Tình hình sinh vật gây hại từ ngày 08/3 đến 14/3/2018
- Thứ tư - 14/03/2018 22:00
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG:
1. Thời tiết:
Tuần qua, thời tiết các nơi trong tỉnh ngày nắng nóng, gió hướng Đông - Đông Nam, tốc độ gió 2 - 4 m/s.
Nhiệt độ (0C) | Ẩm độ (%) | Tổng số giờ nắng (giờ) | Lượng mưa (mm) | |||||
TB | Tối cao | Tối thấp | TB | Tối cao | Tối thấp | |||
Trong tuần | 28,0 | 33,2 | 24,4 | 76,4 | 80,0 | 73,0 | 63,6 | 0,0 |
Dự báo tuần tới | 27,0 | 34,0 | 24,0 | 80 |
|
| 60,0 | 0,0 |
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:
2.1. Cây lúa:
Lúa Đông Xuân 2017 - 2018: Xuống giống 205.711 ha/206.000 ha, đạt 99,9% diện tích kế hoạch. Diện tích lúa đang ở các giai đoạn:
- Đẻ nhánh: 50 ha;
- Làm đòng: 9.511 ha; - Trỗ chín: 79.865 ha;
- Thu hoạch: 116.285 ha, năng suất bình quân 7,0 tấn/ha.
Lúa Hè Thu 2018: Xuống giống 58.524 ha/190.000 ha, đạt 30,8% diện tích kế hoạch. Diện tích lúa đang ở các giai đoạn:
- Mạ: 32.073 ha; - Đẻ nhánh: 24.764 ha; - Làm đòng: 1.687 ha;
2.2. Hoa màu:
Hoa màu Đông Xuân 2017 - 2018: Xuống giống 10.536,0 ha, thu hoạch 8.026,8 ha, gồm các loại hoa màu sau:
Chủng loại | Xuống giống (ha) | Thu hoạch (ha) | Năng suất (tấn/ha) |
Bắp | 1.261,3 | 1.149,1 | 11,5 |
Ớt | 2.475,6 | 2.233,4 | 17,2 |
Dưa hấu | 514,6 | 510,2 | 19,0 |
Cây có củ | 1.733,6 | 659,5 | 17,0 |
Sen | 211,0 | 168,2 | 5,4 |
Mè | 15,8 | 7,5 | - |
Đậu các loại | 195,0 | 191,3 | 4,0 |
Rau dưa các loại | 4.094,2 | 3.112,7 | 17,5 |
Cây CN và cây trồng khác | 35,0 | 31,0 | - |
Tổng cộng | 10.536,0 | 8.062,8 |
|
Hoa màu vụ Hè Thu 2018: Xuống giống 2.093,1 ha gồm hoa màu các loại:
Chủng loại | Xuống giống (ha) | Ngày sau trồng |
Bắp | 87,7 | 07 - 42 |
Ớt | 166,5 | 07 - 49 |
Dưa hấu | 115,8 | 07 - 42 |
Cây có củ | 462,6 | 07 - 42 |
Sen | 85,7 | 07 - 35 |
Mè | 773,6 | 07 - 35 |
Đậu các loại | 47,6 | 07 - 42 |
Rau dưa các loại | 353,6 | 07 - 49 |
Tổng cộng | 2.093,1 |
|
2.3. Hoa kiểng:
Tổng diện tích gieo trồng 785,4 ha tập trung chủ yếu ở Tp. Sa Đéc, Lai Vung. Tổng diện tích đã thu hoạch 584,6 ha, trong đó hoa các loại đã thu hoạch 370,5 ha/414,9 ha, cây cảnh các loại đã thu hoạch 214,1 ha/370,5 ha. Cụ thể:
TT | Hoa các loại | Diện tích (ha) | Thu hoạch (ha) | Cây cảnh các loại | Diện tích (ha) | Thu hoạch (ha) |
1 | Hoa hồng | 74,2 | 43,9 | Mai vàng | 17,0 | - |
2 | Hoa cúc | 60,3 | 60,3 | Bonsai | 13,2 | 0,6 |
3 | Hoa vạn thọ | 8,4 | 8,4 | Nguyệt quế | 16,1 | 2,7 |
4 | Hoa lan | 3,8 | 2,5 | Kiểng lá | 53,2 | 38,2 |
5 | Cát tường | 3,9 | 3,9 | Bông trang | 12,4 | 7,5 |
6 | Hoa sứ | 13,3 | 4,5 | Cỏ nhật, lá gừng | 44,9 | 39,9 |
7 | Mai Hà Lan | - | - | Cây công trình | 160,1 | 114,4 |
8 | Hoa huệ | 227,9 | 223,9 | Hạnh | 3,3 | 3,3 |
9 | Hoa khác | 23,3 | 23,3 | Cây kiểng khác | 50,3 | 7,5 |
Tổng cộng | 414,9 | 370,5 | 370,5 | 214,1 |
II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY:
Tình hình rầy vào đèn: Mật số giảm so với tuần trước, cao điểm tại các bẫy đèn huyện Tam Nông như bẫy đèn Phú Thành B (3.000.000 con/bẫy đêm 09/3 và đêm 12/3), tại bẫy đèn Phú Cường (3.561 con/bẫy đêm 07/3, 87.000 con/bẫy đêm 10/3 và 72.158 con/bẫy đêm 11/3).
