An toàn thực phẩm không chỉ vì người tiêu dùng

An toàn thực phẩm không chỉ vì người tiêu dùng
Bảo đảm an toàn thực phẩm chính là nâng cao chất lượng nông sản, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp. Đồng thời cũng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giống nòi, tăng tuổi thọ và sức khỏe của người Việt Nam.

Phát hiện thực phẩm “bẩn”: Gặp khó khăn do thiếu... 
Hai Bộ hợp tác kiểm soát hóa chất trong thực... 
Điều kiện chung đối với cơ sở sản xuất, kinh... 
Ngành nông nghiệp hưởng ứng năm An toàn thực phẩm

An toan thuc pham khong chi vi nguoi tieu dung - Anh 1

Trang trại trồng rau sạch của một doanh nghiệp

Đây là quan điểm được ông Phạm Xuân Đương, Phó Trưởng ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương chia sẻ trong hội thảo “Giải pháp thúc đẩy trách nhiệm thực thi trong quản lý chuỗi giá trị nông nghiệp” tổ chức ngày 15/7 tại Hà Nội.

Theo ông Phạm Xuân Đương, Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế về phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, nông nghiệp Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều thách thức trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp gần đây có xu hướng giảm, giá trị gia tăng vẫn thấp, trong khi tình trạng mất vệ sinh, an toàn thực phẩm luôn là vấn đề nóng.

Thực phẩm không an toàn dẫn đến nhiều hệ lụy trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh lương thực, sinh kế, đời sống và sức khỏe của người dân, thậm chí còn ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi Việt Nam. Mất an toàn thực phẩm còn tác động tới niềm tin của người tiêu dùng và tới cả quyết định đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

Vì thế, theo ông Phạm Xuân Đương, Nói cách khác, bảo đảm an toàn thực phẩm không chỉ vì người tiêu dùng mà còn vì chính người sản xuất, vì doanh nghiệp.

“Vấn đề đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm đã được đặt ra như một nhiệm vụ chiến lược dài hạn trong Chiến lược phát triển bền vững ở nước ta. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách và lãnh đạo, chỉ đạo các cấp các ngành, các địa phương huy động nguồn lực con người và lợi thế tự nhiên để phát triển nông nghiệp xanh, sạch, bền vững, an toàn góp phần quan trọng vào xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập của người dân nông thôn, cải thiện sức khỏe, dinh dưỡng và cuộc sống cho nhân dân”, ông Đương nhấn mạnh.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến thống nhất cho rằng các chuỗi thực phẩm sạch là quan trọng nhất để giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm. Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) thừa nhận, nông sản an toàn khó tiêu thụ hơn do giá thành cao hơn. Phần lớn các dự án, mô hình khi thực hiện thí điểm thì thành công nhưng đến khi nhân rộng đại trà lại gặp khó khăn hoặc dừng thực hiện khi hết hỗ trợ về vốn, kỹ thuật…

Bà Nga cho rằng cần 5 yếu tố để có chuỗi nông sản an toàn. Thứ nhất, Nhà nước cần có chính sách, pháp luật bảo đảm an toàn thực phẩm. Thứ hai, cần có sự quyết tâm, đầu tư đúng hướng, chuỗi cung ứng nông sản gắn liền với hệ thống quản lý chất lượng. Thứ ba, cần có sự ủng hộ, đón nhận tin tưởng của người tiêu dùng. Thứ tư, vai trò thông tin truyền thông về cung ứng chuỗi an toàn thực phẩm. Và cuối cùng là các tổ chức chính trị - xã hội cùng vận động.

Đỗ Hương
theo 
Chính Phủ