150 “Thương hiệu vàng nông nghiệp” Việt Nam lên ngôi
- Thứ bảy - 29/07/2017 09:56
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Cụ thể các sản phẩm: Na Chi Lăng (Lạng Sơn), Chả mực (Hạ Long), Nhãn lồng (Hưng Yên), gạo Hạt Ngọc Trời Vigataba (Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời), gạo Séng Cù (HTX Tiên Phong, Lào Cai), vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), Thanh long Hoàng hậu (Bình Thuận), hạt dẻ Trùng Khánh (Cao Bằng), hồ tiêu Phú Quốc (Kiên Giang), quế Trà Bồng (Quảng Nam), phân bón Tiến Nông, phân bón Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao…
Lễ tôn vinh "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam 2017".
150 sản phẩm nông nghiệp được trao giải “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam” năm nay là kết quả, khảo sát, bình chọn do Ban tổ chức tiến hành từ đầu năm 2017, với hơn 388 thương hiệu, sản phẩm nông nghiệp của tất các vùng miền trong cả nước.
Lễ tôn vinh và trao giải “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam” năm 2017, không chỉ nhằm tôn vinh các sản phẩm, đặc sản nông nghiệp Việt Nam của các vùng, miền trong cả nước, các nông dân, các doanh nghiệp, các HTX, cơ sở sở sản xuất, đây còn là chương trình nhằm kết nối giao thương, góp phần hỗ trợ tích cực cho nông dân, doanh nghiệp, HTX trong việc sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, tiêu thụ sản phẩm một các hiệu quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chương trình không chỉ tôn vinh các thương hiệu, sản phẩm tiêu biểu, mà đây còn là cầu nối để các đơn vị với nhau cùng đẩy mạnh sản xuất, phát triển.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Hồ Xuân Hùng – Chủ tịch Tổng hội NPTTNT Việt Nam cho biết, sự thành công của chương trình trong 3 năm qua là đã trở thành một kênh kết nối giữa các doanh nghiệp, HTX, hộ dân trong việc sản xuất, tiêu thụ, xây dựng, phát triển và quảng bá các thương hiệu.
Ông Hùng nhấn mạnh: “Hiện hầu hết các doanh nghiệp, HTX, người dân tham gia sản xuất các sản phẩm đã ý thực được việc cần thiết phải xây dựng được thương hiệu, quảng bá sản phẩm, bởi chỉ có xây dựng được thương hiệu thì giá trị sản phẩm mới được nâng cao. Cụ thể, cách đây khoảng 10 năm, xoài Yên Châu (Sơn La) chỉ bán được với giá 8.000 – 10.000 đồng/kg, thì nay, sau khi xây dựng được thương hiệu giá luôn ở 45.000 – 50.000 đồng/kg, hay nhãn lồng Hưng Yên cũng vậy, trước đây giá chỉ 10.000 – 12.000 đồng/kg, thì nay giá đã lên 40.000 - 50.000 đồng/kg. Đây là 2 trong rất nhiều sản phẩm rất thành công trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu”.
Các vị khách mời, các đơn vị tham gia tọa đàn tại buổi lễ tôn vĩnh, đã chia sẻ về các kinh nghiệm sử dụng phân bon, sản xuất...
Về vấn đề này, chuyên gia nông nghiệp Trịnh Bá Ninh cho biết thêm, ông Ninh cho biết nhiều người cứ thắc mắc vì sao gạo Việt Nam không bán được giá đắt. “Tôi xin trả lời rằng, vì chất lượng của chúng ta chưa đạt, gạo chúng ta chưa có thương hiệu mạnh trên thế giới, vì thế chưa thể xuất khẩu vào các nước đòi hỏi yêu cầu, chất lượng cao như Mỹ, Nhật Bản. Nếu 1kg gạo xuất được sang Mỹ, nó sẽ có giá gấp 5 – 6 lần, chứ không phải giá như hiện nay”.
Chương trình văn nghệ chào mừng Lễ tôn vinh 150 thương hiệu, doanh nghiệp đạt "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam 2017"