1. Trên cây lúa:
- Rầy nâu: Diện tích nhiễm 12.933 ha trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ, trong đó có 3.045 ha nhiễm nặng với mật số 3.000 - 10.000 con/m2 (huyện Tân Hồng,Tx. Hồng Ngự, Tam Nông, Tháp Mười), nhiễm trung bình 3.584 ha, còn lại nhiễm nhẹ, rầy phổ biến tuổi 1 - 3, tăng 5.854 ha so với tuần trước.
- Muỗi hành: Diện tích nhiễm 4.446 ha, chủ yếu lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ, trong đó có 4.130 ha nhiễm nặng với tỷ lệ 20 - 80% (huyện Tân Hồng), nhiễm trung bình 200 ha, còn lại nhiễm nhẹ, giảm 1.074 ha so với tuần trước.
- Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 1.560 ha, lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng, trong đó có 10 ha nhiễm nặng với tỷ lệ bệnh 20 - 50% (huyện Tân Hồng), nhiễm trung bình 30 ha, còn lại nhiễm nhẹ, tăng 448 ha so với tuần trước.
Ngoài ra các đối tượng như: chuột, rầy phấn trắng, sâu cuốn lá, vàng lá, VL-LXL, cháy bìa lá, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt,…cũng xuất hiện và gây hại chủ yếu ở mức nhẹ.
2. Hoa màu: Bọ trĩ, sâu khoang, sâu xanh da láng, bệnh vàng lá, bệnh thán thư,…xuất hiện và gây hại ở mức nhẹ.
3. Cây ăn trái:
- Cây có múi: Nhện, sâu vẽ bùa, bệnh loét, vàng lá thối rễ,… xuất hiện và gây hại rải rác hoặc ở mức nhẹ.
- Cây xoài: Bọ trĩ, sâu đục cành, bệnh thán thư, cháy lá, đốm đen do vi khuẩn,… xuất hiện và gây hại rải rác hoặc ở mức nhẹ.
- Bệnh chổi rồng trên nhãn: Diện tích nhiễm 266,71 ha, trong đó có 21,6 ha nhiễm nặng với tỷ lệ bệnh 40 - 70%, nhiễm trung bình 67,76 ha, còn lại nhiễm nhẹ.
4. Hoa kiểng: Bọ trĩ, bệnh đốm lá, đốm đen, đốm lá vi khuẩn trên hoa cúc và hoa hồng xuất hiện rải rác hoặc gây hại ở mức nhẹ.
III. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG TUẦN TỚI:
1. Trên cây lúa:
- Rầy nâu: Rầy tiếp tục phát triển tuổi 4 - 5 và gây hại chủ yếu ở mức nhẹ - trung bình trên các trà lúa đẻ nhánh đến đòng trỗ, cục bộ một số diện tích nhiễm nặng do rầy gối lứa, sử dụng giống nhiễm nặng, phun nhiều thuốc trừ sâu rầy lúc đầu vụ. Rầy tiếp tục di trú với mật số trung bình - cao do trà lúa Đông Xuân vẫn đang giai đoạn chín đến thu hoạch.
- Muỗi hành: sẽ tiếp tục gây hại trên lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh, đặc biệt ở các ruộng xuống giống liền kề với khu vực đang bị nhiễm muỗi hành, gối vụ, không có thời gian cách ly, những ruộng có xử lý hạt giống, sạ dày, phun thuốc trừ sâu sớm sẽ bị gây hại nặng hơn.
