An toàn nuôi trồng thủy sản mùa bão, lũ
- Thứ bảy - 24/09/2016 23:56
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Người dân Quảng Điền giằng neo lồng nuôi cá
Người dân Quảng Điền giằng neo lồng nuôi cá
Trước mắt, cần khẩn trương thu hoạch toàn bộ diện tích, ao hồ thủy sản đến kỳ thu hoạch, tránh thiệt hại lớn. Đối với các loại thủy sản còn nhỏ, mới thả nuôi phải gia cố, tôn cao bờ bao, sử dụng lưới che chắn, các lồng bè đưa vào vị trí an toàn để giằng neo trước khi bão, lũ xảy ra…
Cơn bão số 4 vừa qua tuy không lớn nhưng đã gây thiệt hại đến nuôi trồng thủy sản. Nhiều lồng bè cá nuôi ở hạ nguồn, ven sông Hương bị thiệt hại khá lớn. Hàng chục lồng cá diêu hồng, cá trê bị dịch bệnh, chết. Ở các vùng đầm phá người dân đang khẩn trương thu hoạch. Riêng diện tích mới thả nuôi, phục vụ nhu cầu dịp tết, hoặc cá, tôm còn nhỏ chưa đến kỳ thu hoạch thì các địa phương vận động người dân có biện pháp bảo vệ, chuyển đến các vị trí an toàn, hoặc có giằng neo.
Ông Nguyễn Văn Thông, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Lộc cho biết, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện khoảng 2.000 ha và 210 lồng cá, bao gồm tôm sú, cá nước lợ, ngọt... Đến thời điểm này, phần lớn các ao nuôi tôm, cá nước lợ đã được người dân thu hoạch xong. Một số diện tích nuôi cá lồng tuy chưa đến kỳ thu hoạch, nhưng cũng được bà con tiến hành thu tỉa để bán. Số còn lại và các lồng nuôi mới được đưa vào các vị trí an toàn để giằng neo.
Người dân tại các xã Hải Dương, Hương Phong (TX Hương Trà), cũng như các huyện Quảng Điền, Phú Lộc… thời điểm này đang tập trung thu hoạch thủy sản. Anh Đặng Duy Minh ở thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong có hồ nuôi 2.000m2, các loại cá chép, rô, lóc… đã thu hoạch xong giữa tháng 9. Các ao hồ nuôi tôm, cá nước lợ, ngọt của người dân xã Hương Phong, nằm cuối hạ lưu sông Hương, gần cửa biển Thuận An cũng đã thu hoạch xong cùng thời điểm. Một số hộ còn lại đang tập trung thu hoạch. Ông Trần Viết Én, Chủ tịch UBND xã Hương Phong thông tin, địa phương huy động người dân khẩn trương thu hoạch, triển khai gia cố hệ thống đê bao, hạn chế tối đa tình trạng sạt lở, bồi lấp gây thiệt hại đến NTTS.
Đối với nuôi tôm chân trắng trên cát, chủ yếu ở Ngũ Điền (Phong Điền) khoảng 450 ha, nhưng do ô nhiễm môi trường, dịch bệnh nên người dân chỉ thả nuôi chưa đầy 100 ha. Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phong Điền cho biết đã yêu cầu các địa phương hướng dẫn người dân các biện pháp ứng phó mùa bão, lũ. Người dân cần thường xuyên theo dõi hệ thống đê bao, mực nước trong hồ để có biện pháp xử lý, gia cố tránh bị vỡ gây thiệt hại; thường xuyên đo nồng độ PH, các yếu tố môi trường trong hồ để điều chỉnh hợp lý. Đối với các ao hồ thả nuôi sớm, có thể bán được thì nên thu hoạch.
