Sở TN&MT Hà Tĩnh xác định nguyên nhân bước đầu khiến thủy sản chết hàng loạt
- Thứ hai - 16/09/2019 03:57
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Hiện tượng cá chết bất thường tại xã Thạch Sơn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) vào ngày 8/9
Trước tình trạng thủy sản chết bất thường tại các địa phương Thạch Hà, TP Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên và Can Lộc, Sở TN&MT Hà Tĩnh đã nhanh chóng vào cuộc khảo sát, lấy mẫu phân tích và nhận định nguyên nhân ban đầu.
Theo đó, Sở TN&MT Hà Tĩnh đã chỉ đạo Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường lấy 17 mẫu nước tại 9 vị trí, gồm: Phía dưới Bara Đò Điệm (trên sông Đò Điệm) 13 mẫu tại 7 vị trí; phía trên Bara Đò Điệm lấy 4 mẫu tại 2 vị trí.
Do hạn hán nên bèo tây bị chết và phân hủy, tích tụ lắng xuống sông.
Qua phân tích và thu thập các tài liệu liên quan, bước đầu Sở TN&MT Hà Tĩnh đã đưa ra các nguyên nhân hải sản chết bất thường trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, thời gian qua, trên sông Nghèn có rất nhiều bèo tây, đặc biệt trước đợt mưa lũ mới đây, bèo tây phủ gần kín mặt sông, quá trình sinh trưởng đã làm tăng hàm lượng các chất hữu cơ trong nước.
Ở Thạch Sơn (Thạch Hà), cá được nuôi 3 - 4 năm chờ đến Tết Nguyên đán để thu
hoạch nhưng bị chết hàng loạt
Do hạn hán nên bèo tây bị chết và phân hủy, tích tụ lắng xuống sông, làm tăng nhanh quá trình trao đổi nhiệt trong nước, dẫn đến quá trình phân hủy hữu cơ, phân hủy tầng đáy, làm cho lượng oxy hòa tan trong nước giảm nhanh và kéo theo một số loại khí độc xuất hiện, chủ yếu là Mêtan (CH4), Sunphua Hydro (H2S)… làm cho nước có mùi.
Bên cạnh đó, nước lũ từ các khu vực đổ về đây bị tích tụ lại làm tăng hàm lượng cặn lơ lửng, kết hợp chất hữu cơ dẫn đến hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm nhanh, gây ra hiện tượng thủy hải sản bị ngạt (thiếu ô xy) dẫn đến chết bất thường và đồng loạt.
Đoàn chuyên gia của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 cũng đã trực tiếp về lấy
mẫu để phân tích tìm nguyên nhân hải sản chết bất thường ở Hà Tĩnh
Trước đó, Sở TN&MT Hà Tĩnh cũng đã tiến hành quan trắc môi trường chất lượng nước trên sông Nghèn trong năm 2018 và đầu năm 2019, kết quả cho thấy: Quý II/2018, tại Bara Đò Điệm: hàm lượng BOD vượt 2,3 lần, COD vượt 2,5 lần; quý IV/2018, có hàm lượng Photphat vượt 1,87 lần so với QCVN 08:2015/BTNMT.
Từ những kết quả trên cho thấy, nước sông Nghèn đã bị ô nhiễm bởi các thành phần hữu cơ.
Theo