 9/4)

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 3 - 9/4)
Bệnh đạo ôn lá: Tiếp tục phát sinh gây hại tăng nhanh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng tại một số tỉnh Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa)...

 

1. Trên lúa

a) Các tỉnh phía Bắc

- Bệnh đạo ôn lá: Tiếp tục phát sinh gây hại tăng nhanh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng tại một số tỉnh Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa). Hại nặng trên những chân đất cát pha, thịt nhẹ, vùng bán sơn địa thiếu nước, gieo cấy giống giống nhiễm, bón thừa phân đạm, nơi thường xuyên xuất hiện bệnh trong các vụ trước.

- Chuột tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa trà sớm đứng cái làm đòng, lúa chính vụ, lúa trà muộn giai đoạn đẻ nhánh, hại nặng trên chân ruộng gần mương máng, gò bãi.

Rầy nâu, rầy lưng trắng có xu hướng phát sinh tăng trên các trà lúa sớm tại một số tỉnh Bắc Trung Bộ (TT - Huế, Quảng Bình, Quảng Trị), mức độ hại nhẹ, nặng cục bộ.

b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

- Chuột: Gây hại trên các trà lúa ĐX giai đoạn đòng trỗ, mức độ giảm dần.

- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Phát sinh tăng trên các trà lúa đòng trỗ - chắc xanh, mật độ rầy tăng cao, có thể gây cháy nếu không phòng trừ kịp thời tại một số tỉnh như Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên...

- Bệnh đạo ôn lá, sâu cuốn lá nhỏ: phát sinh gây hại chủ yếu lúa muộn giai đoạn làm đòng, rải rác hại nặng cục bộ ruộng xanh tốt, bón thừa đạm...

c) Các tỉnh phía Nam

- Rầy nâu tiếp tục nở trên các trà lúa ĐX muộn và HT sớm.

- Rầy nâu tiếp tục phát tán, khi xuống giống lúa HT, cần theo dõi lịch xuống giống “né rầy” tại địa phương để tránh bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.

- Bệnh đạo ôn lá có thể xuất hiện và gây hại nhẹ trên lúa ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng và bệnh đạo ôn cổ bông xuất hiện giai đoạn đòng trỗ...

- Trên lúa HT giai đoạn đẻ nhánh cần lưu ý bệnh đạo ôn lá, sâu năn.
 

2. Trên cây trồng khác

- Cây rau: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang gây hại mức độ nhẹ đến trung bình.

- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ tăng; bệnh chết nhanh, chết chậm giảm nhẹ về diện tích nhiễm bệnh ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

- Cây cà phê: Bệnh khô cành hại có xu hướng tăng nhẹ.

- Cây thanh long: Diện tích nhiễm và mức độ hại của bệnh đốm nâu thanh long giảm.

- Cây nhãn: Chổi rồng nhãn tăng nhẹ về diện tích nhiễm và mức độ hại.

- Cây sầu riêng: Bệnh Phytophthora hại giảm, cây dần hồi phục trên các diện tích đã nhiễm.

- Cây điều: Bọ xít muỗi tiếp tục hại trên các diện tích điều chưa được phun trừ, có chồi non, đang ra hoa hoặc quả non và các cây trồng khác.

Theo H.A.I/nongnghiep.vn