Tăng cường quản lý, kiểm soát loài tôm càng đỏ.
- Thứ ba - 04/06/2019 03:29
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Thời gian gần đây, tôm càng đỏ, tên khoa học Cherax quadricarinatus (còn gọi là tôm hùm đất,…) được đưa vào Việt Nam để tiêu thụ làm thực phẩm tại một số địa phương. Đây là loài thuỷ sinh có nguồn gốc ngoại lai, ăn tạp, sống bò dưới đáy, ưa đào hang, hoạt động về đêm, có sức chống chịu và thích nghi cao.
Loài tôm càng đỏ không có tên trong Danh mục loài thuỷ sản được phép kinh doanh tại Việt Nam (Phụ lục VIII, ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuỷ sản) và được xác định là loài ngoại lai xâm hại (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí xác định và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại). Việc kinh doanh, tiêu thụ loài này là vi phạm quy định pháp luật về đa dạng sinh học và thuỷ sản.
Nhằm bảo vệ môi trường và tránh tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh đã có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã và thành phố Hà Tĩnh, các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
- Tuyên truyền, phổ biến để người dân nắm bắt được những tác hại của loài tôm càng đỏ đối với môi trường, sản xuất nông nghiệp; ngăn chặn không để tôm càng đỏ phát tán, sinh sôi, phát triển ra môi trường tự nhiên.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm.
- Khi phát hiện tôm càng đỏ phát tán ra môi trường, phải có biện pháp khoanh vùng, cô lập và tiêu diệt sinh vật ngoại lai xâm hại này.
- Không sản xuất, kinh doanh tôm càng đỏ dưới mọi hình thức.
Nhằm bảo vệ môi trường và tránh tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh đã có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã và thành phố Hà Tĩnh, các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
- Tuyên truyền, phổ biến để người dân nắm bắt được những tác hại của loài tôm càng đỏ đối với môi trường, sản xuất nông nghiệp; ngăn chặn không để tôm càng đỏ phát tán, sinh sôi, phát triển ra môi trường tự nhiên.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm.
- Khi phát hiện tôm càng đỏ phát tán ra môi trường, phải có biện pháp khoanh vùng, cô lập và tiêu diệt sinh vật ngoại lai xâm hại này.
- Không sản xuất, kinh doanh tôm càng đỏ dưới mọi hình thức.
Hoài Thúy- Chi cục Thủy sản