10 năm nông thôn mới: Gỡ được nút thắt, nông thôn bứt phá mạnh hơn

10 năm nông thôn mới: Gỡ được nút thắt, nông thôn bứt phá mạnh hơn
Theo ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng, Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, nếu biết gỡ các nút thắt sẽ khơi thông được dòng chảy, thu hút nguồn lực cho phát triển nông thôn mới.

Sau 10 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, có thể thấy rất rõ diện mạo nông thôn ở nhiều địa phương đã có những thay đổi rõ rệt, đời sống của người dân được nâng cao. Xin ông đánh giá khái quát một số kết quả của chương trình?

 10 nam nong thon moi: go duoc nut that, nong thon but pha manh hon hinh anh 1

Người dân Bạc Liêu tham gia làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Thanh Cường

Đến nay, cả nước đã có 5.500 số xã đạt chuẩn NTM;
Tổng đầu tư toàn xã hội cho chương trình đạt xấp xỉ 2 triệu tỷ;
trong 10 năm 100% số xã có điện lưới quốc gia; 84,78% số hộ nông thôn hài lòng về xây dựng NTM

- Sau 9 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, điều có thể dễ nhận thấy là chất lượng đời sống người dân không ngừng được nâng cao, thiết chế hạ tầng - kể cả hạ tầng cứng và mềm được cải thiện tích cực. Tổng đầu tư toàn xã hội cho chương trình đạt xấp xỉ 2 triệu tỷ trong 9 năm. Kết quả đã hoàn thành được khối lượng thiết chế, hạ tầng rất lớn. Riêng về giao thông gấp 5 lần về hạ tầng 5 năm trước đó. Về điện đã có 100% số xã có điện lưới quốc gia.

Đến nay, cả nước đã có trên 5.500 số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Qua điều tra của một số cơ quan nghiên cứu cho thấy, khoảng 84,78% số hộ nông thôn hài lòng về xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn. Cụ thể, đời sống của người dân nông thôn các vùng khó khăn chưa đảm bảo, sinh kế thiếu bền vững. Một số địa phương chạy theo phong trào. Nông nghiệp phát triển còn thiếu bền vững; cơ sở hạ tầng, công nghiệp và dịch vụ nông thôn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế nông nghiệp hiện đại.

Đáng chú ý, nhiều giá trị văn hóa truyền thống phai nhạt, tính gắn kết cộng đồng bị xói mòn; tệ nạn xã hội gia tăng, công tác bảo đảm an ninh trật tự còn nhiều hạn chế; xuất hiện nguy cơ xung đột xã hội. Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn có xu hướng trầm trọng hơn.

Từ thực tế kết quả cũng như những tồn tại của chương trình, theo ông, trong giai đoạn 2021 - 2030, chương trình xây dựng nông thôn mới nên đi theo hướng nào?

- Việc đánh giá, nhìn nhận lại những kết quả đã đạt được cũng như tồn tại của chương trình trong 9 năm qua sẽ là những căn cứ quan trọng để định lại khung khổ chính sách cho chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2030. Có thể nhận thấy, trong giai đoạn đầu khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, các địa phương chú trọng nhiều hơn vào các tiêu chí cứng, tức là đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống hạ tầng, điện đường trường trạm.

Nhưng nông thôn mới không chỉ có thế, ở đó, đời sống tinh thần của người dân phải được coi trọng, các giá trị văn hóa cốt lõi phải được giữ vững. Hai năm gần đây, vấn đề bảo tồn văn hóa truyền thống, phát huy vay trò chủ thể của người dân đã được chú trọng hơn, các mô hình du lịch sinh thái nông thôn nở rộ là một cách để phát huy, lưu giữ những giá trị ấy. Việc triển khai mô hình vườn mẫu, khu dân cư kiểu mẫu đã góp phần định hướng cho những bước phát triển của nông thôn mới sau 2020.

Theo đó, tinh thần chỉ đạo chung của chương trình xây dựng nông thôn mới sau năm 2020 là không chỉ tập trung vào cấp xã mà triển khai ở nhiều cấp độ khác nhau. Những địa phương ở vùng xa xôi, khó khăn, mật độ dân cư thấp, chúng ta sẽ triển khai nông thôn mới thôn bản, hướng tới hỗ trợ trực tiếp cho người dân phát triển sản xuất.

Với quan điểm chỉ đạo, nông thôn mới chỉ có bắt đầu không có điểm kết thúc, nên sẽ hình thành các tiêu chí đáp ứng các yêu cầu, điều kiện khác nhau. Có những xã, huyện đang phấn đấu đạt chuẩn, nhưng có những nơi đạt chuẩn rồi thì tiến lên xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.  Sau 10 năm, Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM về cơ bản vẫn đáp ứng được nhưng có những thách thức nên nhìn nhận lại.

Như ông đã nói, trong giai đoạn mới đã xuất hiện những thách thức cần phải thay đổi chính sách cho phù hợp. Vậy theo ông, đâu là giải pháp để tổ chức tốt việc huy động nguồn lực?

- Trong 10 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, cơ cấu huy động nguồn lực xã hội có những thay đổi đáng kể, nếu như giai đoạn 2010 – 2015, chúng ta chỉ huy động được 825.000 tỷ đồng cho chương trình, chủ yếu là vốn tín dụng thì giai đoạn 2016 – 2019, chúng ta huy động được 2 triệu tỷ đồng cho nông thôn mới.

Qua 10 năm triển khai chương trình cho thấy, nguồn lực của xã hội cho nông thôn mới còn rất lớn. Cụ thể, giai đoạn 2010 – 2016, việc triển khai nông thôn mới khá khó khăn do việc huy động nguồn lực còn hạn chế, tỷ lệ số xã đạt chuẩn đến hết năm 2015 mới đạt 14,7%, trong khi nợ đọng xây dựng cơ bản lên đến 16.000 tỷ đồng; đến giai đoạn 2016 – 2019, chỉ có 4 năm mà hoàn thành mục tiêu của cả giai đoạn, huy động nguồn lực cũng lớn, không chỉ xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản của giai đoạn 1 mà còn vượt tiến độ, chất lượng nông thôn mới được nâng cao, cải thiện. Thực tế này cho thấy, quan trọng là chúng ta tìm ra được nút thắt tháo gỡ điểm nghẽn để khơi thông dòng chảy về nông thôn mới.

Xin cảm ơn ông!

Anh Thơ/http://danviet.vn
X
em bài viết gốc tại đây!