- Thời tiết và giai đoạn lúa thích hợp cho bệnh đạo ôn lá, cháy bìa lá, phát sinh và phát triển, gây hại ở mức nhẹ - trung bình. Đặc biệt trên những ruộng gieo trồng giống nhiễm như IR 50404, OM 4218, Jasmine 85, VD 20, sạ dày, bón thừa phân đạm sẽ bị hại nặng hơn.
- Bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá: xuất hiện và gây hại chủ yếu ở mức nhẹ trên lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh - làm đòng.
Các đối tượng khác như bọ trĩ, chuột, sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy phấn trắng, vàng lá chín sớm, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt,… xuất hiện và gây hại rải rác hoặc ở mức nhẹ.
2. Trên hoa màu, cây ăn trái và hoa kiểng:
- Hoa màu: Sâu ăn tạp, sâu đục trái, sâu đục thân, bọ trĩ, bệnh thán thư, bệnh đốm lá, … xuất hiện và gây hại rải rác hoặc ở mức nhẹ.
- Cây ăn trái: Sâu đục cành, bọ trĩ, nhện, bệnh thán thư, cháy lá, bệnh loét,… xuất hiện và gây hại rải rác hoặc ở mức nhẹ - trung bình.
- Hoa kiểng: Bọ trĩ, nhện, bệnh đốm đen, đốm lá trên hoa hồng, hoa cúcxuất hiện và gây hại ở mức nhẹ.
IV. ĐỀ NGHỊ:
- Đối với lúa Hè Thu mới xuống giống đang giai đoạn mạ: theo dõi diễn biến rầy vào đèn để che chắn nước kịp thời cho những diện tích lúa mới xuống giống nhằm hạn chế rầy chích hút, đẻ trứng và truyền bệnh.
- Thăm đồng và kiểm tra mật số rầy trên ruộng, nhất là trên trà lúa giai đoạn đòng trỗ, nếu rầy phát triển với mật số cao trên 3.000 con/m2 nông dân có thể xử lý thuốc có tác động lưu dẫn để tăng hiệu quả phòng trừ, hạn chế tích lũy mật số giai đoạn sau. Tuân thủ tốt nguyên tắc 4 đúng khi phun thuốc.
- Đối với muỗi hành: Tiếp tục theo dõi tình hình gây hại của muỗi hành trên các trà lúa đang giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng, chú ý bón phân cân đối, hợp lý để lúa đẻ nhánh nhanh, tập trung, cung cấp đủ lượng phân lân và kali cho lúa giai đoạn 7 - 10 NSS, không phun thuốc trừ sâu sớm để phòng, ngừa muỗi hành. Ở các ruộng đã bị nhiễm muỗi hành cần tiếp tục chăm sóc, tăng cường dinh dưỡng để lúa mau phục hồi, không sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ muỗi hành vì không hiệu quả.
- Cần kiểm tra kỹ đồng ruộng, phát hiện sớm bệnh đạo ôn lá, cháy bìa lá,… để áp dụng các biện pháp canh tác và xử lý kịp thời bằng các loại thuốc đặc trị. Phun ngừa bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt khi lúa trỗ lẹt xẹt và trỗ đều.
- Không phun thuốc trừ sâu bệnh, thuốc kích thích sinh trưởng cho lúa, ít nhất 20 ngày trước thu hoạch nhằm bảo đảm thời gian cách ly, an toàn thực phẩm; thu gom bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng để hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Những khu vực chuẩn bị xuống giống lúa Hè Thu 2018 cần theo dõi rầy vào đèn tại địa phương và xuống giống ngay sau cao điểm rầy di trú để đảm bảo việc xuống giống tập trung đồng loạt, né rầy hiệu quả theo từng ô bao, cánh đồng, nhằm hạn chế thấp nhất sự phát sinh gây hại của bệnh VL - LXL.
- Những diện tích đã xuống giống, ngay từ đầu vụ cần áp dụng tốt các giải pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM, quản lý nước hợp lý và bón phân cân đối N-P-K nhằm giúp lúa sinh trưởng và phát triển tốt, giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng và lợi nhuận.
Tích cực thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời hiệu quả. Thông báo kịp thời cho cán bộ địa phương và CBKT khi thấy tình hình sâu bệnh có dấu hiệu diễn biến phức tạp./.
Nguồn: bannhanong.vn