Lo ngại nhất là phần lớn các lồng nuôi cá nước ngọt trên sông Ô Lâu, sông Bồ… đến nay vẫn chưa thu hoạch. Yêu cầu của ngành nông nghiệp, các địa phương vận động người dân thu hoạch xong trước ngày 30/9. Các lồng nuôi mới phải tổ chức giằng neo an toàn…
Năm 2016, toàn tỉnh thả nuôi khoảng 6.880 ha thủy sản, gồm tôm xen ghép, cá nước lợ, ngọt, nuôi chuyên tôm, nuôi xen ghép tôm-cá-cua… Đến nay, còn khoảng 1.000 lồng cá nuôi trên sông, đầm phá chưa thu hoạch xong. Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh yêu cầu, các địa phương phải thu hoạch xong trước 30/9
Cơn bão số 4 vừa qua tuy không lớn nhưng đã gây thiệt hại đến nuôi trồng thủy sản. Nhiều lồng bè cá nuôi ở hạ nguồn, ven sông Hương bị thiệt hại khá lớn. Hàng chục lồng cá diêu hồng, cá trê bị dịch bệnh, chết. Ở các vùng đầm phá người dân đang khẩn trương thu hoạch. Riêng diện tích mới thả nuôi, phục vụ nhu cầu dịp tết, hoặc cá, tôm còn nhỏ chưa đến kỳ thu hoạch thì các địa phương vận động người dân có biện pháp bảo vệ, chuyển đến các vị trí an toàn, hoặc có giằng neo.
Ông Nguyễn Văn Thông, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Lộc cho biết, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện khoảng 2.000 ha và 210 lồng cá, bao gồm tôm sú, cá nước lợ, ngọt... Đến thời điểm này, phần lớn các ao nuôi tôm, cá nước lợ đã được người dân thu hoạch xong. Một số diện tích nuôi cá lồng tuy chưa đến kỳ thu hoạch, nhưng cũng được bà con tiến hành thu tỉa để bán. Số còn lại và các lồng nuôi mới được đưa vào các vị trí an toàn để giằng neo.
Người dân tại các xã Hải Dương, Hương Phong (TX Hương Trà), cũng như các huyện Quảng Điền, Phú Lộc… thời điểm này đang tập trung thu hoạch thủy sản. Anh Đặng Duy Minh ở thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong có hồ nuôi 2.000m2, các loại cá chép, rô, lóc… đã thu hoạch xong giữa tháng 9. Các ao hồ nuôi tôm, cá nước lợ, ngọt của người dân xã Hương Phong, nằm cuối hạ lưu sông Hương, gần cửa biển Thuận An cũng đã thu hoạch xong cùng thời điểm. Một số hộ còn lại đang tập trung thu hoạch. Ông Trần Viết Én, Chủ tịch UBND xã Hương Phong thông tin, địa phương huy động người dân khẩn trương thu hoạch, triển khai gia cố hệ thống đê bao, hạn chế tối đa tình trạng sạt lở, bồi lấp gây thiệt hại đến NTTS.
Đối với nuôi tôm chân trắng trên cát, chủ yếu ở Ngũ Điền (Phong Điền) khoảng 450 ha, nhưng do ô nhiễm môi trường, dịch bệnh nên người dân chỉ thả nuôi chưa đầy 100 ha. Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phong Điền cho biết đã yêu cầu các địa phương hướng dẫn người dân các biện pháp ứng phó mùa bão, lũ. Người dân cần thường xuyên theo dõi hệ thống đê bao, mực nước trong hồ để có biện pháp xử lý, gia cố tránh bị vỡ gây thiệt hại; thường xuyên đo nồng độ PH, các yếu tố môi trường trong hồ để điều chỉnh hợp lý. Đối với các ao hồ thả nuôi sớm, có thể bán được thì nên thu hoạch.
Lo ngại nhất là phần lớn các lồng nuôi cá nước ngọt trên sông Ô Lâu, sông Bồ… đến nay vẫn chưa thu hoạch. Yêu cầu của ngành nông nghiệp, các địa phương vận động người dân thu hoạch xong trước ngày 30/9. Các lồng nuôi mới phải tổ chức giằng neo an toàn…
Năm 2016, toàn tỉnh thả nuôi khoảng 6.880 ha thủy sản, gồm tôm xen ghép, cá nước lợ, ngọt, nuôi chuyên tôm, nuôi xen ghép tôm-cá-cua… Đến nay, còn khoảng 1.000 lồng cá nuôi trên sông, đầm phá chưa thu hoạch xong. Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh yêu cầu, các địa phương phải thu hoạch xong trước 30/9
Hoàng Triều
Nguồn: Báo Thừa Thiên Huế
Nguồn: Báo Thừa Thiên Huế